Các yếu to ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

Sau 1971 với sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Bretton Woods, quan hệ tiền tệ giữa các nước được thả nổi, điển hình là ở các nước tư bản. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động hàng ngày, hàng giờ trên thị trường do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như lạm phát, tình hình cán cân thanh toán quốc tế, tình hình cung và cầu ngoại hối trên thị trường v.v

Chúng ta cần hiểu rằng tỷ giá hối đoái là một loại giá, vậy về bản chất nó g iống như bất kỳ một loại giá nào trong nền kinh tế, tức là sẽ vận động theo quy luật cung-cầu. Tuy nhiên cần nhấn mạnh ngay rằng xét về phạm vi ảnh hưởng tỷ giá hối đoái bao giờ cũng được coi là loại giá quốc tế, do đó nó sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau trong không gian này.

Dưới đây chúng ta sẽ xét ảnh hưởng của 5 nhân tố quan trọng đến biến động của tỷ giá hối đoái.

1.  Liên quan giữa tỷ giá hối đoái với tỷ lệ lạm phát hay sức mua

Nói cách khác ở đây muốn nói đến mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và sức mua của mỗi đồng tiền trong mỗi cặp tiền tệ. Để thấy rõ mối liên quan này ta sử dụng lý thuyết sức mua của Ricardo- Cassel. Lý thuyết này giả thuyết rằng tỷ giá hối đoái ở mức cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng trong sức mua giữa hai đồng tiêng tương ứng và nó được gọi là lý thuyết 3P [Purchashing Power Parity].

Lý thuyết này giả thuyết trong một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí vận chuyển, thuế hải quan giả định bằng 0. Do đó nếu các hàng hóa đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào có giá thật sự thấp. Theo giả thiết đó, một kiện hàng A ở Mỹ có giá là 100USD và ở Pháp l à 80EUR , có nghĩa là theo ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền này là: USD /EUR = 0.8000. Nếu ở Mỹ mức lạm phát là 5%/năm và ở Pháp là 10%/năm thì giá kiện hàng A ở Mỹ sẽ tăng lên là 105USD, ở Pháp tăng lên là 88EUR . Do đó ngang giá sức mua đối nội sẽ là 105USD = 88EUR , hay USD/EUR = [88/105] = 0.8381

Như vậy: -Tỷ giá trước lạm phát là USD/EUR = 0.8000

–  Tỷ giá sau lạm phát là USD/EUR = 0.8381

Mức chênh lệch tỷ giá là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, hai mức này có thể coi là tương tự như nhau. Qua đó cho thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc mức chênh lệch của lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá.

Từ ví dụ trên, ta có thể đi đến công thức sau:

Giả sử đồng tiền của 2 nước là A và B, trong đó đồng tiền A là yết giá và B là đồng tiền định giá.

Tỷ giá cuối kỳ A/B = tỷ giá đầu kỳ A/B x {[1+lạm phát B]/[1+lạm phát A]}

Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước đó có sức mua thấp hơn, nước nào có mức độ lạm phát cao h ơn mức độ lạm phát trung b ình của thế giới hoặc của khu vực th ì đồng tiền nước đó mất giá liên tục.

Ngoại hối có giá cả vì nó cũng là một loại hàng hóa và là một loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giá cả của các loại hàng hóa thông thường như mức độ lạm phát, và giảm phát, cung và cầu hàng hóa trên thị trường, sự lũng đoạn về giá cả v.v.

Nếu không tính đến các nhân tố khác mà chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động của tỷ giá trong tương lai.

Ví dụ: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2004 là 15,500. Mức độ lạm phát của Mỹ là 5% và của Việt Nam là 8% năm. Dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2005 sẽ là:

USD/VND = 15,500 x [1.08/1.05] = 15,943

2.   Tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi nước và trong từng giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví dụ như cán cân giao dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế, từ đó tác động lên cung ngoại hối và tỷ giá hối đoái.

3.   Tỷ giá hối đoái và mức chênh lệch lãi suất giữa các nước

Nói chung, nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước là tương đương nhau, nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

Chẳng hạn, khi Việt Nam nâng cao lãi suất tiền gửi hơn các nước trong khu vực thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để mua các tín phiếu ngắn hạn, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ và đồng thời cũng làm giảm nhu cầu ngoại tệ xuống. Tỷ giá hối đoái do đó cũng giảm xuống. Tuy nhiên điều này có thực sự xảy ra hay không còn phụ thuộc vào điều kiện và môi trường kinh doanh của Việt Nam có đảm bảo an to àn cho các nhà đầu tư hay không, bởi vì các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được từ đầu tư mà còn rất quan tâm đến yếu tố an toàn vốn đầu tư.

4.    Yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý l à một yếu tố chủ yếu dựa v ào sự phán đoán từ các sự kiện, tình hình chính trị, kinh tế của các nước và thế giới có liên quan. Chẳng hạn, mức thu nhập thực tế [mức độ tăng GNP thực tế] tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá ngoại tệ có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu hướng giảm.

Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế, do đó những sự kiện kinh tế, chính trị tr ên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra v ào tháng 9/2001 hay chiến tranh Iraq tháng 3/2003 vừa qua đã làm khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá USD đã giảm đáng kể.

5.    Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương

Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai tr ò can thiệp của Nhà nước giữ vị trí quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị trường thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương chứ không phải bằng các công cụ hành chính, tức là Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường với tư cách là người tham gia trên thị trường [người mua hoặc người bán] trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc cầu ngoại hối, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước.

6.  Những yếu tố chính trị và điều kiện kinh tế

Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ như cuộc khủng tài chính năm 1997 ở Châu Á đã làm đồng tiền của một số nước Châu Á mất giá khá nhiều. Các chính sách thuế, mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu t ư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • các yeu to anh huong den ty gia usd
  • ảnh hưởng của sự biến động giá dầu tới nền kinh tế
  • ảnh hưỡng tới giá dầu tới tình hình tài chính tỷ giá hối đoái 1997
  • lạm phát hay suy thoái liên quan gì đến cán cân thương mại
  • thị trường ngoại hối việt nam nhân tố ảnh hưởng
  • ,

    Trong xu hướng xã hội toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay, các nước có xu hướng quan hệ, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt như kinh tế, thương mại, đầu tư và nhất là ở các khu vực mậu dịch tự do trong khuôn khổ WTO. Các quốc gia thường sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái như một phần của chính sách tiền tệ giúp ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho thương mại quốc tế và phát triển kinh tế. Vậy bạn có biết tỷ giá hối đoái là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào trong nền kinh tế mở hiện nay hay không? Cùng tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết dưới đây nhé!

    Tỷ giá hối đoái là gì?

    Tỷ giá hối đoái [Tiếng Anh: Exchange rate] hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Nó là giá trị tiền tệ của một quốc gia so với tiền tệ của quốc gia hoặc khu vực kinh tế khác. Hay nói cách khác là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng đơn vị tiền tệ của một quốc gia khác.

    Một cách đơn giản, ta có thể hiểu tỷ giá hối đoái là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Riêng ở khu vực Mỹ và Anh thì nó lại được sử dụng theo nghĩa ngược lại đó là số lượng đơn vị ngoại tệ nước ngoài cần thiết để mua một đồng bảng Anh hoặc mua một đồng Đô la.

    Xét theo luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [1997] định nghĩa rằng tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng tiền của nước ngoài. Tuy nhiên nó có sự điều tiết của Nhà nước trên thị trường và đô Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và công bố. 

    Ví dụ về tỷ giá hối đoái: Tỷ giá USD/VND = 23.000 hay 1 USD = 23.000 VND. 


    Khái niệm tỷ giá hối đoái là gì?

    Có thể bạn quan tâm:

    Tổng quan về tiền tệ là gì? Chính sách tiền tệ là gì?

    Phân loại tỷ giá hối đoái

    Tỷ giá hối đoái ở trên cơ sở thực tiễn đã được phân ra thành nhiều loại khác nhau, dựa trên nhiều căn cứ khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại tỷ giá hối đoái phổ biến nhất:

    Căn cứ vào thời điểm thanh toán

    • Tỷ giá giao ngay: Đây là tỷ giá để dùng cho các giao dịch ngoại hối mà việc thanh toán này sẽ diễn ra luôn vào ngày hôm đó hoặc chậm nhất là 02 ngày làm việc. Trừ đi các ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ hàng tuần của những tổ chức hồi giáo.
    • Tỷ giá kỳ hạn: Đây là tỷ giá được dùng cho các giao dịch kỳ hạn, thời gian giữa ngày ký hợp đồng cho đến ngày giao tiền thường sẽ kéo dài trong khoảng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm.

    Căn cứ vào tính chất của tỷ giá

    • Tỷ giá danh nghĩa [Nominal Exchange Rate]: Là loại tỷ giá được đo lường bằng giá trị danh nghĩa của đồng tiền chứ không phản ánh sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước dựa trên trao đổi về thương mại quốc tế.
    • Tỷ giá thực tế [Real Exchange Rate]: Đây là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh dựa theo mức giá tương đối giữa các nước. Tuy nhiên chứng có tính đến cả sức mua thực tế và quyết định được tính cạnh tranh của hàng hóa quốc gia.

    Tỷ giá danh nghĩa sẽ được công bố hàng ngày trên các cổng thông tin đại chúng. Trong khi tỷ giá thực tế sẽ được tính toán dựa trên tỷ giá danh nghĩa theo công thức như sau:

    Tỷ giá thực tế= Tỷ giá danh nghĩa * Mức giá nước ngoài/Mức giá trong nước

    Căn cứ vào phương tiện thanh toán

    • Tỷ giá điện hối: Là loại tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện, nó sẽ là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
    • Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.

    Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối

    Xét trên những nước có nền kinh tế kém phát triển thì ngoài thị trường ngoại hối chính thức thì còn xuất hiện cả thị trường chợ đen. Tỷ giá này nó được chia thành tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương quốc gia đó quy định và tỷ giá chợ đen do quan hệ cung cầu ngoại hối trực tiếp quyết định.

    Căn cứ vào hoạt động thanh toán ngoại thương

    • Tỷ giá xuất khẩu: Được tính bằng tỷ số của giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện F.O.B bằng ngoại tệ với giá bán buôn xí nghiệp công với thuế xuất khẩu bằng nội tệ.
    • Tỷ giá nhập khẩu: Đây là tỷ giá được tính bằng tỷ số giữa giá bán buôn hàng nhập khẩu tại cảng bằng nội tệ cùng với giá nhập khẩu bằng ngoại tệ. Để cho các doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu có lãi thì bất đẳng thức sau phải được thỏa mãn:

    Tỷ giá xuất khẩu < Tỷ giá chính thức < Tỷ giá nhập khẩu

    Căn cứ vào chế độ tỷ giá hối đoái

    • Tỷ giá hối đoái cố định: Nghĩa là loại tỷ giá đã được Nhà nước ấn định cố định, không thay đổi trong tương quan giá cả giữa nội tệ và ngoại tệ.
    • Tỷ giá thả nổi hối đoái: Chúng được xác lập hoàn toàn dựa vào cung cầu ngoại hối.
    • Tỷ giá thả nổi có quản lý: Có thể đánh giá đây chính là loại tỷ giá được ưa chuộng nhất. Sự kết hợp của tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Đặc biệt nó còn khắc phục hiệu quả cả hai loại tỷ giá trên.

    Bạn đang làm đề tài luận văn về tỷ giá hối đoái? Bạn gặp khó khăn trong tìm kiếm tài liệu tham khảo hay có vấn đề cần giải đáp trong quá trình thực hiện? Tham khảo ngay DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN, VIẾT LUẬN VĂN THUÊ của Luận Văn 2S TẠI ĐÂY!

    Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở


    Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở

    Có thể nói, tỷ giá hối đoái đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của mọi quốc gia và cả nhóm quốc gia [trong trường hợp các quốc gia có sự liên kết và sử dụng đồng tiền chung] bởi nó có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến mục tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô của từng quốc gia. Được thể hiện thông qua hai điểm cơ bản như sau:

    • Thứ nhất - Tỷ giá hối đoái và ngoại thương: Trước tiên, tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ có tác động trực tiếp tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu của chính quốc gia. Cụ thể, khi giá trị đồng tiền của một quốc gia gia tăng so với giá trị đồng tiền của một quốc gia khác đồng nghĩa với hàng hóa của nước ngoài tại quốc gia đó trở nên rẻ hơn và hoàng hóa của quốc gia đó ở nước ngoài trở nên đắt hơn và ngược lại. Vì tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, chính vì vậy nó đồng thời cũng ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế, dẫn đến thặng dư hoặc thâm hụt cán cân thương mại.
    • Thứ hai - Tỷ giá hối đoái và sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát: Thông qua sự tác động với ngoại thương, tỷ giá hối đoái góp phần tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế. Kể đến như: khả năng sản xuất, mặt bằng giá cả thị trường, công ăn việc làm của người lao động… 

    Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái là gì?

    Dưới con mắt của các nhà kinh tế học thì tỷ giá hối đoái luôn vận động dựa theo những biến động vĩ mô của nền kinh tế. Mặc dù đã khoác trên mình tấm áo tỷ giá danh nghĩa, có lúc được xem là ổn định nhưng tỷ giá danh nghĩa xét với các nước áp dụng chế độ thả nổi tỷ giá thì lại thường xuyên thay đổi. Trong một nền kinh tế mở, dù là mở cửa trong mức độ nào thì chúng cũng là một yếu tố vô cùng nhạy cảm, bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như:

    Yếu tố lạm phát

    Theo một nguyên tắc chung thì khi một đất nước duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, giá trị đồng tiền của nước này sẽ tăng lên do sức mua trong nước tăng lên tương đối so với các đồng tiền khác. Ví dụ trong nửa cuối thế kỷ 20, các nước có tỷ lệ lạm phát thấp bao gồm Nhật Bản, Đức và Thụy Sĩ còn Mỹ và Canada thì mãi về sau mới đạt được mức lạm phát thấp. Đáng chú ý đồng tiền của những nước có lạm phát cao thường bị mất giá hơn so với đồng tiền của các đối tác thương mại. Việc này đi kèm với lãi suất cao hơn.

    Sự chênh lệch về lãi suất

    Lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái chính là một trong ba yếu tố có mối tương quan cực kỳ chặt chẽ, khăng khít với nhau. Bằng việc kiểm tra lãi suất thì những ngân hàng trung ương sẽ gây ảnh hưởng đến cả tỷ giá hối đoái và cả lạm phát. Ngoài ra khi lãi suất thay đổi thì nó sẽ tác động đến lạm phát và giá trị tiền tệ. Một nền kinh tế khi có lãi suất cho vay cao hơn thì chúng sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn cho chủ nợ so với nền kinh tế khác. Tuy nhiên tác động của lãi suất cao cũng trở nên tiêu cực do giảm giá trị của đồng tiền.

    Yếu tố thu nhập

    Thu nhập của mỗi quốc gia thường sẽ có tác động khá lớn đến tỷ giá hối đoái theo một cách thức nào đó, có thể là gián tiếp hoặc là trực tiếp.

    • Tác động trực tiếp: Thu nhập của quốc gia tăng thì người dân cũng có xu hướng muốn dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn. Từ đó cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăng.
    • Tác động gián tiếp: Thu nhập cao thì người dân sẽ tăng chi tiêu trong nước làm cho tỷ lệ lạm phát cao, tỷ giá tăng.

    Yếu tố trao đổi thương mại

    • Tình hình tăng trưởng kinh tế: Khi tốc độ tăng giá của sản phẩm xuất khẩu mà tăng hơn tốc độ tăng giá sản phẩm nhập khẩu thì tỷ lệ trao đổi thương mại cũng sẽ tăng và khiến cho giá trị đồng nội tệ tăng, tỷ giá giảm.
    • Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng ngoại tệ sẽ tăng và đồng nội tệ giảm. Từ đó khiến cho tỷ giá hối đoái tăng và ngược lại.


    Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

    Ý nghĩa của tỷ giá hối đoái là gì?

    Tỷ giá hối đoái có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó xác định giá trị giữa hàng hóa và dịch vụ của hai hay nhiều quốc gia. Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ được sử dụng trên tất cả các thị trường quốc tế, bao gồm tài chính, thương mại và đầu tư. Các doanh nghiệp và nhà đầu tư sử dụng các tỷ giá này để so sánh sức mua của đồng tiền của họ với đồng tiền của quốc gia khác. Họ cũng sử dụng điều này để xác định sức mạnh so sánh của đồng nội tệ với ngoại tệ.

    Tỷ giá hối đoái mở đường cho thương mại quốc tế bằng cách gửi tín hiệu đến thị trường về giá trị của từng hàng hóa. Chẳng hạn, nếu không có tỷ giá hối đoái, Mỹ sẽ không biết 1 đô la có giá trị bằng bao nhiêu đối với một người ở Việt Nam. 

    Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tỷ giá hối đoái là gì cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó hiểu hơn về lĩnh vực này và áp dụng trong việc học, việc phân tích một cách hiệu quả nhất.

    Video liên quan

    Chủ Đề