Cách tạo vi sinh cho hồ cá bảy màu

Nuôi cá bảy màu đẻ nhiều, lên màu đẹp, không cần chăm. Cá bảy màu là loài cá cảnh dễ nuôi, là loài không cần oxy những vẫn đẻ nhiều, lên màu đẹp.

Cá bảy màu là loài cá cảnh phố biến được nuôi nhiều. Nhưng trước khi có ý định nuôi cá bảy màu dù rằng bạn nuôi cá trong thùng xốp, thùng nhựa nuôi cá, bể thủy tinh hay xi măng. Hãy tìm hiểu 1 số thông tin về loài cá này và cách nuôi cá bảy màu ít chị chết để có thêm kinh nghiệm.

1. Cá bảy màu dễ nuôi nhất, lên màu đẹp

Là một trong những loại cá cảnh nước ngọt phổ biến nhất trên thế giới. Cá 7 màu là loài không thể thiếu ở shop cá cảnh.

Nó là thành viên của họ cá khổng tước có đặc điểm sinh sản nhanh và liên tục hay còn được gọi là cá đẻ trứng thai.

Cá bảy màu được nhiều người hâm mộ bởi màu sắc vô cùng phong phú. Việc phối màu với nhau như: màu đỏ, màu cam, màu xanh, màu đen, màu full gold,..

Cá bảy màu ở Việt Nam chủ yếu có hai loại là cá bảy màu đuôi da rắn và cá bảy màu thân xanh đen, đuôi xanh biếc hoặc đỏ và có điểm vạch trắng Và một số loại đặc biệt và nhập khẩu như guppy, guppy full gold… màu lên cực kỳ sang và đẹp.

Đó cũng là lí do tại sao những người nuôi cá hầu như đặt ra câu hỏi cách nuôi cá bảy màu lên màu đẹp?

2. Thức ăn cho cá bảy màu và cách cho ăn

2.1. Cho cá bảy màu ăn đúng cách

Giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời một chú cá bảy màu là 3 tháng đầu đời. Ảnh hưởngđến sự phát triển của cá sau này.

Cá ăn đơn giản, nhưng phải thường xuyên và đều đặn.

Một khẩu phần có sự thay đổi đa dạng giữa thực phẩm khô và tươi là rất cần thiết cho sự phát triển của cá.

Hãy cố gắng cho cá ăn đều đặn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày [2 trong số đó nên là thức ăn tươi].

Không được cho ăn thừa và giữ cho đáy hồ được tự do khỏi thức ăn thừa.

Đa phần 7 màu chết do nước quá bẩn, không phải nguồn nước mình nuôi bị bẩn mà do dư thừa thức ăn.

Thực sự cá bảy màu rất ít ăn. Đặc biệt, nếu bạn bỏ rong đuôi chó đầy hồ, không cho ăn 5 – 7 ngày cũng không sao.

Nhưng ngày nào cũng cho ăn thức ăn khô mà cá không ăn hết, phần thức ăn thừa gây nhiễm bẩn thì rất dễ làm chết cá.

Do đó nên cho ăn ít thôi, đặc biệt nếu bạn đã có bỏ rong hay các kiểu hồ có nhiều rêu bám khác [như hồ thủy sinh].

2.2. Cá bảy màu ăn gì?

Nếu các bạn chưa nắm rõ cá 7 màu ăn gì?  thì nên thực hiện như sau:

+ Các loại như Tôm con, Artemia,  trùn chỉ, lăng quăng, bo bo.. là nguồn cung cấp protein động vật rất tốt.

+ Loại thức ăn khô: Cám 7 màu, Cám thái,… các loại cám vụn [không mua cám viên, hạt]

+ Chu kỳ cho ăn: Nếu cá đã trưởng thành và bạn có thời gian nhiều cho việc chăm sóc thì cho tiếp tục ăn sau khi thấy đã hết cứ như vậy đến khi cá không ăn nữa, điều này cũng giúp thúc đẩy sự phát triển kích thước của cá.

3. Nuôi bảy màu sinh sản và chăm sóc cá con

3.1. Phân biệt bảy màu trống mái

– Trước khi nói đến sinh sản mình muốn các bạn phân biệt cá trống và cá mái nhờ tuyến sinh dục ở hình bên dưới.

Cá trống [phía trên] – Cá mái [phía dưới]

CÁ BẢY MÀU ĐỰC có màu sắc sặc sỡ và rõ ràng. Cơ thể cá đực thon gọn, màu sắc có thể phủ toàn thân kể cả vây trên theo nhiều dạng [đơn sắc, đốm màu, hoa văn,…] vây trên và đuôi dài.

CÁ BẢY MÀU CÁI cơ thể lớn hơn cá đực, bụng tròn to. Hầu hết trên thân không có màu hoặc có ít màu ở cuống đuôi nhưng mờ và không rõ ràng. Vây và đuôi có thể có màu nhưng cũng rất mờ.

Còn cách nhận biết cá đực và cái thông qua cơ quan sinh dục thì sau một thời gian nuôi và quan sát các bạn có thể tự nhận biết được ngay mà không cần ai chỉ cả.

3.2. Cá bảy màu sinh sản như thế nào

– Cá 7 màu đẻ nhiều. Một bé cá bảy màu mái có thể sinh đẻ theo định kỳ từ 7 – 10 ngày/ 1 lần. Số cá con được sinh ra dao động từ 15-40 con. Về màu sắc bạn có thể tùy ý lai tạo với nhau để tạo ra loại độc đáo theo ý thích của riêng mình.

– Mẹo để biết sắp đẻ tất nhiên là bụng lớn và xuất hiện chấm đen đậm gần tuyến sinh dục thì chắc chắn là sắp đẻ.

3.3. Lưu ý khi chăm sóc cá 7 màu con

Cá con sau khi được sinh ra có thể tự sống đến 4 ngày mà không cần ăn

Nếu bạn sợ cá mới sinh bị ăn thì bạn chỉ được phép bắt cá con ra hồ khác. Cá sinh ra có sức đề kháng rất khỏe thích nghi với môi trường nước mới tốt.

Cá bố mẹ không nên bắt ra môi trường nước khác rất dễ bị sốc nước và chết.

Cá bảy bảy màu sẽ sống từ 1,5 – 3 năm nếu được nuôi trong môi trường thuận lợi.

4. Tạo môi trường nước nuôi cá bảy màu

4.1. Bể nuôi cá bảy màu

Không nhất thiết là hồ xi măng hay bể thủy tinh.

Muốn nuôi số lượng lớn thì có thể sử dụng thùng xốp hoặc thùng nhựa nuôi cá chi phí rất rẻ vừa tiện lợi cho việc tách cá, ép cá và nuôi cá con.

>> Xem thêm Kỹ thuật nuôi cá cảnh cho người mới

Khuyến cáo không nên dùng sủi oxy hoặc lọc vi sinh oxy quá lâu. Thật ra sủi oxy sẽ làm tăng độ PH rất nhanh.

Cá bảy màu không cần máy tạo oxy nhưng nuôi số lượng lớn thì phải dùng. Còn lại chẳng cần thiết vì cá bảy màu có thể sống tốt ở nhiều loại môi trường.

Có nhiều người nuôi cá thấy nước bẩn mà cá không chết. Chuyển sang nước vừa thay thì cá đã lên đường. Nếu nguồn nước ổn định thì chúng ta để cá trong đó 1-2 tháng, thậm chí lâu hơn cũng chả sao.

Nên bỏ vào hồ 1 ít rong, rong la hán xanh mà các chỗ bán cá hay bán [còn gọi là rong chứ không phân biệt la hán hay rong đuôi cáo].

Các loại rong này ko chỉ tạo nguồn thức ăn cho cá chúng ta mà còn có tác dụng làm trong nước sau 1 thời gian.

Chú ý bỏ càng nhiều càng tốt nhưng ở mức độ vừa phải, tránh trường hợp cá bơi ko được bị kẹt chết trong đó.

Nếu có điều kiện chúng ta nên bỏ vào hồ hoặc xô, keo.. 1 ít đá nham thạch hoặc sỏi to vào. Những loại đá này có khả năng làm chê đậy đi số phân mà cá bài tiết rồi lắng xuống đáy, làm cho nước trong và sạch hơn.

Đá có thể tạo ra những con vi sinh, những con này len lỏi chui vào các lỗ nhỏ trong này mà sống. Vi sinh có thể tiêu diệt 1 số loại vi khuẩn gây mầm bệnh cho con cá của bạn.

Bạn nào ko có điều kiện thì chơi luôn gạch ống xây nhà 4 hoặc 2 lỗ.

Máy sục khí, máy sủi oxy cho bể cá bảy màu nếu nuôi số lượng lớn:

Bạn cũng nên có 1 máy sục khí cho những hồ cá của mình.

Nó sẽ giúp không khí lưu thông, làm tăng lượng oxy trong nước, cá sẽ mau lớn hơn.

>> Xem thêm về Hướng dẫn thay nước bể cá đúng cách

5. Ánh sáng cho bể cá bảy màu

Nếu có nhiều bể, giải pháp tốt nhất là sử dụng 4 bóng đèn huỳnh quang hơn là phải thắp sáng cho từng bể riêng biệt. Ánh sáng cho bể cá nên được giữ 10 – 14 tiếng/ngày. Bạn nên mở đèn 1 giờ trước lần ăn đầu tiên và tắt đèn 1 giờ sau lần ăn cuối cùng.

Cái quan trọng là nguồn nước, không cần nước phải luôn luôn sạch và cũng đừng bao giờ để dơ quá.

Guppy sống trong nhiệt độ từ 75 đến 82 độ F [tốt nhất là 78]. Nếu trời lạnh, bạn có thể dùng cây sưởi để giữ nhiệt độ trong hồ được ổn định.

Nếu có nhiều hồ thì bạn có thể dùng bếp lò để sưởi.

Việc đầu tiên cần làm sau khi mua cá là hãy thả chúng vào 1 cái hồ nhỏ và nhớ là dùng nguồn nước ở nơi mà bạn đã mua chúng [khi mua bạn nên xin thêm nhiều nước vào].

Cứ 20 – 30 phút, bạn đổ thêm 1 ít nước lấy trong hồ nhà vào hồ nuôi tạm.

Đến khi hồ tạm đầy khoảng 3/4, hút 1/2 nước ra khỏi hồ và thay bằng nước hồ nhà. Bạn cứ làm việc này 2 – 3 lần trong vòng 1 – 2 giờ.

L

úc này, bạn có thể thả cá vào trong hồ nhà được rồi.

Chú ý: Khi nuôi cá nhớ bỏ một ít muối hột vào để giúp cá tránh được một số bệnh.

Để tránh tình trang cá lớn ăn cá bé. Nên nuôi cá bảy màu chung với một số cá có kích thước tương đối bằng nhau. vd như:

– Cá tetra

– Cá neon xanh

– Cá hồng nhung

– Cá tím đỏ

– Cá noen hoàng đế

– Cá tứ vân xanh

Nguồn: Sưu tầm & Tổng hợp

Cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS

Tham khảo

X

Bài viết này có đồng tác giả là Pippa Elliott, MRCVS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.

Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.

Bài viết này đã được xem 61.286 lần.

Cá bảy màu là một trong những loài cá nước ngọt nhiệt đới sặc sỡ nhất thế giới. Chúng nhỏ bé và cũng không phải chăm sóc tốn kém. Cá bảy màu rất thích hợp cho người mới bắt đầu lắp đặt bể cá hoặc học cách chăm sóc cá. Với một bể cá có trang bị phù hợp, chế độ ăn đúng và chăm sóc cẩn thận, loài cá này sẽ sinh trưởng rất tốt.

Các bước

Phần 1

Phần 1 của 3:

Tạo môi trường sống cho cá

  1. 1

    Chọn bể cá. Bể cá có kích thước 40 lít là lý tưởng nhất. Bạn cần một bể cá không chật chội. Ví dụ, nếu dùng bể cá 40 lít, bạn chỉ nên thả khoảng 5 con cá bảy màu. Như vậy, bạn sẽ bảo dưỡng bể cá tốt hơn và giữ cho cá khỏe mạnh hơn.[1]

    • Một số người chuyên nhân giống và đam mê cá bảy màu có thể cho rằng bạn không cần tuân theo đúng tỷ lệ này, nhưng nếu nuôi nhiều cá trong bể thì bạn phải làm vệ sinh và thay nước thường xuyên hơn. Bạn nên cân nhắc điều này khi quyết định kích cỡ bể và số lượng cá bảy màu muốn nuôi.

  2. 2

    Khử clo trong nước bể cá. Có nhiều cách để khử clo trong nước. Bạn có thể mở nắp bể cá và để yên khoảng một tuần để cho clo bay hơi hoặc mua một bộ khử clo. Điều quan trọng là phải khử clo trong nước bể cá và cả nước bổ sung vào bể sau này.[2]

    • Bạn có thể mua bộ khử clo này tại các cửa hàng bán đồ dành cho thú cưng với giá tương đối rẻ. Ngoài ra bạn cũng nên mua một bộ đo mức clo để đảm bảo không còn clo trong nước trước khi thả cá vào bể. Làm theo hướng dẫn trên chai sản phẩm khử clo.
    • Nước máy thường có một lượng clo nhất định. Bạn có thể sử dụng nước tinh khiết, nước lọc hoặc nước cất không có clo, nhưng để an toàn, bạn vẫn nên thử mức clo trước khi thả cá vào bể.[3]
    • Cố gắng giữ mức pH của nước bể cá trong khoảng 6,8 – 8. Cá bảy màu thích mức pH cao hơn, vì vậy bạn nên duy trì mức pH khoảng 7,5 nếu muốn cho thêm san hô vụn.

  3. 3

    Duy trì nhiệt độ nước trong khoảng 24-28 độ C. Đặt nhiệt kế trong bể để theo dõi nhiệt độ. Nếu thấy cần sưởi ấm nước, bạn có thể mua một máy sưởi nhỏ đặt trong bể.[4]

    • Nếu cần sử dụng máy sưởi, bạn nhớ mua loại thích hợp với kích cỡ bể cá. Ví dụ, nếu có bể cá 20 lít, bạn sẽ cần máy sưởi công suất thấp hơn loại máy dành cho bể 40 lít. Hỏi nhân viên ở cửa hàng bán đồ thú cưng nếu bạn không biết loại máy sưởi nào thích hợp.
    • Để nhiệt độ khỏi tăng quá cao, tốt nhất là bạn nên tránh đặt bể cá nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Sử dụng máy sưởi nếu cần tăng nhiệt độ trong nước và dùng ánh sáng nhân tạo thay vì đặt chỗ có nắng. Nếu vì lý do nào đó mà nước trở nên quá ấm, bạn hãy tháo bớt nước ấm trong bể và thay vào bằng nước mát hơn để dần dần hạ nhiệt độ trong nước.

  4. 4

    Sử dụng hệ thống lọc nước. Thông thường, các bể cá đều được trang bị sẵn hệ thống lọc. Nếu bể cá của bạn không có hệ thống lọc, có lẽ bạn cần phải mua riêng. Bộ lọc cần phải thay khi bắt đầu chuyển sang màu nâu, vì vậy bạn phải chú ý điều này mỗi lần làm vệ sinh bể cá. Bộ lọc gốm có tác dụng tốt cho vi khuẩn có lợi, giúp cho bể cá sạch và tốt cho sức khỏe của cá, do đó bạn chỉ nên thay mỗi lần một nửa để các vi khuẩn này khỏi bị loại bỏ hết một lần.[5]

    • Ngay cả khi bể cá của bạn có sẵn bộ lọc, bạn vẫn có thể thay bộ khác hoặc bộ tốt hơn nếu cảm thấy cần thiết. Đảm bảo hệ thống lọc có thể xử lý được số lượng cá và kích thước bể cá.
    • Hệ thống lọc thông thường là đủ để cung cấp ô-xy cho bể cá, nhưng bạn vẫn có thể dùng thêm đầu sủi để giúp bổ sung ô-xy vào nước nếu có bể cá lớn hoặc có nhiều cá.
    • Bể cá nên được lắp đặt và vận hành khoảng 1 tháng trước khi thả cá, vì vậy bạn đừng để bị cám dỗ mua cá trước khoảng thời gian đó. Lợi khuẩn có trong bộ lọc giúp làm sạch các chất độc tan trong nước, vì nước sẽ bị ô nhiễm vì chất thải của cá. Các chất này không thể loại bỏ được bằng hệ thống cơ học của bộ lọc; chỉ có vi khuẩn mới có thể xử lý và giảm được đáng kể độc tính của các chất có độc tính cao. Bạn có thể làm việc này bằng cách hàng tuần thay nước một phần. Trong tháng này, bạn hãy cho vi khuẩn ăn một ít thức ăn cá [cho 1 miếng thức ăn vụn cách 3 ngày một lần] để giúp cho vi khuẩn làm quen khi bạn thả cá vào bể. Quá trình này gọi là tạo vi sinh.

  5. 5

    Bổ sung cây thủy sinh và trang trí bể cá. Bắt đầu từ đáy bể - rải sỏi nền dưới đáy bể. Đá hoặc sỏi là lựa chọn tuyệt vời cho cá bảy màu. Tiếp đó bạn nên bổ sung thêm cây thủy sinh. Bạn nên dùng cây thật, vì ngoài vi khuẩn, cây thủy sinh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý các chất độc. Một yếu tố quan trọng nữa là cá có chỗ để trú ẩn, vì cá bảy màu thường có hành vi này.[6]

    • Nhớ rửa sạch sỏi nền và các vật trang trí trước khi cho vào bể. Bạn cần phải đảm bảo rửa sạch bụi đất có thể bám trên đó khi bày ở cửa hàng.
    • Tránh cho thêm các vật khác lấy từ thiên nhiên như vỏ sò, rễ cây, cát, vì chúng có thể chứa các ký sinh trùng hoặc làm biến đổi độ pH [hoặc nói chung làm cứng nước nếu bạn bỏ đá vôi vào nước]. Điều này có thể khiến cá bị bệnh, thậm chí giết chết cá. Tốt hơn là bạn nên mua những thứ này ở cửa hàng bán đồ thú cưng để tránh sự cố không mong muốn. Chỉ những người có kinh nghiệm nuôi cá mới có thể đem những vật ngoài thiên nhiên vào bể cá, vì họ có thể phân biệt các loại rễ và đá nào độc hại, loại nào không [họ phải nghiên cứu và thu thập thông tin trước].

  6. 6

    Lắp đèn cho bể cá. Tốt nhất là mỗi ngày cá bảy màu nên có 8 tiếng ở trong tối. Khoảng thời gian nhiều hơn hay ít hơn mức này có thể làm cá bị biến dạng khi chúng trưởng thành. Bạn có thể lắp đèn bên trên bể cá và cài đặt thời gian để đảm bảo cá bảy màu có đủ lượng ánh sáng mỗi ngày, hoặc bạn có thể bật đèn và tắt đèn mỗi sáng và mỗi tối.[7]

    • Nếu sử dụng ánh sáng tự nhiên, chẳng hạn như đặt gần cửa sổ hoặc nguồn sáng, bạn cần đảm bảo ánh sáng không ảnh hưởng quá nhiều đến nhiệt độ của nước. Nhớ duy trì nhiệt độ thích hợp cho cá bảy màu. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến vấn đề về rong rêu, vì vậy tốt hơn là bạn nên dùng ánh sáng nhân tạo.

Phần 2

Phần 2 của 3:

Cho cá bảy màu ăn

  1. 1

    Cho cá ăn đúng loại thức ăn. Bạn có thể cho cá bảy màu ăn mọi loại thức ăn, cả khô và ướt, sống hoặc đông lạnh. Bạn có thể mua thức ăn vụn làm sẵn cho cá bảy màu với chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhưng nhớ không chỉ cho chúng ăn thức ăn có hàm lượng protein cao. Bạn nên cân bằng giữa hàm lượng protein và rau.[8]

    • Tôm nước mặn, viên giun đất, trùng huyết khô, trùng trắng và bọ gậy là các lựa chọn tuyệt vời để làm thức ăn cho cá bảy màu.
    • Thức ăn cá dạng vẩy là lựa chọn tốt để làm món ăn chính của cá bảy màu. Đọc nhãn sản phẩm trước khi mua.

  2. 2

    Cho cá ăn một lượng nhỏ thức ăn, 2-4 lần mỗi ngày. Thay vì cho ăn một lượng lớn thức ăn ngay một lúc, bạn nên rải ra cả ngày. Cố gắng thay đổi các loại thức ăn mỗi lần cho cá ăn. Ví dụ, lần này bạn có thể cho chúng ăn tôm sống, lần sau cho ăn thức ăn vụn.[9]

    • Cẩn thận, đừng cho cá ăn quá nhiều. Cá bảy màu cần phải ăn hết thức ăn trong vòng 2 phút.

  3. 3

    Theo dõi sức khỏe hệ tiêu hóa của cá. Nước trong bể là một chỉ số tốt cho biết cá có sống tốt với chế độ ăn hay không. Nếu nước bị vẩn đục hoặc xuất hiện rong rêu trong bể thì có thể là bạn đang gặp vấn đề trong việc cho cá ăn.[10]

    • Nếu nước bể cá vẩn đục, bạn nên giảm 20% lượng thức ăn trong vài ngày và chờ xem điều này có giúp cá điều chỉnh lại và nước có tự cân bằng lại không. Nếu hiện tượng này xảy ra thì có thể là các chất độc [amoniac và nitrit] tăng vọt do bạn bỏ qua giai đoạn tạo vi sinh.

Phần 3

Phần 3 của 3:

Duy trì sức khỏe cho cá

  1. 1

    Nuôi theo tỷ lệ hai hoặc ba cá cái với một cá đực. Bạn nên nuôi nhiều cá bảy màu trong bể, vì chúng là loài cá có tập tính xã hội và thích sống theo đàn. Đảm bảo duy trì tỷ lệ cá cái/đực là 2:1, vì cá đực thường gây căng thẳng cho cá cái và đuổi theo cá cái quanh bể. Việc nuôi nhiều cá cái hơn cá đực có thể giúp giảm nhẹ vấn đề này.[11]

    • Nếu không muốn cho cá đẻ, bạn nên tách cá đực và cá cái để nuôi riêng. Cá bảy màu đẻ con chứ không đẻ trứng, vì vậy nếu cá bảy màu giao phối, bạn sẽ thấy cá con ra đời ngay.
    • Tìm hiểu thêm về việc nhân giống cá bảy màu trước khi thực hiện việc này.

  2. 2

    Làm vệ sinh bể cá mỗi tuần một lần. Bước này bao gồm thay khoảng 25% nước trong bể bằng nước mới đã khử clo. Bạn cũng cần dùng ống hút để chạm đến đáy bể và hút sạch thức ăn thừa hoặc rong rêu có thể mọc dưới đáy bể.[12]

    • Khi làm vệ sinh bể, bạn không nên tháo hết nước và thay nước mới. Việc chỉ thay 25%-40% lượng nước trong bể sẽ giúp cho cá thích nghi tốt hơn.[13]
    • Bộ lọc có thể xử lý phần lớn chất bẩn hàng ngày, nhưng việc sử dụng ống hút [dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán đồ cho thú cưng] để làm sạch hết rong rêu hoặc thức ăn dưới đáy bể sẽ giúp bể sạch hơn và cá khỏe mạnh hơn.
    • Làm sạch kính bên trong bể cá nếu bạn nhận thấy kính bị bẩn. Dùng lưỡi dao cạo để cạo sạch mọi vết cáu bẩn trong bể, sau đó hút sạch. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn cũng nên lấy các vật trang trí trong bể cá ra và rửa kỹ cho sạch rong rêu và cặn bẩn tích tụ.

  3. 3

    Mua ống hút ở cửa hàng bán đồ thú cưng. Bạn có thể dùng thiết bị này khi cá vẫn còn trong bể, nhưng nhớ cẩn thận. Nếu lo ngại cá bị tổn thương, bạn có thể chuyển cá sang chậu khác chứa nước đã khử clo trong khi làm vệ sinh.

  4. 4

    Theo dõi cá bảy màu để phát hiện bệnh. Cá bảy màu tương đối khỏe mạnh, nhưng đôi khi chúng có thể bị nhiễm nấm. Bệnh này thường có biểu hiện với các đốm trắng trên mình cá, gọi là ich. Bệnh đốm trắng có thể dễ dàng điều trị bằng một số loại thuốc mà bạn có thể mua ở cửa hàng bán đồ thú cưng.[14]

    • Giữ bể cá sạch sẽ và bảo dưỡng tốt để giảm nguy cơ cá mắc bệnh. Nếu con cá nào chết, bạn cần nhanh chóng vớt ra. Nếu con nào có dấu hiệu bị bệnh, bạn cần cách ly nó ở một bể khác trong thời gian điều trị để tránh lây bệnh cho các con khác.
    • Một số người khuyên nên cho một chút muối cá cảnh [aquarium salt] vào nước để ngăn ngừa nấm. Nếu muốn nuôi thêm những con cá khác trong cùng một bể, bạn cần đảm bảo chúng chịu được môi trường này [ví dụ như cá corydoras không chịu được]. Muối biển và muối ăn không thích hợp để cho vào bể cá.

Lời khuyên

  • Mặc dù việc nuôi riêng cá đực và cá cái là tốt, nhưng bạn cũng cần đảm bảo chúng không làm rách vây của nhau trong vài tuần đầu tiên. Hiện tượng này thường xảy ra ở cá đực.
  • Cá bảy màu thường sống hòa thuận với hầu hết các loài cá khác, nhưng bạn nên tránh nuôi chung với những loài cá hay đớp vây nhau.
  • Một số cá sẽ đớp cá bảy màu hoặc không chịu chia sẻ môi trường sống, vì vậy bạn nên chọn các loại cá nuôi chung một cách khôn ngoan.
  • Cá bảy màu con rất nhỏ, vì vậy bạn nên tách riêng chúng khỏi cá bố mẹ để chúng khỏi bị ăn. Dùng lưới thật khít để bọc đầu lọc trong bể nếu cần thiết.
  • Đảm bảo chỉ nuôi chung cá bảy màu với các loài cá thân thiện, vì loài cá hung hăng sẽ đớp vây của cá bảy màu.
  • Cá bảy màu có thể bị cô đơn nếu bạn chỉ nuôi một con trong bể. Để chúng có cuộc sống hạnh phúc thì bạn nên nuôi tối thiểu hai con.

Cảnh báo

  • Theo dõi định kỳ độ pH trong nước để đảm bảo sức khỏe của cá.
  • Cá cái mua ở cửa hàng cá cảnh có thể đã tiếp xúc với cá đực. Chúng có thể mang vật liệu di truyền của cá đực trong một năm, vì vậy ngay cả bể cá chỉ toàn cá cái cũng có thể xuất hiện cá con.

Hiển thị thêm

Video liên quan

Chủ Đề