Cách hạch toán bảo hiểm trừ vào lương năm 2024

là quá trình quan trọng trong việc tính toán và trả lương cho người lao động. Kế toán đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp với người lao động và yêu cầu độ chính xác cao. Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương năm 2024, hãy cùng AZTAX tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Cách hạch toán bảo hiểm trừ vào lương năm 2024
Hạch toán là gì?

Hạch toán bao gồm các công việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép. Nhằm quản lý hoạt động kinh tế của doanh nghiệp một cách chặt chẽ, có tổ chức và hiệu quả.

2. Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Cách hạch toán bảo hiểm trừ vào lương năm 2024
Cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.1 Hạch toán tiền lương cho nhân sự

Để hạch toán chính xác các khoản chi phí của doanh nghiệp, kế toán viên cần xác định chi tiết từng bộ phận được nhận lương và đối chiếu với Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính tương ứng với doanh nghiệp trong quá trình hạch toán. Dưới đây là bảng hạch toán tiền lương chi tiết:

1. Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên

  • Nợ TK 241 Chi phí khác
  • Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công của công nhân trực tiếp điều khiển máy
  • Nợ TK 627 Lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội
  • Nợ TK 641 Lương bộ phận bán hàng
  • Nợ TK 642 Lương bộ phận quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 334: Phải trả người lao động 2. Tiền thưởng trả cho nhân viên – Xác định tiền thưởng cho nhân viên được trích từ quỹ khen thưởng:
  • Nợ TK 3531: Tiền thưởng phải trả người lao động
  • Có TK 334: Tiền thưởng phải trả người lao động

– Tiền thưởng trả cho nhân viên:

  • Nợ TK 334: Tiền thưởng chi trả cho người lao động
  • Có TK 111, 112: Tiền thưởng chi trả cho nhân viên 3. Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho nhân viên – Hàng tháng, kế toán căn cứ vào kế hoạch để tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho nhân viên:
  • Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Số tiền lương nghỉ phép trích trước
  • Có TK 335: Số tiền lương nghỉ phép trích trước

– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động:

  • Nợ TK 335: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
  • Có TK 334: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh

2.2 Hạch toán các khoản trích theo lương

a) Tỷ lệ trích các khoản theo lương

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và Công văn 2159/BHXH-BT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì:

Các khoản trích theo lương Trích vào chi phí của doanh nghiệp Trích vào lương của người lao động Tổng Bảo hiểm xã hội (BHXH) 17,5% 8% 25,5% Bảo hiểm y tế (BHYT) 3% 1,5% 4,5% Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 1% 1% 2% Tổng 21,5% 10,5% 32% Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 2%0%2%

Như vậy hàng tháng, doanh nghiệp phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội là 32% trên tổng quỹ lương phải trả nhân viên (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN). Nếu doanh nghiệp có thành lập công đoàn, doanh nghiệp phải đóng cho Liên đoàn lao động của Quận/Huyện là 2% trên quỹ lương phải trả nhân viên (KPCĐ).

b) Các khoản trích được tính vào chi phí của doanh nghiệp

Khi hạch toán các khoản trích từ tháng 1/10/2022 trở đi, ta tính như sau:

Tổng tiền bảo hiểm DN phải nộp = 23,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tổng tiền nộp Bảo hiểm + Kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp.
  • Có TK 3383 (BHXH) : Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
  • Có TK 3384 (BHYT) : Tiền lương tham gia BHXH x 3%
  • Có TK 3386 hoặc 3385 (BHTN) : Tiền lương tham gia BHXH x 1%
  • Có TK 3382 ( KPCĐ) : Tiền lương tham gia BHXH x 2%
  • Chú ý: Riêng về Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
  • Trường hợp DN áp dụng theo Thông tư 200 thì dùng TK 3386
  • Trường hợp DN hạch toán lương theo Thông tư 133 thì dùng TK 3385

c) Các khoản trích được trừ vào lương nhân viên

Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

  • Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp
  • Có TK 3383 (BHXH): 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 (BHYT): 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 (BHTN): 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Xem thêm: Nhân sự tiền lương quy định ra sao?

2.3 Hạch toán các khoản giảm trừ vào lương khác

a) Người lao động tạm ứng lương

Trong kỳ, nếu người lao động tạm ứng lương, số tiền lương tạm ứng thực tế phát sinh sẽ được trừ vào lương phải trả cho người lao động và đưa vào hạch toán:

  • Nợ TK 334: Số tiền phải trả cho người lao động
  • Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng thực tế

Khi thanh toán tiền lương:

  • Nợ TK 334: Số tiền phải trả cho người lao động
  • Có TK 111, 112: Tiền lương thực tế đã trừ đi phần tạm ứng

b) Thuế thu nhập cá nhân người lao động phải nộp

Trong kỳ, nếu người lao động phát sinh thuế thu nhập cá nhân phải nộp, cần tiến hành xác định số tiền thuế phải khấu trừ và trừ vào lương phải trả cho người lao động:

  • Nợ TK 334: Số thuế TNCN khấu trừ
  • Có TK 3335: Số thuế TNCN khấu trừ

Trường hợp doanh nghiệp nộp TNCN thay người lao động:

  • Nợ TK 3335: Số thuế TNCN phải nộp
  • Có TK 111, 112: Số thuế TNCN phải nộp

Xem thêm: Quyết định tăng lương dành cho người lao động

3. Quy định hạch toán tiền lương và các khoản trích tiền lương năm 2024

Cách hạch toán bảo hiểm trừ vào lương năm 2024
Quy định hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương năm 2024

Để hạch toán chi trả lương cho nhân viên, kế toán sẽ dựa vào Bảng thanh toán lương chứng từ, thanh toán lương qua ngân hàng hoặc phiếu lương. Từ đó, ta được công thức:

Tiền lương thực trả = (Tiền lương + phụ cấp + thưởng) – Các khoản giảm trừ vào lương (tiền thuế TNCN, tiền tạm ứng) – Tiền bảo hiểm phải nộp

  • Nợ TK 334: Số tiền lương phải trả cho người lao động
  • Có TK 111, 112: Số tiền lương thực trả

Trong trường hợp phát sinh trả lương cho người lao động bằng hàng hóa, sản phẩm, kế toán cần xuất hóa đơn doanh thu bán hàng nội bộ và làm hạch toán:

  • Nợ TK 334: Số tiền lương phải trả cho nhân viên
  • Có TK 5118: Doanh thu khác (giá bán hàng hóa, dịch vụ)
  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

4. Các lưu ý khi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Cách hạch toán bảo hiểm trừ vào lương năm 2024
Các lưu ý khi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Cập nhật quy định: Do quy định về tiền lương và các khoản trích có thể thay đổi theo thời gian, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định mới nhất từ các cơ quan chức năng và các luật pháp liên quan. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng quy định và tránh vi phạm pháp luật.

Tư vấn chuyên gia: Trong trường hợp quy định về hạch toán tiền lương và các khoản trích phức tạp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia về tài chính và kế toán. Chuyên gia sẽ tư vấn và xử lý các hoạt động liên quan đến hạch toán tiền lương thay cho doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định pháp luật.

Chi phí bảo hiểm hàng hoá hạch toán vào đầu?

Nguyên tắc hạch toán tài khoản này: Các chi phí này khi phát sinh được ghi vào bên Nợ TK 624 - “Chi phí kinh doanh bảo hiểm”. 2. Không phản ánh các khoản chi phí khai thác bảo hiểm vào TK 642 – “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. 3.

Lãi chậm nộp bảo hiểm hạch toán thế nào?

Hạch toán lãi chậm nộp BHXH.

Lãi chậm nộp BHXH được hạch toán vào tài khoản 811 – chi phí khác. Đây là khoản chi không thường xuyên, không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh..

Khoản lãi phạt chậm đóng BHXH cũng không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế..

Kinh phí công đoàn hạch toán vào đầu?

– Với chi phí công đoàn cần hạch toán chi tiết theo từng bộ phận, tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp: Nợ các TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642… Trường hợp Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng 65% tổng số thu Kinh phí công đoàn thì cần qua TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.

Lãi trả chậm hạch toán vào đầu?

Cách hạch toán hàng bán trả góp, trả chậm:Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. (lãi trả chậm, trả góp). - Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi: Nợ các TK 111, 112,...