Cách giảm đau thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh rất phổ biến hiện nay. Đây là bệnh thường gặp ở những những người làm việc ngồi lâu, có cường độ lao động cao và thường xuyên có nhiều tác động ở vùng đầu cổ. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.

1. Biểu hiện của bệnh

- Người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện điển hình nhất. Đa số các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây đau đớn.

NỘI DUNG

- Các cử động cổ bị vướng và đau, có thể đôi khi bị vẹo cổ. Cơn đau từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

- Mất cảm giác chi trên: Do sự chèn ép vào cột sống và lớp sụn khớp thoái hóa nên thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh vận động ở tay. Bệnh khiến hạn chế khả năng vận động ở tay, khó cảm nhận được nóng lạnh, thậm chí gây yếu nếu không được điều trị kịp thời.

- Cứng cổ: Người bệnh có thể bị cứng cổ vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau nhức, ê ẩm vùng gáy, sau đầu và cả mảng đầu bên phải làm người bệnh khó khăn khi quay đầu sang hai bên.

- Dấu hiệu Lhermitte, còn được gọi là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng: Khi thoái hóa đốt sống cổ nặng, bệnh nhân có thể sẽ đối diện với chứng thoái hóa đa xơ cứng rất nguy hiểm. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác luồng điện chạy dọc từ cổ xuống cột sống, sau đó lan xuống tay, chân và các ngón tay, ngón chân. Biểu hiện này rõ hơn khi bệnh nhân cúi cổ về trước.

Cách giảm đau thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

2. Nguyên nhân gây bệnh

- Hoạt động sai tư thế: Đây là một nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh mắc thoái hóa đốt sống cổ. các tư thế sai trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như: duy trì một tư thế quá lâu, ít đi lại, vận động. Ngoài ra, nhiều công việc phải cúi hoặc thực hiện ngửa đầu quá nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi vặn vẹn, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu,… cũng đều gây ra hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ.

- Tuổi tác: Người có độ tuổi từ 40 – 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Tuy nhiên tình trạng thoái hóa xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào chế độ sinh hoạt và chăm sóc của người bệnh. Hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa, 20-30 tuổi cũng có thể mắc bệnh

- Chế độ dinh dưỡng không đúng, không khoa học: Chế độ ăn uống thiếu canxi, sắt, kali, vitamin… trong bữa ăn hàng ngày. Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia, đồ ngọt, đồ uống có gas… cũng làm cột sống người bệnh dễ bị thiếu chất và làm thoái hóa xương khớp nhanh chóng hơn.

- Di truyền: Thoái hóa đốt sống cổ có thể xảy ra do di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc thì nguy cơ mắc thoái hóa cột sống của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn.

- Đĩa đệm và cột sống thay đổi: Một số tình trạng như mất nước đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, dây chằng xơ hoá, tăng sinh xương tạo thành các gai xương… đều có nguy cơ gây ra thoái hóa đốt sống cổ.

- Chấn thương: Có tiền sử bị chấn thương tại vùng cổ hay do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể dục thể thao, sinh hoạt thường ngày… có thể làm xuất hiện thoái hoá.

3. Bệnh có nguy hiểm?

Thoái hóa đốt sống cổ nếu không phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng: rối loạn tiền đình khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm làm cho họ mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm.

Biến chứng nguy hiểm nhất đáng ngại nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có chèn ép tủy sống rất có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật…

Để xác định thoái hóa đốt sống cổ cần khám lâm sàng, chuyên khoa thần kinh là tốt nhất; chụp Xquang cột sống cổ, chụp cắt lớp vi tính (CT), tốt nhất là chụp cộng hưởng từ (MRI), kết hợp với các thăm dò hiện đại khác để phát hiện, xử lý kịp thời.

‎Với các trường hợp thoái hóa nhẹ, không có biểu hiện chèn ép bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với các thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp đeo nẹp cổ và tập phục hồi chức năng.

Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi bệnh nhân bị chèn ép tủy cổ rõ ràng, gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Chỉ định điều trị phẫu thuật phải rất chặt chẽ khi có sự chẩn đoán giữa lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Mục đích của phẫu thuật là giải chèn ép tủy cổ, phục hồi chức năng thần kinh.

Bài viết bởi Bác sĩ Trần Thị Ái Vân - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông.

Thoái hóa cột sống là bệnh thường gặp và phổ biến trong nhóm bệnh lý cơ xương khớp. Để khôi phục chức năng cột sống và rút ngắn quá trình điều trị thì vật lý trị liệu là 1 phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả cũng như phù hợp với hầu hết các giai đoạn của thoái hóa cột sống.

1. Thế nào là thoái hóa cột sống cổ?

Cột sống bị thoái hóa do phải chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn và xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp. Quá trình này lâu ngày dẫn đến bào mòn bề mặt khớp và sụn, hình thành các xương mới dọc theo xương hiện tại (hay còn gọi là gai xương). Vì vậy, các triệu chứng thường gặp ở những người thoái hóa cột sống cổ là đau cổ vai gáy dai dẳng không đỡ, các khớp vùng cột sống kêu lục cục khi thực hiện động tác nhanh hoặc đột ngột, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng gai xương chèn ép thần kinh gây tê bì tay, cơn đau lan lên vùng chẩm gáy.

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý như nhiệt độ, tia hồng ngoại, dòng điện, sóng âm, sóng điện từ... tác động lên vùng bệnh lý nhằm giảm đau, giãn cơ, tăng tuần hoàn tại chỗ, ngăn ngừa tái phát về sau.

Ưu điểm của phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu là các tác động không xâm lấn, hạn chế tác dụng phụ của thuốc, hiệu quả nhanh và có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc.

Các tình trạng có thể điều trị bằng vật lý trị liệu:

  • Đau cổ vai gáy mãn tính;
  • Đau lan xuống tay, bàn tay;
  • Co cứng cơ cạnh cột sống;
  • Thất bại trong điều trị bằng các phương pháp khác.

Hạn chế sử dụng vật lý trị liệu trong các trường hợp:

  • Viêm, sưng đau tại chỗ;
  • Các bệnh lý toàn thân: Sốt, lao tiến triển...
    Cách giảm đau thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Trong vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có những liệu pháp giúp tình trạng bệnh cải thiện hơn

3. Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

3.1. Chườm nóng chữa thoát vị đĩa đệm

Nhiệt làm giãn mạch tại chỗ, tăng ngưỡng kích thích thần kinh, ngừa thoái hóa sợi cơ cũng như bề mặt khớp, tăng sinh collagen trong tổ chức liên kết và tính đàn hồi của các phần mềm quanh cột sống như cơ, dây chằng, đĩa đệm, từ đó giảm đau và đẩy nhanh quá trình tái tạo trong thoái hóa cột sống cổ.

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bằng cách chườm nóng được thực hiện như sau:

  • Dùng túi chườm/ parafin có nhiệt độ khoảng 40-50 độ C áp lên vùng cổ và vai gáy sao cho cảm giác dễ chịu, không quá nóng;
  • Chườm trong khoảng 15-30 phút, tùy vào thể trạng từng người.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng các loại chế phẩm túi chườm thảo dược tự nhiên của Y Học Cổ Truyền giúp ôn ấm kinh lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong tán hàn để đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

3.2. Siêu âm trị liệu

Phương pháp này là sử dụng sóng âm có tần số 0,7-3 MHz để trị liệu. Sóng âm lan truyền theo chiều dọc gây nên những thay đổi về áp lực (dãn nở hoặc nén ép) trong môi trường vật chất, gây ra hiện tượng “xoa bóp vi thể” làm mềm vùng , tăng tuần hoàn. Kích thích nhiệt sâu lên các đầu mút thần kinh cũng giúp dịu các cơn đau ở khu vực điều trị.

Cách giảm đau thoái hóa đốt sống cổ năm 2024

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ áp dụng phương pháp siêu âm trị liệu

3.3. Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bằng điện xung

Điện xung là 1 phương pháp phổ biến trong vật lý trị liệu. Sử dụng dòng điện xung có tần số thấp hoặc trung bình kích thích thần kinh bằng điện qua da. Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ bằng điện xung có tác dụng giảm đau ở những người bị bệnh lâu ngày, chữa nhiều cách khác nhau nhưng không đỡ. Điện xung kích thích theo các tần số nhất định giúp giảm đau dựa trên cơ chế ngăn đường dẫn truyền đau lên não tại tủy sống. Một số dòng xung như TENS còn có thể kích thích cơ thể tiết ra các opioid nội sinh (Endorphin và Enkephalin), các chất này kéo dài tác dụng giảm đau so với các cách thông thường khác.

Vật lý trị liệu là một phương pháp an toàn trong điều trị thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, muốn đảm bảo hiệu quả trong điều trị bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa và kết hợp thay đổi lối sống, tập luyện để có một cơ thể khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Cách dân gian chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
  • 3 loại siêu âm thường dùng trong y khoa
  • Hình ảnh trên siêu âm diễn ra như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Thoái hóa đốt sống cổ không nên làm gì?

Không nên lắc, quay vặn cổ khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm bệnh nặng thêm. Khi ngủ cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái (không cao, không thấp quá) và nên thỉnh thoảng thay đổi tư thế để cho máu được lưu thông.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Những người bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 để cải thiện tình trạng thoái hoá. Những thực phẩm đó bao gồm: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Thực phẩm giàu vitamin C.

Bị thoái hóa đốt sống cổ nên uống sữa gì?

Một số sữa rất thích hợp cho bệnh lý thoái hoá cột sống có thể kể đến như sữa bò, sữa hạt. Ngoài ra thực phẩm giàu Canxi tìm thấy nhiều trong đậu Hà Lan, đậu đen, cá hồi.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ngữ như thế nào?

Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho người thoái hóa đốt sống cổ, vì tư thế này giúp duy trì các đường cong tự nhiên của cột sống, hạn chế chèn ép dây thần kinh.