Hướng dẫn viết nét khuyết trên

Tất cả các chữ cái trong nhóm này đều có điểm giống nhau là cùng sử dụng nét khuyết trên và nét khuyết dưới. Các chữ cái nằm trong nhóm này bao gồm: h, k, l, b, g, y. Bút mài thầy Ánh xin được giới thiệu luyện chữ đẹp.

Người dạy phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm, dựa vào nét đồng dạng của đầu nhóm. Và học sinh tự chỉ ra được điểm giống và khác nhau với các chữ còn lại. Nét khuyết trên và nét khuyết dưới cùng cao 5 ô ly, rộng 1 ô ly rưỡi.

*Chữ h: cao 5 ô ly, rộng 3 ô ly với nét khuyết trên và nét móc hai đầu.

Điểm xuất phát từ đường kẻ ngang 2 [giữa ĐKN 1 và ĐKN 2] đưa lên giao nhau của ĐKD 3 và ĐKN 5.

Đổi hướng bút đưa lên ĐKN 6, uốn đỉnh chữ tròn dần đều.

Xoay hướng ngòi bút kéo thẳng xuống ĐKN 1 và ĐKD 2.

Từ điểm cuối của nét khuyết trên, viết nét móc hai đầu.

Điểm thấp nhất của nét móc hai đầu chạm vào ĐKN 1.

*Chữ k: cao 5 ô li, rộng 3 ô li gồm nét khuyết trên và nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa.

Cách đặt bút giống như chữ h, viết nét khuyết trên.

Từ điểm dừng bút rê ngòi lên gần ĐKN 2, viết nét móc hai đầu có thắt nhỏ ở giữa.

*Chữ l: cao 5 ô ly, rộng 2 ô ly với nét móc trên nối tiếp nét ngược phải.

Đặt bút trên ĐKN 2, ở giữa ĐKD 1 và 2 viết nét khuyết trên kéo thẳng xuống.

Và lượn cong viết nét móc ngược phải.

*Chữ b: Cao 5 ô ly, rộng 2 ô ly rưỡi với nét khuyết trên kết hợp nét móc ngược phải cuối nét rồi lượn vào tạo thành vòng xoắn nhỏ.

Đặt bút trên ĐKN 2 [giữa ĐKD 1 và 2] viết nét khuyết trên, nối với nét móc ngược phải.

Kéo dài nét móc tới lên tới giao nhau của ĐKN 3 với ĐKD 3.

Thì xoay ngòi bút lượn sang trái tạo thành vòng xoắn nhỏ ở cuối nét  điểm dừng bút gần ĐKN 3.

*Chữ g: cao 5 ô ly, rộng 2 ô ly với nét cong kín và nét khuyết dưới.

Viết nét cong kín, sau đó từ ĐKN 3 kéo xuống [theo ĐKD 3] viết nét khuyết dưới.

*Chữ y: cao 5 ô ly, rộng 2 ô ly rưỡi.

Gồm nét hất, nét móc ngược phải và nét khuyết dưới.

Đặt bút tại ĐKN 2 và ĐKD 1, viết nét hất lên ĐKN 3.

Giữa ĐKN 1 và 2, viết nét móc ngược phải.

Rê bút thẳng lên viết nét khuyết dưới [giống chữ g]

Bút luyện viết chữ đẹp hiệu quả

Bút lá tre và bút máy ngòi mài thanh đậm như bút mài thầy Ánh là 2 nhan hiệu được sử dụng nhiều trong tập viết và luyện viết chữ đẹp. Với mỗi sản phẩm thì độ phù hợp và tính năng lại khác nhau. Tuy nhiên đều là những nhãn hiệu thuộc dòng bút cơ bản trong luyện chữ viết đẹp. Khi sử dụng đúng cách với các mã bút phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao về mặt chữ viết và độ nặng nhẹ của bút cầm hay khả năng tạo nét của bút.

Luyện viết có khó không? Luyện viết như thế nào mới đúng cách?….Và rất nhiều câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ khách hàng. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giản đáp một số thắc mắc cơ bản. Đồng thời sẽ hướng dẫn các bạn viết chữ tiếng Việt.

Thông báo:  Ra mắt kênh Youtube: Ánh Dương Education hướng dẫn luyện chữ đẹp online ngay tại nhà miễn phí.

Hướng dẫn viết các nét cơ bản phức tạp trong tiếng Việt

Nếu không viết đúng, viết đẹp các nét cơ bản thì không thể nào viết được chữ cái hoàn thiện. Viết được các nét cơ bản thì về sau các bạn sẽ dễ dàng viết được các nét phức tạp. Hơn thế nữa nó cũng giúp ích cho bạn rất nhiều khi học viết chữ nhanh sau này đấy. Cứ tưởng các nét cơ bản trong tiếng Việt rất đơn giản. Nhưng thực tế trẻ nào cũng gặp khó khăn khi viết chúng. Ở bài viết bật mí cách viết các nét cơ bản trong tiếng Việt rất đơn giản. Quý phụ huynh, thầy cô tham khảo cách viết các nét cơ bản phức tạp dưới đây nhé.

Nguồn internet

Nét xiên, nét sổ thanh đậm

Để viết nét xiên, người viết chỉ cần đưa tay lên nhẹ nhàng. Nét xiên có chiều cao 4 đơn vị, rộng 2 đơn vị [như hình]. Nét đưa xuống hơi ấn mạnh tay một chút để tạo nét sổ thanh đậm. Chỉ cần chú ý nguyên tắc: đưa nét lên thì nhẹ, kéo xuống thì mạnh là đã có thể viết được nét này.

Điểm đặt bút tại vị trí trên đường kẻ đậm ở góc ô. Từ đó đưa bút lên, tạo thành nét xiên phải. Đến đường kẻ 3 thì kéo xuống nét sổ trùng với đường kẻ dọc. Khi tới đường kẻ đậm ngang, lại viết nét xiên lên rồi tiếp tục kéo xuống như thao tác ban đầu. Cứ thực hiện như vậy cho đến hết dòng.

Nét cong kín

Vị trí đặt bút tại đường kẻ 1, nằm ở giữa hai đường kẻ dọc. Đưa nét cong tròn đều sang trái, từ trên xuống dưới. Đến đường kẻ đậm ngang, lượn nét cong sang phải hướng lên trên. Điểm dừng bút trùng với vị trí đặt bút.

Nét cong kín có hai đầu thon, ở giữa phình rộng, nét thanh ở bên phải, nét đậm bên trái

Nét móc hai đầu

Nét móc hai đầu có độ cao 1 ô ly, độ rộng 1 ô ly. Điểm đặt bút ở giữa ô ly 1. Đưa nét lên theo hướng xiên phải đến gần đường kẻ 1, lượn cong tròn đầu. Tiếp tục kéo xuống trùng với đường kẻ dọc, đến đường kẻ đậm thì lượn nét cong đưa lên. Điểm dừng bút ở giữa ô ly 1.

Nét khuyết

Nét khuyết bao gồm: Nét khuyết trên và nét khuyết dưới.

Nguồn internet

Nét khuyết trên dùng để ghi một phần của âm h và một phần của âm k. Trước đó hãy cho trẻ ghi nhớ cách đọc tên các nét cơ bản lớp 1. Nét khuyết trên có chiều cao là 5 ô ly, bằng đúng chiều cao 1 ô vuông trong vở ô ly. Chiều rộng bằng 1 ô ly rưỡi. Để viết được nét khuyết trên, người viết cần lưu ý 6 điểm chuẩn:

  • Điểm bắt đầu của nét nằm ở trên đường kẻ ngang số 2, giữa ô ly thứ nhất.
  • Điểm thứ hai là điểm giao giữa nét đưa lên và nét đưa xuống nằm ở góc vuông số 2 trên đường kẻ ngang số 3.
  • Điểm thứ ba là điểm rộng nhất của nét, nằm ở góc vuông số 3, dòng kẻ số 5
  • Điểm thứ tư là điểm cao nhất của nét nằm ở giữa ô ly thứ 2, dòng kể số 6.
  • Điểm thứ năm là điểm rộng nhất của nét về bên trái, nằm ở góc vuông số 2, dòng kẻ số 5.
  • Điểm cuối cùng là điểm kết thúc của nét, nằm ở dòng kẻ thứ nhất, ô vuông thứ 2.

Hướng dẫn viết

Người viết chỉ cần chấm 6 điểm này trên ô vuông lớn [ô vuông trong vở]. Sau đó nối các điểm này lại với nhau sẽ có được nét khuyết trên.

Nét khuyết dưới dưới dùng để ghi một phần của âm g, y… Nếu như nét khuyết trên nằm trọn trong một ô ly vuông lớn thì nét khuyết dưới lại nằm ở 2 ô ly vuông lớn.

Điểm bắt đầu của nét khuyết trên nằm ở dòng kẻ số 3, ô vuông số 2

Điểm thứ hai của nét khuyết dưới nằm ở trên góc vuông số 2, dòng kẻ thứ nhất.

Điểm thứ ba của nét khuyết dưới nằm ở trên ô vuông thứ 2, thuộc dòng kẻ thứ 2 [tính từ dòng kẻ đậm thứ nhất từ trên xuống dưới]

Điểm thấp nhất của nét nằm ở trên dòng kẻ số 3, giữa ô ly thứ nhất.

Điểm rộng nhất của nét về bên trái nằm ở góc vuông thứ nhất, thuộc dòng kẻ 2

Điểm kết thúc của nét nằm ở giữa ô ly thứ 2, thuộc dòng kẻ số 2 [tại ô vuông phía trên].

Trẻ mới bắt đầu tập viết sẽ rất khó khăn trong việc xác định từng ô ly, dòng kẻ. Do đó bố mẹ phải vừa thực hành, vừa phân tích cho con các điểm như trên. Bố mẹ hướng dẫn con chấm 6 điểm trên ô vuông. Sau đó nối các điểm lại sẽ có được nét khuyết dưới.

Đặc biệt bố mẹ cần chú ý dạy con cầm bút đúng cách. Dạy con cầm bút bằng ba ngón tay: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Khi cầm bút, ba ngón tay bé đặt song song và đặt ở phần cổ bút. Không nên cầm bút ngắn quá hoặc cầm bút quá chặt. Sẽ rất khó viết nếu bạn càm bút không đúng cách. Vì vậy, bố mẹ nên dạy con cách cầm bút trước sau đó mới dạy con viết các nét chữ nhé.

Hy vọng với hướng dẫn cụ thể trên, bố mẹ, thầy cô sẽ dạy trẻ viết các nét cơ bản thành công. Ngoài r thầy cô và bố mẹ có thể tìm hiểu thêm các mẫu chữ đẹp giúp quá trình luyện viết chữ đẹp được hiệu quả hơn. Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo các bài viết luyện chữ đẹp, dạy con đúng cách,…do Bút máy thanh đậm Ánh dương biên soạn nhé. Trang của chúng tôi có rất nhiều thứ hữu ích cho bạn đấy.

Video liên quan

Chủ Đề