Cách chữa bệnh cước chân vào mùa đông

(QNO) - Vào những ngày rét đậm, rét hại, một số người thường bị sưng đỏ, đau ngứa tại các đầu ngón tay, ngón chân và tạo nên cảm giác rất khó chịu.

Cách chữa bệnh cước chân vào mùa đông
Cước chân vào mùa lạnh.

Hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngón chân, ngón tay theo dân gian gọi là “cước”, còn theo y học hiện đại thì đây là tình trạng dị ứng thời tiết tại chỗ.

Bác sĩ Trần Thịnh - Viện Y học cổ truyền Quân đội cho biết: “Cước là một loại tổn thương do lạnh thường xuất hiện vào mùa đông. Bệnh hay gặp ở nhóm người bị thiểu năng tuần hoàn ngoại vi, người cao tuổi, trẻ em và những người lao động chân tay”.

Do nhiệt độ xuống thấp, môi trường lạnh giá, các mạch máu ngoại vi nằm dưới lớp da mỏng ở đầu ngón tay, ngón chân do không được giữ ấm nên sẽ bị co lại, khiến cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra chậm chạp.

Nếu như bàn chân tay giá lạnh được làm ấm đột ngột, các mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra, làm cho vùng da ở đầu ngón tay, ngón chân bị tổn thương và biểu hiện là sự sưng tấy đỏ, ngứa ngáy.

Vị trí thương tổn thường gặp là ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi.

Cước được chia làm hai thể: cước cấp tính và mạn tính. Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của tổn thương do lạnh và nhanh khỏi không tái phát. Cước mạn tính là thể nặng, gặp ở người có tuổi, mùa đông nào cũng bị nhưng khỏi hoàn toàn về mùa hè.

Bác sĩ Trần Thịnh cho biết, để phòng tránh bệnh cước tay chân mùa đông, bạn nên thực hiện theo cách sau: Đầu tiên, mọi người cần đi tất để giữ ấm đôi chân mỗi khi ra ngoài.

Thường xuyên ngâm chân bằng nước ấm có pha muối và gừng vào buổi tối, trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên massage chân bằng dầu nóng để tăng nhiệt độ cho cơ thể vào những ngày giá rét.

Cần lưu ý là phải thay tất chân thường xuyên để tránh bị nấm chân.

Với bàn tay, cần giữ ấm tay bằng cách đeo bao tay mỗi khi đi ra ngoài. Xoa tinh dầu dừa hoặc các sản phẩm dưỡng da tay khác để chống nẻ da, hạn chế việc bị cước tay.

Ngoài việc giữ ấm bạn cần lưu ý là nên hạn chế cho tay tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hay các chất tẩy rửa. Khi giặt quần áo, phơi đồ, rửa chén hay dọn dẹp nhà cửa nên đeo loại găng tay cao su dày để không bị lạnh.

Khi bị cước không nên gãi nhiều sẽ khiến làn da bị tổn thương, nhất là trong trường hợp bạn bị cước chân tay. Không những thế gãi còn có thể làm da bị viêm nhiễm, gây nên các thương tổn và khiến tình trạng bị cước trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số mẹo chữa cước chân tay mùa đông

Bác sĩ Trần Thịnh khuyên: “Khi đã bị cước tay chân không nên dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, gà, vịt, rượu, bia… Chúng sẽ làm bạn bị sưng ngứa nhiều hơn.

Bạn cũng có thể áp dụng một số công thức sau để trị bệnh: Lá lốt thái nhỏ, đun sôi với nước, cho thêm chút muối. Sau đó, dùng nước này để ngâm chân, tay khoảng 30′. Đều đặn ngâm 1 thời gian, bạn sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.

Hoặc bạn thoa 1 chút dung dịch rượu anh đào lên vùng chân, tay bị cước để làm dịu đi cơn ngứa, rát cũng khá hiệu quả”.

Theo vtc.vn

23-02-2022 7 12346 1 0 Báo lỗi

Thời tiết miền Bắc đang bước vào những ngày đầu đông, nhiệt độ thấp khiến cơ thể chúng ta dễ mắc phải những bệnh về đường hô hấp hoặc bị cước tay chân khi phải lao động ngoài trời quá nhiều. Cước là một dạng tổn thương da do lạnh, thường xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, phổ biến vào mùa đông, biểu hiện tay chân sưng tấy, ngứa ngáy, da rộp hoặc nứt, đau buốt, có khi nổi lên mụn nước, lở loét, kết vảy. Dưới đây là những cách phòng và chữa cước tay chân nhanh nhất bạn nên biết.

Thời tiết trở lạnh là điều kiện để các bệnh gây ngứa tăng đáng kể: viêm da dị ứng, nứt nẻ, đặc biệt là bệnh cước gây ngứa ngáy, sưng đỏ các đầu ngón tay, ngón chân…Có trường hợp bị ngứa gãi nhiều dẫn đến nhiễm trùng da… Vì vậy, để tránh bị cước khi mùa đông về, cần giữ ấm cơ thể, nhất là bàn tay bàn chân bằng cách đi găng, bít tất, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi rửa tay chân, trong nhà nên đi loại dép giữ ấm…Trường hợp cước nặng, cần đến các bệnh viện da liễu Trung ương để được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm ngứa, chống phù nề…


Các bình luận

Click the image to close

Ngâm chân trị cước chân từ các bài thuốc dân gian vừa đơn giản lại hiệu quả. Thời tiết mùa đông giá rét, nhiệt độ hạ thấp là nguyên nhân gây bệnh cước chân. Cùng tìm hiểu các bài thuốc ngâm chân trị cước chân hiệu quả.

Nội dung bài viêt

  • Bệnh cước là gì? Các cấp độ của bệnh cước chân.
  • 7 bài thuốc ngâm chân trị cước chân đơn giản nên áp dụng sớm.
    • Bài 1: Muối +nước ấm
    • Bài 2: Quế chi
    • Bài 3: Lá lốt+ muối
    • Bài 4: Quế nhục+ Đinh hương+ Ngũ linh chi
    • Bài 5: Củ cải
    • Bài 6: Ớt +gừng tươi+rượu
  • Kết hợp các bài ngâm chân trị cước chân với các biện pháp khác.
    • Uống thuốc
    • Xoa bóp chân

Bệnh cước là gì? Các cấp độ của bệnh cước chân.

Cách chữa bệnh cước chân vào mùa đông
Hình ảnh: Bệnh cước chân tay 

Bệnh cước là một loại bệnh gây thương tổn da do nhiệt độ thấp kéo dài, thường ở các ngón tay hay ngón chân. Những biểu hiện: da sưng tấy hoặc nứt gây đau.

Đối tượng nguy cơ: những người hay có biểu hiện xanh tím đầu chi hoặc giảm chức năng các tuyến nội tiết, người lao động ở môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước. Các đối tượng hay đi chân đất, không giữ ấm cho đôi chân.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cước chân chia làm 3 cấp độ.

Cấp độ 1: Cước tính ban đỏ: Giai đoạn này lớp biểu bì bị tổn thương. Biểu hiện da sưng đỏ cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và đau nhức.

Cấp độ 2: Cước tính mụn nước: Lúc này tổn thương xâm nhập vào lớp da bên trong. Biểu hiện: Xuất hiện mụn nước hay mụn máu. Người bệnh có cảm giác đờ đẫn chân tay và đau nhức nặng hơn.

Cấp độ 3: Cước tính hoại tử: Đây là giai đoạn toàn bộ lớp da bị tổn thương và có thể tổn thương sâu dưới da. Nguy hiểm nếu để nặng sẽ gây tổn thương các bắp thịt, hoại tử chân tay.

7 bài thuốc ngâm chân trị cước chân đơn giản nên áp dụng sớm.

Cách chữa bệnh cước chân vào mùa đông
Hình ảnh: Các bài thuốc trị cước chân (Internet)

Cước chân và cách chữa cước chân khá đơn giản. Áp dụng các bài thuốc ngâm chân trị cước chân dưới đây.

Bài 1: Muối +nước ấm

Dùng muối ăn pha loãng với nước ấm, có thể thêm củ gừng giã nhỏ vào nước. Ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 15-20 phút giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bệnh cước chân hiệu quả.

Bài 2: Quế chi

Sử dụng quế chi 60g đun cùng 1 lít nước. Sau khi sôi khoảng 10 phút thì đổ ra chậu. Chờ nước nguội bớt, ngâm chân vào, chú ý chỗ bị cước và kết hợp massage bàn chân. Ngâm khoảng 10-15 phút, buổi sáng và tối. Đây là bài thuốc trị cước chân hiệu quả.

Bài 3: Lá lốt+ muối

Lấy khoảng 1 nắm nhỏ lá lốt thêm một chút muối ăn, nấu lên. Dùng nước ấm này để ngâm chân trị cước chân dùng khoảng 5-7 ngày sẽ khỏi.

Bài 4: Quế nhục+ Đinh hương+ Ngũ linh chi

Bài thuốc ngâm chân trị cước chân trường hợp chỗ phát cước bị loét. Phối hợp quế nhục 12g và đinh hương, ngũ linh chi mỗi vị 6g. Nghiền tất cả nguyên liệu thành bột, trộn với dầu vừng. Ngày dùng 1-2 lần, pha chút nước để ngâm chân hoặc đắp và chỗ phát cước.

Bài 5: Củ cải

Chữa cước chân bằng củ cải: Cho 1kg củ cải vào nấu cùng với nước.dùng nước củ cải ngâm chân khoảng 15-20 phút. Có thể dùng khăn nhúng vào nước củ cải để đắp vào vùng bị cước đau.

Bài 6: Ớt +gừng tươi+rượu

Chuẩn bị ớt và gừng tươi mỗi loại 60g, ngâm cùng với khoảng 300ml rượu 95%. Sau nửa tháng đem ra dùng, ngâm càng lâu càng tốt. Khi dùng lấy 1 lượng vừa đủ khoảng 10ml rượu ớt gừng hòa với nước ngâm chân khoảng 15-20 phút. Hoặc có thể dùng bông tẩm dịch thuốc bôi vào vết cước để đảm bảo độ đậm đặc. Mỗi ngày nên sử dụng 2 lần hiệu quả với các bệnh cước nhẹ.

Kết hợp các bài ngâm chân trị cước chân với các biện pháp khác.

Cách chữa bệnh cước chân vào mùa đông
Hình ảnh: Ngâm chân kết hợp với massage chân 

Ngâm chân trị cước chân giúp thuốc tác dụng tại chỗ cho người bệnh. Để nâng cao hiệu quả điều trị nên kết hợp với các bài thuốc uống và xoa bóp chân nhẹ nhàng.

Uống thuốc

Thuốc uống dân gian trị cước chân: Chuẩn bị phối hợp: Thổ phục linh, ý dĩ sống mỗi loại 20g, dây đau xương, kê huyết đằng 15g mỗi loại, cành kinh giới, cành tía tô, vỏ quýt, cỏ xước, rễ cây xấu hổ mỗi loại 10g, 2 củ hành khô.

Xoa bóp chân

Cách thực hiện: Đặt các ngón tay trỏ, giữa và ngón út vào chỗ bị cước. Nhẹ nhàng xoa đều theo hình tròn nhiều lần. Nếu chỗ bị cước ở gót chân thì xoa từ phía gót trở ra lòng bàn chân. Massage nhẹ nhàng bàn chân là một biện pháp hỗ trợ phòng ngừa cước chân hiệu quả.

DS Thu Trang

Xem thêm: Những lưu ý trong phòng tránh cước chân mùa đông