Tính cách người trầm tính

Một vài người rất ít nói. Tuy nhiên họ lại giỏi việc lắng nghe và can dự mà không cần nói điều gì. Một số người khác nói họ nhàm chán. Họ giải thích rằng họ cảm thấy ngại ngùng và việc sử dụng thời gian là một sự lãng phí. Tuy nhiên, đằng sau sự kiệm lời ấy lại là một thế giới tuyệt diệu. Hơn nữa, người ít nói lại thường là những người vô cùng đáng tin cậy.

Một giai thoại gây tò mò nói về những người trầm tính đề cập tới Sir Alec Guinness, một trong những diễn viên người Anh xuất sắc nhất mọi thời đại. Ngoài khả năng diễn xuất, ông được biết đến với việc thay đổi âm sắc và tông giọng trong mỗi vai diễn ông đảm nhận. Thực tế, khả năng thiên biến vạn hóa của ông tới mức mỗi lần ông giành được một giải thưởng, như giải Oscar cho vai diễn trong phim “The Bridge on the River Kwa” [tạm dịch “ Cô dâu bên dòng sông Kwa”], mọi người đều muốn nghe những điều ông phải nói.

Nhiều người mong chờ bài phát biểu để nghe được giọng thật của ông và sau cùng là để tới gần con người thật của ông đằng sau mỗi vai diễn. Tuy nhiên, Guinness luôn là một người kiệm lời. Ông nhận giải sau khi chỉ nói một câu cảm ơn ngắn gọn và ngượng ngùng. Sau đó, ông ngay lập tức rời đi. Theo một cách tự nhiên, điều này càng thổi phồng những bí ẩn và sự thích thú về ông. 

Thực tế, bất kỳ ai có bản chất dè dặt, chỉ nói khi cần đều không nhất thiết giấu đi những rối loạn tâm lý hay một hành vi chống đối xã hội. Loại hành vi này đơn thuần tượng trưng cho nhiều hơn một khía cạnh của nhân cách con người. Hơn nữa, những người này thường được yêu quý và tạo dựng được một sự gắn kết xã hội chặt chẽ và lành mạnh hơn. 

Những người kiệm lời

Chúng ta có thể gọi họ là “ trầm tính”, “dè dặt” hay “im lặng”. Sự thật là, có khá ít những người ít nói trong một thế giới nơi mà những người nói nhiều thường được cho là thành công có khả năng biến hóa và thu hút nhiều sự chú ý hơn. Thông thường, chúng ta dường như thích những người nói nhiều, những người mà trong một khoảng thời gian ngắn có thể kể cho bạn nghe câu chuyện của đời họ cũng như hàng trăm những giai thoại khác nhau.

Tuy nhiên, người nói nhiều đôi khi sẽ khiến bạn mệt mỏi. Mặt khác, những người ít nói lại khá thú vị. Tuy nhiên, chúng ta dường như đã quen với quan niệm đánh đồng việc hướng ngoại và ăn nói lưu loát là thành công và những người như vậy có khả năng lãnh đạo và tự tin hơn. 

Tuy nhiên, liệu có đúng vậy hay không? Đúng là gần đây chủ đề này khá được quan tâm. Ví dụ vào năm 2017, trường đại học Georgia [Mỹ] đã tiến hành một nghiên cứu kiểm tra phong cách lãnh đạo của cả những người hướng nội và hướng ngoại. 

Họ phát hiện ra rằng, phần lớn những người dè dặt đều có những công cụ, kỹ năng và phong cách giao tiếp vô cùng hữu ích trong bất kỳ một tổ chức nào. Đó là một phong cách lãnh đạo khác biệt cần được tìm hiểu sâu hơn.

Hướng nội và tính cách dè dặt

Phần lớn những người ít nói có xu hướng là người hướng nội. Jennifer B. Kahnweiler viết một cuốn sách có tựa đề The Introverted Leader: Focusing on Your Quiet Strength [tạm dịch “ Những người lãnh đạo hướng nội : Tập trung vào sức mạnh của sự yên lặng”]. Trong cuốn sách này, tác giả giải thích cách mà những người đi theo phong cách này tính cách đang tiến gần tới vị trí dẫn đầu. Họ được miêu tả với các đặc điểm sau: 

  • Họ suy nghĩ trước khi nói
  • Họ biết cách lắng nghe. Thực tế, họ suy nghĩ kỹ càng về những gì nghe được và cần nhiều thời gian hơn để hồi đáp.   
  • Họ là những người quan sát. Họ cũng rất giàu trí tưởng tượng và là người giỏi phân tích thực tế.
  • Họ không tránh né những liên hệ xã hội. Thực tế là họ không ngại ngùng. Tuy nhiên họ lại kén chọn khi xây dựng các mối quan hệ bạn bè
  • Họ thích ở một mình
  • Họ rất cẩn thận. Thực tế, họ vô cùng quan tâm tới các mối quan hệ. Hơn nữa, họ rất đáng tin cậy. Đổi lại, họ trân trọng những người họ có thể chia sẻ tâm sự. 

Sự Ngượng ngùng và những người ít nói

Có những người không nói nhiều bởi họ không tự tin. Trong những trường hợp này, họ có tính cách dè dặt. Tuy nhiên, mặc dù họ không đặc biệt thoải mái hay tự tin khi ở cùng với cộng đồng bối cảnh xã hội, điều đó không có nghĩa là họ sẽ thất bại trong cư xử hoặc công việc. 

Chúng ta đều biết rằng những người như Jorge Luis Borges và Agatha Christie lại ngại ngùng một cách đáng kinh ngạc. Hơn nữa, Alec Guinness và diễn viên Dick Bogarde đã từng bị nôn trước khi lên sân khấu. Tuy nhiên, một khi họ hòa mình vào vai diễn, họ biểu diễn vô cùng điêu luyện. Trong khi dường như sự ngượng ngùng của một người vừa giới hạn lại vừa gây tổn thương cho bản thân, nó thường bị cản lại bởi sự xuất hiện của những đức tính tuyệt vời. 

Tính cách trầm tư: sự bình lặng nội tâm trong một thế giới hối hả

Trong một thế giới nơi người ta trao đổi những ý tưởng, ý kiến, suy nghĩ mà không có sự chắt lọc, những người ít nói có một nhịp điệu hoàn toàn khác biệt. Do đó, chúng ta cần cân nhắc cả yếu tố khác. Đó là một cách tiếp cận sâu sắc. 

Có những người luôn suy nghĩ kỹ lưỡng những gì họ sẽ nói trước khi họ nói ra. Họ lắng nghe bằng tất cả mọi giác quan trước khi hồi đáp. Họ cũng không vội vã bởi sự giao tiếp của họ luôn chân thật. Họ nói thật lòng theo niềm tin của bản thân. Họ luôn quan sát xung quanh. Họ thấu cảm, có trực giác và giỏi nhận ra những gì người khác thích và những thứ họ cần. 

Tất cả điều này đòi hỏi một cách tiếp cận thư thả hơn. Thực tế, những người này cho phép người khác nói trước và luôn lắng nghe, chú ý và học hỏi từ điều họ nghe được. Cách họ hành động, xử lý thông tin và ghi lại cần nhiều thời gian. Điều này dẫn đến việc giao tiếp của họ bị chậm nhịp. 

Với nhiều người, đặc điểm này dường như không bình thường. Tuy nhiên, nó đơn giản chỉ là một khía cạnh khác của tính cách. Hơn nữa, tất cả chúng ta đều đặc biệt và mỗi người đều có khả năng nói mà không chuẩn bị trước. Nếu chúng ta hiểu điều này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn hành vi của những người khác, những người không nhất thiết giống như ta.

_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _

Dịch bởi : Van Anh

Biên tập : Roam

Nguồn  : //exploringyourmind.com/people-who-dont-say-much-what-are-they-like/?amp=1

Nguồn ảnh : Unsplash & Pexels

  1. 1

    Nói chuyện phải có trọng điểm. Đừng nói lan man nếu bạn không có gì để nói. Thay vào đó, hãy làm cho từng câu nói của bạn trở nên có ý nghĩa. Sau một thời gian, người ta sẽ bắt đầu lắng nghe bạn vì họ biết những gì bạn nói là quan trọng.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn nói quá nhiều, những gì bạn nói sẽ trở nên nhạt nhẽo và kém phần quan trọng. Suy nghĩ kỹ những gì cần nói sẽ giúp lời nói của bạn có trọng lượng hơn.

    Klare Heston, một nhân viên công tác xã hội, cho rằng “Lời nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn nếu bạn biết chọn lời mà nói. Thay vì nói lan man đủ thứ, hãy chọn lời nói cẩn thận khi bạn có ý kiến cần đóng góp. Bạn không nhất thiết phải trở thành trung tâm của cả nhóm để tìm kiếm sự tự tin. Đôi khi điều ngược lại mới đúng!”

  2. 2

    Để người khác làm tâm điểm trong cuộc hội thoại. Hãy lịch sự và tinh tế hướng sự chú ý của mọi người khỏi bản thân, và nhường vị trí trung tâm cho người khác. Nếu bạn không đồng ý với quan điểm của họ, hãy nói rõ cho họ biết. Xem xét kĩ vai trò của người đó và phản hồi của bạn có ảnh hưởng thế nào đến suy nghĩ của họ. Khi bạn đã có đủ thông tin, bạn sẽ biết khi nào thì nên nói gì.

    • Việc này sẽ giúp bạn trở thành một người biết lắng nghe hơn. Bạn sẽ chủ động tập trung vào người khác và nhường sự chú ý của mọi người cho họ. Bạn sẽ bất ngờ vì những gì mình đã học được.
    • Đừng quá yên lặng khi mới gặp ai đó. Người đó có thể cho rằng bạn kì lạ hoặc không đáng để họ trò chuyện. Thay vào đó, hãy cân bằng giữa lắng nghe người khác và hỏi han họ.
    • Đừng nói những điều không cần thiết. Cần nghĩ trước khi nói. Hãy tạm dừng khi bị kích động hoặc hào hứng. Không nên ngắt lời người khác.

  3. 3

    Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người mà bạn đang nói chuyện. Dành thời gian lắng nghe những gì ẩn sau lời nói của họ thay vì mang ý kiến và bình luận của mình nhảy bổ vào câu chuyện. Liệu họ thật sự cảm thấy thế nào? Họ sẽ phản ứng như thế nào? Bạn đã nhận ra điều gì mà trước đây bạn không để ý tới?

    • Không phải là những người nói nhiều không thích làm hoặc không làm được như vậy. Nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thể dồn tâm trí vào việc quan sát thay vì quan sát “và” tìm đúng từ ngữ để nói. Hãy tự hỏi chính con người ồn ào trong mình xem: bạn đã nhìn thấy hoặc nhận ra điều gì về thế giới mà trước đây bạn không hề chú ý?

  4. 4

    Ngừng ngắt lời người khác. Khi bạn ngắt lời ai đó, bạn đã thể hiện sự thiếu tôn trọng những suy nghĩ và cảm giác của họ. Hãy để họ nói xong trước khi bạn phát biểu suy nghĩ của mình. Nếu bạn không biết chắc rằng mình có làm họ gián đoạn không, hãy nói: “Xin lỗi, tớ có ngắt lời cậu không? Cậu nói tiếp đi”. Như thế, họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.

    • Dành vài giây để nghĩ xem bạn đã nói được bao nhiêu từ nãy tới giờ, và người kia đã nói được bao nhiêu. Nếu lâu lâu rồi mà bạn chưa nói câu nào, hãy lên tiếng. Không một cuộc trò chuyện nào là hoàn thiện nếu một bên cứ hoàn toàn câm nín. Cũng như muốn vỗ tay phải có cả hai bàn tay – nếu bạn đã nói nãy giờ, hãy để người kia được lên tiếng. Bạn chỉ cần ghi nhớ là phải để họ nói xong thì mới tới phiên bạn.

  5. 5

    Hãy hỏi những câu hỏi tập trung vào người đó. Mọi người đều thích nói về bản thân họ, và nếu bạn để họ làm như vậy, họ sẽ rất quý mến bạn. Trầm tĩnh không có nghĩa là không nói gì – mà nghĩa là ăn nói súc tích, hỏi những câu hỏi thú vị, và đưa ra những luận điểm chính xác. Vì thế, đừng tự bắt mình phải im lặng, chỉ cần biết hỏi đúng câu hỏi là được.

    • Ví dụ, người quen của bạn vừa đi chơi nhảy dù về. Thay vì nói rằng “Tớ cũng từng chơi nhảy dù rồi, trò đó rất tuyệt!”, hãy nói rằng “Hay quá! Cậu thấy thế nào? Cậu mới chơi lần đầu à?”. Nếu họ chú tâm vào cuộc trò chuyện này, họ cũng sẽ hỏi xem bạn đã từng chơi nhảy dù bao giờ chưa.

  6. 6

    Hãy nói nhỏ hơn. Hãy nói nhẹ nhàng hơn nhưng âm lượng phải vừa đủ nghe. Những người trầm tĩnh thường rất nhỏ nhẹ trong giao tiếp, ngay cả khi họ lên tiếng. Rất hiếm khi có điều gì khiến họ phải nổi giận. Họ sẽ thể hiện sự vui sướng qua nét mặt và tông giọng [há hốc miệng, reo thầm...].

    • Tuy nhiên, việc này có một ranh giới rất mong manh. Những người nói bé quá cũng có thể gây ra sự phiền toái. Người khác có thể sẽ bối rối vì họ không nghe rõ bạn nói gì. Vì thế, khi bạn hạ âm lượng giọng nói của mình xuống, hãy nói vừa đủ nghe chứ đừng thì thầm.

  7. 7

    Hãy học cách thu hút sự chú ý khi nói ít đi. Những người nghĩ kỹ trước khi nói thường nói ra những điều rất đúng đắn. Nhờ đó, họ sẽ giành được sự tôn trọng của người khác và trở nên đáng tin cậy hơn. Hãy nói khi bạn cảm thấy cần thiết, nhưng đừng nên cố lấp đầy khoảng trống khi đã hết chuyện để nói.

    • Khi bạn để dành từ ngữ của mình cho những lúc cần lên tiếng, những gì bạn nói ra sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Hãy kiệm lời để duy trì thái độ trầm tĩnh và khiến những lúc mình lên tiếng trở nên có ý nghĩa hơn.

  8. 8

    Thể hiện cảm xúc qua nét mặt. Khi bạn cảm thấy rất muốn nói ra một ý kiến mà bạn biết là không nên, hãy để nét mặt của bạn biểu lộ cảm xúc. Một cái đảo mắt hoặc cười mìm sẽ tạo ra hiệu ứng tuyệt vời, và người khác sẽ khó nắm bắt được bạn hơn. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một người bạn trầm tính dùng nét mặt để bình luận về điều gì chưa? Dường như họ vẫn rất hài hước ngay cả khi họ không nói gì. Hãy học tập họ và dùng nét mặt thay cho lời nói khi cần thiết.

    • Tất nhiên là bạn cũng nên làm vậy một cách thận trọng. Bạn có thể khiến người khác khó chịu khi bạn không nói gì. Một cái đảo mắt đối với một người nhạy cảm có thể khiến họ lo cuống lên nếu bạn không cẩn thận. Hãy biết mình đang nói chuyện với ai và khi nào là thích hợp để làm vậy.

  9. 9

    Suy nghĩ cởi mở. Đừng cho rằng những người ở vị thế khác hoặc có ý kiến khác với bạn đều là sai lầm, ngớ ngẩn hoặc xấu tính. Hãy tìm hiểu vì sao họ lại suy nghĩ như vậy, và nguyên nhân đó là từ đâu mà ra. Nhờ đó, bạn sẽ nhìn được cả hai mặt của vấn đề, và có quan điểm cởi mở hơn. Bạn sẽ có động lực để hỏi han họ, và suy nghĩ kỹ về cuộc trò chuyện hiện tại.

    • Như vậy không có nghĩa là những người trầm tính thì hiểu chuyện hơn. Chỉ là khi bạn lắng nghe, bạn sẽ hiểu được vị trí của người kia và cho họ cơ hội giải thích đầy đủ hơn. Vì thế, khi ai đó nói ra một điều mà bạn không đồng tình, đừng vội vàng phản biện. Hãy lắng nghe, rồi bạn có thể nói ra ý kiến của mình sau.
    • Đừng im lặng chỉ để chọc tức người khác. Im lặng để tránh đối đầu không phải là hành động có ích, như thế nghĩa là hèn nhát. Hãy luôn nói rõ quan điểm của mình khi tranh luận, nhưng phải nói có lý với âm lượng vừa phải.
    • Đừng tỏ ra bất lịch sự hoặc ăn nói cộc lốc – hãy nói lịch sự khi được hỏi ý kiến, trả lời một cách thông minh, đừng chỉ nói đơn giản “có” hoặc “không”. Mục đích của bạn là sự trầm tĩnh chứ không phải là bất lịch sự hay thô lỗ. Mục đích của bạn còn là ăn nói súc tích, không phải là hợm hĩnh hay nhát gừng.

Video liên quan

Chủ Đề