Cách lắp Gundam

Tôi đã viết một bài chia sẻ kinh nghiệm về mô hình gundam cùng cảm xúc của bản thân khi mới chơi, hình ảnh trong bài viết đầu của một mẫu robot có tên là RX 78-2 do tôi tự lắp ráp và hoàn thiện. Trước đó tôi cũng tìm hiểu nhiều bài hướng dẫn và reviews nên khi viết bài đầu tiên tôi cố gắng chỉ chia sẻ những điều tôi đã làm sai dẫn đến làm hỏng hay phí cả một bộ mô hình chứ không lặp lại hay viết chi tiết.

Đang xem: Cách chơi gundam

Khi đọc lại thấy nội dung đơn giản, chung chung nên tôi muốn viết tiếp để chia sẻ thêm những điều mình biết, chi tiết hơn các bước làm, vẫn là chia sẻ của một người mới chơi thôi. Hy vọng việc chia sẻ vẫn có ích cho những ai chưa biết.

Phần 2 này muốn nói thêm về bước đầu tiên: lựa chọn mô hình, vì có nhiều loại lắm. Lựa chọn mẫu nào đương nhiên là do sở thích cá nhân người mua, còn tôi sẽ chia sẻ về những dòng sản phẩm mô hình gundam phổ biến cùng ưu nhược điểm mỗi loại theo cảm nhận cá nhân.

Vậy bắt đầu thôi!

Bắt nguồn từ một series phim hoạt hình của Nhật Bản về robot gundam, lấy bối cảnh chiến tranh của con người trong tương lai mà trong đó các robot đóng vai trò là vũ khí quân sự, mô hình gundam [còn gọi là gunpla, viết tắt của gundam plastic model] là sản phẩm đồ chơi lắp ghép bằng nhựa, mô phỏng các robot này chính xác theo tỉ lệ. Rất nhiều người không xem phim và cũng không hiểu cốt truyện nhưng vẫn thích và đam mê mô hình gundam, từ những người trẻ tuổi đến những người sưu tầm chuyên nghiệp.

PG có mức giá không dưới 2,5 triệu, trung bình là 3-5 triệu một mẫu, nhiều mẫu hoành tráng có giá hàng chục triệu đồng. Nó không phù hợp với người mới bắt đầu hoặc cũng thích gunpla nhưng không quá đam mê, vừa đắt tiền và cũng đòi hỏi nhiều thời gian công sức. Kích thước mẫu PG cũng khá lớn với những người thích một mô hình vừa phải, vừa đủ trưng ở góc bàn làm việc thôi [như tôi và tôi cũng không có điều kiện mua hay lắp, lol].

Real grade [viết tắt là RG] tỉ lệ 1/144 có thể nói là một dòng lai giữa HG và MG với mức độ chi tiết tương đương MG còn kích thước ngang HG, nó ra đời sau cả ba dòng trên, ưu điểm là có độ chi tiết ngang bằng hoặc thậm chí chi tiết hơn MG [do ra đời sau] nhưng giá rẻ hơn mô hình RG cũng có cấu tạo khung xương riêng như MG, mức giá 500-800 nghìn một mẫu.

Vì lý do trên, RG mới ra nhưng đã thu hút rất nhiều người chơi từ mới đến cũ. Các mẫu RG ráp xong đều rất đẹp trên hộp có ảnh thực tế luôn, hình thế nào ráp xong thế đó, nhưng việc đem nhiều số lượng chi tiết lớn của dòng MG vào một kích thước nhỏ có thể khiến trải nghiệm lắp ráp không tốt. Với tôi thì không phù hợp với người chơi lần đầu.

Xem thêm: Phần Mềm Scan Ảnh Sang Word Hiệu Quả, Cách Chuyển File Scan [ Pdf Và Ảnh] Sang Word

Ngoài bốn loại trên, vẫn còn nhiều loại nữa, nhưng tôi sẽ chỉ chia sẻ ngắn gọn.

None Grade [NG] thường có với tỉ lệ 1/100 nhưng mức độ chi tiết thấp hơn MG nên giá rẻ hơn [giá NG tương đương RG] mà lắp ráp đỡ phức tạp hơn. Số lượng mẫu NG cũng khá ít nhưng cũng có nhiều mẫu đáng mua, đẹp và có giá tốt. Cách phân loại các dòng sản phẩm của Bandai rõ ràng nằm ở độ chi tiết của sản phẩm chứ không nằm ở kích thước hay tỉ lệ, càng chi tiết càng đòi hỏi thời gian và công sức nhiều hơn và giá sẽ cao hơn.

SD Gundam [SD] không đi theo tỉ lệ, cao trung bình 7-10cm, nó mô phỏng lại robot thành style chibi nhìn khá kute, ưu điểm và nhược điểm khá giống HG, việc lắp ráp khá dễ với tất cả mọi người gồm cả người bắt đầu chơi hoặc người nhỏ tuổi, mức giá là rẻ nhất khoảng 150-300 nghìn.

Hiện tại còn có 2 mô hình Gundam với tỉ lệ 1/1 cao tận 20m nữa nhưng đương nhiên nó không dành để bán mà đang được trưng bày ngoài trời ở thành phố Tokyo. Gundam ngày càng phổ biến, được biết đến rộng rãi và trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa Nhật Bản.

Năm 2009 tôi đã mua một mẫu SD gundam và một mẫu HG nhưng tôi ráp xong thì chán nản vì thấy không đẹp, tiếc tiền nữa và đương nhiên khi đó tôi không biết là cần dụng cụ và hoàn thiện thêm, cứ bẻ tay rồi ráp làm sứt sẹo cả mô hình. Lúc tôi viết phần 1 là khi hoàn thành mẫu MG origin RX 78-2, vừa kiên nhẫn làm cẩn thận vừa tìm hiểu kinh nghiệm lắp ráp, hoàn thiện rồi dần dần thấy rất thích việc chơi mô hình, nhìn mẫu mình vừa hoàn thành tôi cảm thấy xứng đáng với tiền mình bỏ ra [dù khi ráp còn nhiều lỗi khiến tôi không ưng ý và chỉ muốn làm lại]. Trong 10 năm cách quãng đó tôi không hề thích cũng không mua thêm một mô hình nào vì ấn tượng đầu tiên năm 2009. Nếu là người chơi lần đầu, mô hình đầu tiên bạn chọn và cách bạn lắp nó cũng có thể đem đến 2 kết quả và 2 suy nghĩ khác nhau: Nó thú vị hay chán phèo và phí thời gian.

Nếu có thể quay lại trước khi mua tất cả hoặc có thể khuyên bạn mình trong việc chọn lựa mô hình, tôi sẽ nói là, chọn một mẫu mình thích thuộc dòng HG được sản xuất gần đây nhất để bắt đầu [hiện tại là dòng HG oringin đang hot, bạn chỉ cần search theo tên dòng] vì giá rẻ mà mô hình cũng khá ổn. Mua 1 bộ dụng cụ cơ bản nhất, lắp cẩn thận từng bước, cũng có thể test thử những kỹ thuật xử lý + hoàn hiện mô hình nhựa nâng cao ngay từ đầu… Từ đó sẽ biết những sai sót khiến mình chưa ưng ý, nếu chẳng may làm hỏng mô hình cũng coi như có thêm kinh nghiệm mà cũng đỡ tiếc. Tiếp đó nếu thấy muốn tiếp tục thì cứ lựa chọn tự do theo ý thích, có chuyển sang dòng phức tạp hơn như RG hay MG cũng chẳng sao [kể cả PG], và với mẫu nào thì cũng nên tìm hiểu qua hình ảnh ráp chay trong các bài reviews.

Xem thêm: Phần Mềm Xem Tivi Online Tốt Nhất Năm Nay, Top 4 Phần Mềm Xem Tivi Trực Tuyến Tiện Ích Nhất

Bài lần này tới đây là kết thúc, hy vọng nó không quá dài dòng, bài lần tới sẽ là phần cuối, chia sẻ kinh nghiệm về dụng cụ và quá trình lắp ráp + hoàn thiện mô hình.

Cùng Series

superQ

Khách quen

SG đem đến điều kỳ lạ

Tham gia viết bài có nhuận bút!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng, và HSBT còn gửi nhuận bút cho các bạn nữa!

Lắp ráp Gundam, nói khó thì không phải, mà nói dễ cũng chưa đúng lắm. Nếu mới bắt đầu tiếp cận Gunpla, có thể bạn sẽ "có chút luống cuống" trong việc phải bắt đầu ráp từ đâu, xử lý nhựa thế nào, hay dán decal ra sao, kẻ lằn là gì... Vậy hãy cùng shop Gundam hệ thống lại những bước lắp ráp Gundam cơ bản nhé. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có một trải nghiệm chơi Gunpla mượt mà, suôn sẻ hơn.

Clip hướng dẫn dành cho các bạn thích xem hơn đọc...

Dụng cụ cần thiết để lắp ráp Gundam

Dụng cụ với người chơi gunpla cũng giống như vũ khí của một chiến binh, giúp ta vô cùng nhiều trong quá trình lắp ráp mô hình. Để dễ nắm bắt, chúng ta sẽ những món dụng cụ lắp ráp Gundam ra từng nhóm nhỏ tùy theo công năng của chúng trong quá trình thực hiện mô hình. Qua đó bạn cũng biết mình cần sắm những dụng cụ gì tại shop Gundam theo nhu cầu phù hợp.

Xem thêm: Top 5 dụng cụ Gundam cơ bản cần có khi chơi Gunpla

Nhóm cắt, gọt part: [rất cần thiết]

  • Kềm vô cùng cần thiết, dùng để cắt các part mô hình ra khỏi vỉ runner nhựa. Có nhiều loại kềm cắt mô hình khác nhau, đặc điểm chung thường thấy là có một cạnh lưỡi được vát chéo để cắt part mượt hơn.

Nhóm xử lý bề mặt part: [Nên có]

  • Dao gọt mô hình dùng để tỉa lại những phần nhựa dư lớn trên part đã cắt. Bạn cũng có thể dùng dao này để cắt decal cà, decal nước khi mảnh decal quá nhỏ.
  • Các loại dũa cứng mềm, chà nhám để làm mịn bề mặt part, loại bỏ "ghẻ" [mấu nhựa dư, không bằng phẳng].

Gọt nhựa thừa trên part

Nhóm hoàn thiện mô hình [Nên có]

  • Nhíp: dụng cụ trợ giúp dán decal cực kỳ hiệu quả.
  • Bút kẻ lằn: tạo chiều sâu, độ chi tiết cho mô hình.

Nhóm phụ trợ: [tùy chọn, không bắt buộc] 

  • Dung dịch làm mềm và dán decal: hỗ trợ dán decal nước đẹp hơn
  • Keo dán mô hình: cho trường hợp gãy part
  • Top Coat: phủ bảo vệ bề mặt mô hình và mang tới diện mạo mới

Các bước lắp ráp Gundam cơ bản

Đọc hiểu hướng dẫn lắp ráp Gundam

Để quá trình ráp Gundam của chúng ta được mượt mà, một điều vô cùng quan trọng chính là đọc hiểu quyển hướng dẫn ráp đi kèm trong mỗi hộp Gunpla. Các quyển hướng dẫn này tuy là tiếng Nhật nhưng cũng không cản trở mấy, do các bước thực hiện đều được mô tả bằng hình vẽ cực kỳ chi tiết, ai xem cũng hiểu. Tuy nhiên, trong đó vẫn có một số ký hiệu quy ước mà bạn cần chú ý nếu mới chơi. Bạn có thể xem kỹ hơn về ý nghĩa của các ký hiệu hướng dẫn đó ở đây: Hiểu biểu tượng - Ráp Gundam dễ như bỡn

Tách part gunpla bằng kềm

Sau khi xem hướng dẫn, biết lúc này ta cần các part gì, chúng ta sẽ bắt đầu cắt những part đó ra khỏi runner bằng kềm. Khi cắt, bạn hãy áp mặt phẳng của lưỡi kềm vào phía bề mặt part, mặt vát chéo quay qua phía mấu nhựa giữ part với runner. Bấm mạnh dứt khoát, tránh nhây nhiều lần gây xấu mặt cắt. Nếu cắt xong phần nhựa dư trên part còn nhiều, ta có thể dùng kềm bấm thêm một lần nữa cho sát hơn.

Nhớ xoay đúng mặt kềm cắt

Xử lý ghẻ bằng kềm, dao, dũa, giấy nhám

Khi cắt part ra khỏi runner, bạn sẽ thấy những vết đứt của nhựa [gọi là "ghẻ"]. Để làm chúng biến mất, thường chúng ta sẽ dùng dao gọt bớt nhựa dư. Sau đó dùng các loại dũa có độ nhám khác nhau để làm mịn bề mặt. Nếu bạn chưa biết thì dũa [nhám] có số càng lớn thì càng mịn [800, 1000, 2000, 5000...] và độ mài mòn càng thấp [bạn cũng có thể tự cảm nhận bằng tay với bộ dũa của mình].

Trước và sau khi chà nhám

Chúng ta sẽ dùng dũa có số nhỏ [độ mài mòn cao] để chà thô, loại bỏ các phần gồ ghề lớn, sau đó thay dần các loại mịn hơn để chà tinh cho đến khi bề mặt part nhựa bằng phẳng theo ý muốn. Lưu ý là đừng sử dụng chỉ một loại dũa số nhỏ vì nó sẽ gây sước nghiêm trọng cho bề mặt part của bạn khi chà quá tay. Còn nếu bạn chỉ dùng dũa mịn thì cũng được, nhưng sẽ tốn công nhiều và hao dũa lắm.

Lắp ráp Gunpla từng bước theo hướng dẫn

Khi đã có các part mình cần, đẹp đẽ trong tay, chúng ta sẽ lắp ráp bộ phận của Gundam theo đúng như sách hướng dẫn. Nhớ chú ý chiều xoay part, nhiều part có hai bên chỉ khác nhau tí xíu, dễ gây lầm lẫn nếu không xem kỹ hình minh họa. Dần dần, mô hình của chúng sẽ "lớn lên", các phần được kết nối với nhau và thành hình.

Các bước hoàn thiện Gundam cơ bản

Dán decal Gundam

Nơi những chiếc nhíp đầu nhọn lên ngôi! Thật đấy, đừng bao giờ dán decal Gundam bằng tay không, bạn sẽ gặp một cơn ác mộng thực sự vì chúng quá nhỏ và khó thao tác. Dán decal đôi khi sẽ có trong cả quá trình ráp [như dán decal mắt ngay khi ráp phần đầu]. Việc dán decal này cũng sẽ thêm vẻ đẹp, màu sắc cho mô hình. Tuy nhiên, không phải loại decal Gundam nào cũng như nhau, cách dán của chúng cũng rất khác. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo: Gunpla đẹp nhất và bí kíp dán decal Gundam đẹp hết nấc

Kẻ lằn Gundam bằng bút

Bên cạnh dán decal thì "kẻ lằn" là một hai bước hoàn thiện cơ bản của người chơi Gunpla. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trên các bộ phận của Gundam mình vừa ráp xong có các rãnh, lỗ nhỏ. Chúng có thể là mô tả chi tiết cơ khí, các phần giáp tiếp giáp vào nhau, hoa văn... Đó chính là nơi cần "kẻ lằn". Nói đơn giản thì nó giống như hành động "đồ đường viền" để mô hình của chúng ta nổi bật hơn, có cảm giác nhiều chi tiết hơn, các phần cùng màu tách biệt nhau hơn, có độ sâu hơn... Chỉ một bước nhỏ lại tạo ra thành công lớn về mặt thị giác.

Hiệu quả rõ rệt của việc kẻ lằn

Có hai loại bút thông dụng được dùng cho kẻ lằn là bút kimbút "chảy". Bút kim có ngòi nhỏ xíu, bạn sẽ đồ theo các rãnh trên mô hình một cách bình thường. Bút kẻ chảy thì cách dùng hơi khác. Bạn sẽ nhấn mạnh đầu bút để mực chảy ra, lấp đầy vào các rãnh, nó sẽ phủ ra cả xung quanh nữa đấy. Sau đó chúng ta dùng tăm bông, hoặc khăn để lau đi phần mực thừa bên ngoài. Mỗi loại bút đều có cái hay riêng.

Khi kẻ lằn, nỗi đau khổ lớn nhất là run tay, kẻ méo, kẻ chệch ra cả những vùng khác. Đừng lo lắng, bạn có thể dùng tăm bông hoặc tẩy [gôm] lau sạch ngay lúc mực vẫn chưa khô. Còn nếu muốn xóa lằn đã kẻ, thì ta cũng có công cụ hỗ trợ là bút xóa lằn, có chứa dung môi làm tan mực, lau cái là sạch.

Phủ Top Coat bảo vệ mô hình Gunpla

Đây là một bước tùy ý, bạn không nhất thiết phải thực hiện nó, nhưng nếu bạn làm, vẻ đẹp mô hình của bạn sẽ được đưa lên một tầm cao khác. Cách làm tương đối đơn giản, nhưng đi kèm theo đó cũng có những rũi ro nhất định mà bạn cần chú ý. Hãy tìm hiểu tại: Ma thuật Top Coat cho người mới chơi Gundam

Video liên quan

Chủ Đề