Cách đánh giá bệnh nhân cần phục hồi chức năng năm 2024

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nội khoa, hoàn toàn không xâm lấn giúp người bệnh phục hồi chức năng cơ thể có hiệu quả cao. Phương pháp này có thể được áp dụng độc lập với trường hợp bệnh nhẹ hoặc kết hợp với những phương pháp điều trị khác để tối ưu kết quả điều trị. Vật lý trị liệu có thể thực hiện tại nhà nếu người bệnh không gặp các chấn thương quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên thăm khám với bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định các bài tập phù hợp vơi tình trạng sức khỏe.

Phục hồi chức năng là giải pháp giúp người bệnh giảm nguy cơ bị tàn phế, bại liệt do di chứng tai nạn, biến chứng từ các bệnh lý thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… hoặc di chứng kéo dài sau nhiễm COVID-19 gây ra.

Cách đánh giá bệnh nhân cần phục hồi chức năng năm 2024
Phục hồi chức năng giúp người bệnh lấy lại, duy trì hoặc cải thiện các chức năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày

2. Mục đích của phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng bao gồm rất nhiều mục đích như:

2.1. Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống và có thể tự lập trong sinh hoạt thường ngày

Mục tiêu quan trọng nhất của phục hồi chức năng là giúp người bệnh có thể hồi phục các chức năng bị giảm hoặc bị mất do chấn thương, từ đó có thể tự lập trong sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ:

  • Người đã bị đột quỵ cần phục hồi chức năng để có thể mặc quần áo hoặc tắm rửa mà không cần trợ giúp.
  • Người từng bị đau tim có thể trải qua quá trình phục hồi chức năng tim để có thể trở lại tập thể dục bình thường.
  • Người bị bệnh phổi, chịu đựng di chứng kéo dài sau nhiễm COVID-19 có thể được phục hồi chức năng phổi để có thể hít thở tốt hơn, cải thiện toàn diện về sức mạnh và sức khỏe để trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.

Cách đánh giá bệnh nhân cần phục hồi chức năng năm 2024

2.2. Giảm sự phát triển của các bệnh mãn tính

Phục hồi chức năng giúp giảm thiểu hoặc làm chậm tác động tiêu cực của các tình trạng sức khỏe mãn tính (bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường…) bằng cách trang bị cho người bệnh các kiến thức bổ ích về chế độ sống lành mạnh. Vì thế, sau quá trình phục hồi chức năng, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe khoắn và vận động thoải mái hơn.

2.3. Ngăn ngừa các biến chứng sức khỏe nguy hiểm

Bên cạnh khả năng tăng cường sức khỏe, phục hồi chức năng còn tác dụng giảm thiểu, kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khi xuất hiện các vấn đề về sức khỏe. Những biến chứng này thường xảy ra khi người bệnh bị chấn thương tủy sống, đột quỵ, gãy xương…

3. Đối tượng cần phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng dành cho những người có chức năng bị giảm hoặc mất do:

  • Chấn thương, tai nạn hoặc tổn thương tâm lý, bao gồm bị bỏng, gãy xương, chấn thương sọ não và tổn thương tủy sống.
  • Đột quỵ.
  • Phục hồi sau nhiễm COVID-19.
  • Nhiễm trùng nặng.
  • Đại phẫu.
  • Tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị y tế.
  • Một số dị tật bẩm sinh và rối loạn di truyền.
  • Chậm phát triển.
  • Đau lưng và cổ mãn tính.
    Cách đánh giá bệnh nhân cần phục hồi chức năng năm 2024
    Bất kỳ ai gặp các vấn đề trong việc thực hiện các chức năng cơ thể bình thường đều cần đến phương pháp phục hồi chức năng

4. Các hình thức phục hồi chức năng

Có rất nhiều kỹ thuật, phương pháp phục hồi chức năng. Trong đó, các hình thức chính của phương pháp này bao gồm:

4.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng vận động cơ học, siêu âm, nhiệt, điện… để giảm đau và chống viêm sưng cho người bệnh. Đồng thời, phương pháp này còn kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể.

4.2. Tâm lý trị liệu

Tâm lý lạc quan, vui vẻ rất quan trọng trong quá trình điều trị bất kỳ bệnh lý nào, bao gồm cả phục hồi chức năng. Trong đó, tâm lý trị liệu là phương pháp giúp người bệnh loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực để có thể thoải mái điều trị. Do đó, phương pháp này thường được các bác sĩ kết hợp cùng kỹ thuật, phương pháp phục hồi chức năng khác nhằm đảm bảo và đẩy nhanh hiệu quả điều trị cho người bệnh.

4.3. Hoạt động trị liệu

Hoạt động trị liệu khuyến khích người bệnh thực hiện các hoạt động tự chăm sóc và các trò chơi nhẹ nhàng, từ đó giúp người bệnh tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật. Phương pháp này có thể được thực hiện tại nhà hoặc ngoài cộng đồng đều được.

4.4. Ngôn ngữ trị liệu

Đây là phương pháp phục hồi chức năng dành cho người sau tai biến hoặc trẻ em có vấn đề về ngôn ngữ bẩm sinh như chậm nói, nói ngọng, nói không rõ ràng… Bên cạnh phương pháp tập nói, ngôn ngữ trị liệu còn giúp người bệnh cải thiện các loại ngôn ngữ giao tiếp khác như viết, mắt, động tác bằng tay (thủ ngữ),…

4.5. Vận động trị liệu

Với vận động trị liệu, bác sĩ sẽ thực hiện một số bài tập vận động, nắn chỉnh xương khớp trên người bệnh bằng tay hoặc sử dụng một số loại máy móc chuyên dụng để hỗ trợ. Phương pháp này giúp người bệnh phục hồi khả năng hoạt động và tránh nguy cơ bại liệt, tàn phế.

\> Tham khảo: Phục hồi chức năng với thiết bị vận động trị liệu tích cực ATM2

4.6. Phục hồi chức năng phổi

Chương trình chuyên biệt gồm các bài tập hít thở sâu kết hợp với dụng cụ tập luyện chuyên dùng nhằm phục hồi chức năng của phổi và vùng cơ xung quanh. Phương pháp này giúp người bệnh tăng cường chức năng hô hấp, cải thiện nhịp thở, tăng dung tích ở thùy phổi và phổi, từ đó tăng lượng oxy hấp thụ trong máu.

\> Xem ngay: Chương trình phục hồi chức năng phổi và sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân sau nhiễm COVID-19

Cách đánh giá bệnh nhân cần phục hồi chức năng năm 2024
Khu vực phục hồi chức năng với trang thiết bị hiện đại hỗ trợ tối ưu trong công tác điều trị tại ACC

Phục hồi chức năng rất cần thiết để những người bị mất hoặc giảm một số chức năng có thể tự lập và giảm phụ thuộc vào người khác trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian để có thể đạt được hiệu quả. Do đó, bên cạnh tiếp cận đúng phương pháp điều trị, người bệnh cần phải có sự kiên trì và phối hợp với bác sĩ để đẩy nhanh quá trình hồi phục cơ thể.