Cách chăm sóc trẻ sinh non 30 tuần

Sinh non 30 tuần là trường hợp khá nhiều bà mẹ gặp phải. Trẻ sinh non cần được chăm sóc y tế phức tạp và có thể phải đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng. Những đứa trẻ này cũng sẽ phải đối mặt với chứng khác xa so với một đứa trẻ được sinh ra sớm 1 đến 2 ngày.

Mặc dù trẻ sinh non ở 30 tuần có thể đã phát triển hết các cơ quan quan trọng trọng cơ thể nhưng chúng vẫn cần thời gian chăm sóc và theo dõi nhiều hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng.

Trẻ sinh non 30 tuần đã phát triển đầy đủ các cơ quan

Ở tuần 30, trẻ sinh non nặng khoảng khoảng 3 pound [khoảng 1.5 kg] và dài khoảng 17 inch [khoảng 43cm]. Mặc dù vẫn còn rất nhỏ nhưng ở tuần 30 tuần trẻ đã có nhiều chất béo được lưu trữ dưới da. Do vậy trông sẽ giống như những đứa trẻ “thực sự”, đã có da, có thịt và có mái tóc như một em bé sinh đủ tháng. Ngoài ra, mắt của trẻ sinh non tuần 30 cũng có thể chớp mắt, nhưng ánh sáng mạnh và tiếng ồn lớn thường vẫn có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Bên cạnh sự phát triển về bên ngoài, bộ não của trẻ cũng đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Bộ não trẻ sinh non 30 tuần đã bắt đầu có nếp nhăn và đủ trưởng thành để kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Trẻ sinh non có sức đề kháng yếu hơn

Ở độ tuổi này, em bé sinh non cảm thấy an toàn và ấm hơn khi được quấn tã, bọc trong chăn. Ngoài ra, tại thời điểm này, dạ dày, ruột của trẻ cũng đang trưởng thành và sẵn sàng để tiêu hóa sữa. Tuy nhiên các em bé vẫn chưa sẵn sàng để bú mẹ. Các mẹ có thể bắt đầu cho bé sử dụng núm vú giả để phát triển cơ ăn uống.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non, trong đó thường là các vấn đề sản khoa hay gặp ở người mẹ. Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng sinh non này gồm có:

  • Người mẹ mắc các bệnh lý như huyết áp cao, tử cung dị dạng bất thường, trước đó đã từng nạo phá thai, có tiền sử sinh non,..
  • Người mẹ trên 35 tuổi, dùng chất kích thích, làm việc quá sức hoặc căng thẳng thường xuyên trong thai kỳ.
  • Nhau thai tử cung gặp các vấn đề như nhau bong non, thiểu năng nhau thai, nhau thai thiếu dinh  dưỡng,…
Nguyên nhân sinh non có thể do các vấn đề bệnh lý từ mẹ

Bên cạnh những nguyên nhân này, sinh non tuần 30 còn có thể do người mẹ có cơ địa dị ứng, quá gầy, di truyền,…

Trong những năm đầu đời, trẻ sinh non 30 tuần cần được chăm sóc cẩn thận để đảm bảo phát triển khỏe mạnh, an toàn. Một số lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng có con sinh non như sau:

  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc bé khi bé được xuất viện về nhà.
  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của bé trong thời gian sắ tới, đảm bảo không bị nhiễm bẩn, bụi, nấm mốc. Bởi đây là những nguyên nhân có thể gây hại cho đường hô hấp còn non nớt của trẻ.
  • Chia nhỏ bữa ăn của trẻ để bé ăn được nhiều hơn. Các mẹ có thể cho trẻ bú mẹ 1 phút sau đó ngưng khoảng 10 phút rồi tiếp tục. Nếu sữa mẹ không đủ dinh dưỡng, các mẹ cũng có thể thêm công thức để trẻ không thiếu chất.
  • Đảm bảo nhiệt độ cơ thể bé ổn định do trẻ sinh non thân nhiệt còn kém, sức đề kháng yếu nên có thể dễ bị nhiễm lạnh.
  • Trong trường hợp trẻ ngừng tăng cân hoặc giảm cân, các bà mẹ cũng nên thông báo cho bác sĩ để có tư vấn cụ thể.

Mặc dù sinh non 30 tuần về cơ bản đã phát triển hoàn thiện như những đứa trẻ sinh đủ tháng nhưng chúng vẫn còn khá non nớt và có sức đề kháng yếu do vậy việc chú ý chăm sóc là rất quan trọng để bé có thể phát triển bình thường.

Nhưng hiện nay với nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, việc nuôi trẻ sinh non đã có rất nhiều tiến bộ để giúp trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển gần giống như đủ tháng.

Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng trẻ sinh non tháng rất khó khăn và tốn kém, tỉ lệ tử vong khá cao [chiếm 80% tổng số ca tử vong sơ sinh trong tuần lễ đầu]. Dưới đây Attipas tổng hợp số kiến thức chung về trẻ sinh non và các nguy cơ phải đối mặt của trẻ nhằm giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu thêm về trẻ sinh non, và tình huống của con mình và tự tin hơn trong việc chăm sóc trẻ sinh non một cách chu đáo nhất.

Trẻ sinh non trước 28 tuần tuổi

Đây được xem là một trường hợp nguy hiểm nhất đối với trẻ sinh non. Thường các bé sinh non dưới 7 tháng sẽ cực kì nhỏ bé [dưới 1 kg], làn da nhăn nheo và rất mỏng đến mức có thể nhìn thấy mạch máu bên dưới. Mắt bé sẽ nhắm chặt và chưa có lông mi. Trẻ sinh non vào thời kì này cần được điều trị đặc biệt với oxi, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học nhằm giúp bé có thể thở được.

Trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cũng cần được cung cấp dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch cho đến khi trẻ phát triển được các kỹ năng bú, nút như các trẻ bình thường khác. Trẻ sẽ ngủ hầu như cả ngày và thường là không khóc hay cử động như các bé khác.

Trẻ sinh non có nguy cơ  đối mặt với các biến chứng như suy hô hấp, sót ống động mạch, vàng da, thiếu máu, xuất huyết não thất, ngưng thở…. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sinh sau tuần thai thứ 26 có cơ hội sống sót qua năm đầu tiên [khoảng 80% đối với trẻ sinh non ở 26 tuần thai và khoảng 90% đối với trẻ sinh non ở 27 tuần thai], mặc dù trẻ có thể phải được nuôi dưỡng trong các lồng nuôi đặc biệt kéo dài một thời gian.

Các nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 25% các bé sinh quá non mắc phải các khuyết tật nghiêm trọng lâu dài, hơn nửa số trẻ có thể gặp phải các vấn đề nhẹ hơn trong học tập và hành vi. Vì vậy những gia đình có em bé sinh quá non nên chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp kém may mắn nhất.

Trẻ sinh non 28 tuần – trẻ sinh non 30 tuần – trẻ sinh non 31tuần

Trẻ sinh non ở giai đoạn này thường có cân nặng vào khoảng 800-1800g và vẫn phải được trị liệu oxi, hoạt chất bề mặt và các hỗ trợ cơ học để giúp trẻ có thể thở được. Một số trẻ có thể được cho ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức qua ống thông đặt ở mũi hoặc miệng vào dạ dày, số còn lại vẫn cần truyền tĩnh mạch.

Một số trẻ có thể khóc. Trẻ sinh non trong giai đoạn này có thể cử động nhiều hơn các trẻ sinh sớm hơn, tuy nhiên, các cử động này còn giật. Trẻ có thể nắm lấy ngón tay bạn, có thể mở mắt, thức và tỉnh táo trong một quãng ngắn.

Trẻ sinh non 28 tuần – đến 31 tuần của thai kỳ có nguy cơ mắc các biến chứng sơ sinh tương tự như trẻ sinh non ở các tuần sớm hơn. Dù vậy, các biến chứng cũng không để lại những hậu quả nặng nề như ở các bé sinh sớm hơn. Các bé quá nhẹ cân [dưới 1.5kg] vẫn có nguy cơ khuyết tật lâu dài.

Trẻ sinh non 32 tuần – trẻ sinh non 33 tuần 

Trẻ sinh non trong giai đoạn này thường có cân nặng vào khoảng 1.4-2.3kg, hơi gần hơn so với các trẻ sơ sinh đủ tháng. 95% trẻ sinh ra trong giai đoạn này không có nguy hiểm đến tính mạng. Một số trẻ vẫn cần cung cấp oxi để thở.

Trẻ có thể bú mẹ hoặc bú bình, trường hợp trẻ bị khó thở thì vẫn cần cho ăn qua ống truyền. Trẻ sơ sinh ở thời gian này ít chịu các tổn thương nghiêm trọng do sinh non hơn so với các bé sinh ở các tuần sớm hơn, tuy vậy các bé vẫn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về học hành và hành vi.

Trẻ sơ sinh  non 34 tuần – trẻ sinh non 36 tuần 

Trẻ sinh non ở các tuần cuối thai kỳ [nhưng chưa đủ 9 tháng] thường có cân nặng khoảng 2-2.7kg. Trẻ có thể trạng hơi gần so với các bé sinh đủ tháng nhưng thể trạng thường vẫn khỏe mạnh bình thường.

Tuy vậy, trẻ sinh non trong thời kì này vẫn có những có nguy cơ cao hơn các bé sinh đủ tháng đối với các vấn đề sức khỏe sơ sinh, bao gồm vấn đề thở và ăn, khó điều hòa thân nhiệt và chứng vàng da. Tuy nhiên những vấn đề này không quá nghiêm trọng và có thể vượt qua dễ dàng nếu các mẹ biết cách chăm sóc tốt cho bé.

Ước tính ở tuần thứ 35 của thai kỳ, trọng lượng não trẻ chỉ vào khoảng 60% so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trẻ sơ sinh ở những tuần này không chịu những tổn thương nghiêm trọng lâu dài từ việc sinh non, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao hơn đối với các vấn đề học tập và hành vi.

Trên đây là những nguy cơ phải đối mặt của những trẻ sinh non thiếu tháng. Để đảm bảo thời kỳ mang thai an toàn khỏe mạnh các mẹ phải thường xuyên khám thai định kỳ và có chế độ ăn uống hợp lý. 

Trả lời:

Do bé sinh non 30 tuần nên khi tính tuổi, bác sĩ sẽ dùng tuổi điều chỉnh, tức là tháng tuổi của bé tính từ sau khi sinh trừ đi 2,5 tháng. Chẳng hạn, nếu bé đã được gần 12 tháng từ sau sinh, bác sĩ vẫn dùng các chỉ số bình thường của trẻ 9-10 tháng để kiểm tra thể chất cho bé.

Về phát triển tâm thần vận động, mỗi em bé dù đủ tháng hay non tháng sẽ có ưu và khuyết điểm riêng. Tốc độ phát triển sẽ khác nhau trên từng cá nhân trẻ. Tốc độ phát triển thể chất, trí tuệ của bé sẽ được bác sĩ đặt trong một bức tranh lớn hơn với yếu tố gia đình và xã hội, nhất là sự quan tâm của ba mẹ. Bác sĩ cũng khuyên phụ huynh nên dành thời gian chơi, tương tác với bé nhiều hơn, thử thách bé qua các trò chơi để giúp phát triển nhận thức, ngôn ngữ cho trẻ.

Về vận động, nếu bé đã ngồi tốt, biết đạp mạnh chân trên nền cứng khi được giữ đứng, biết cầm đồ chơi chuyền từ tay này qua tay kia, phụ huynh không nên lo lắng nhiều. Bé đang làm được những kỹ năng phù hợp với lứa tuổi từ 9-10 tháng. Tuy nhiên, nếu bé không có khả năng vận động như trên, không bập bẹ "baba","mama","dada", không phản ứng với tên gọi, có vẻ không nhận ra người quen, không nhìn theo tay chỉ trỏ..., phụ huynh nên cho bé đi khám sớm.

Bé sinh non cần được theo dõi càng lâu càng tốt. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về tình trạng chậm phát triển tâm thần vận động và khiếm khuyết các kỹ năng cần cho lứa tuổi đi học, trong đó có kỹ năng đọc, viết, làm toán, xử lý tình huống. Một số nhóm trẻ sinh non còn bị rối loạn hành vi phổ biến hơn so với trẻ đủ tháng. Đồng thời, trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của người 50-60 tuổi từng bị sinh non trước đây.

Để tầm soát bệnh lý cho trẻ sinh non, phụ huynh có thể đăng ký thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Đơn cử như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Tại đây, chúng tôi có gói khám thần kinh và theo dõi phát triển tâm thần vận động cho trẻ sinh non; xét nghiệm tầm soát 73 bệnh lý bẩm sinh, xét nghiệm tầm soát thính lực cho trẻ sinh non. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đều có thể thực hiện được khi có chỉ định như MRI não, siêu âm tim, CT scan phổi...

Việc thăm khám và theo dõi trẻ sinh non sẽ được thực hiện cho đến khi trẻ lớn lên, vào độ tuổi đi học và đến khi trưởng thành. Bạn đọc liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP HCM theo số 028.71026789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn.

TS.BS Đỗ Hữu Thiều Chương
Phó Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Video liên quan

Chủ Đề