Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2022 xếp hạng mấy

Con số 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 2/5/2022 thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng ...

Ngày 01/5/2022, đại diện hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp là Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ và Khu công nghiệp Thăng Long [TLIP] sẽ trao Biên ...

[PLO]- Năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá lên 388 tỉ USD, tăng 21,6% so với năm 2020.

Chiều nay, 20-4, Cục Xúc Tiến thương mại [Bộ Công Thương] tổ chức lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2022 và Diễn đàn Thương hiệu quốc gia [THQG] Việt Nam 2022. Diễn đàn năm nay có chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Nâng tầm vị thế, chắp cánh bay xa”.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam cho biết, theo báo cáo từ Brand Finance, năm 2021, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá tăng 21,6% so với năm 2020, lên 388 tỉ USD, vẫn duy trì được ở hạng 33 thế giới trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: AN HIỀN

"Đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với tỉ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm, đây là một bước bệ phóng rất lớn để tăng hạng cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên bảng xếp hạng thế giới" - Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết, với sự hỗ trợ của Chương trình THQG, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp [DN] Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của DN.

Bộ Công Thương dẫn chứng rất nhiều thương hiệu Việt đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Trong Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tỉ lệ DN có sản phẩm đạt THQG tăng qua từng năm từ 28% năm 2018 lên 34% năm 2021.

Đặc biệt, trong Top 10 thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam, tỉ lệ DN có sản phẩm đạt THQG tăng mạnh từ 20% năm 2018 lên tới 60% năm 2021.

Bên cạnh gia tăng về số lượng, tỉ trọng gia tăng về giá trị của các DN THQG Việt Nam trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam theo đánh giá của Brand Finance cũng tăng đáng kể, từ 21,9% năm 2018 lên gần 68% năm 2021.

Khách mời tham quan, tìm hiểu các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được trưng bày tại Diễn đàn. Ảnh: AN HIỀN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Phạm Quang Hiệu cũng chia sẻ, thời gian qua, cộng đồng doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài đã vượt qua nhiều khó khăn để xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu Việt đến bạn bè quốc tế. Các cơ sở phân phối, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài của kiều bào tuy quy mô còn hạn chế nhưng đã phủ sóng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, một số trung tâm thương mại, chợ Việt Nam có quy mô lớn và còn nhiều dư địa để hợp tác với trong nước.

“Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế, ngoại giao phục vụ phát triển; phối hợp với Bộ Công thương, các địa phương và cơ quan trong nước đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường đang phục hồi mạnh mẽ nhằm tận dụng đà tăng trưởng của nền kinh tế thế giới” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, bà Lindsey M.Bier Marshall, Giáo sư Khoa kinh doanh, Đại học Nam California, Hoa Kỳ cũng chia sẻ về mối quan hệ mật thiết giữa THQG và thương hiệu sản phẩm/thương hiệu DN trong sự phát triển và nâng tầm thương hiệu DN. Theo đó, khi một DN có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của DN đó cũng sẽ được nâng cao. Và khi một quốc gia có nhiều DN với thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và THQG Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Trong khuôn khổ diễn đàn THQG Việt Nam 2022 cũng có phiên tọa đàm giữa các DN với các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia Việt Nam và quốc tế. Qua đó làm rõ hơn những ý tưởng để cộng đồng DN vận dụng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm. Đặc biệt việc quảng bá thương hiệu thông qua hệ thống kiều bào và mạng lưới các Trung tâm thương mại do người Việt Nam ở nước ngoài làm chủ.

AN HIỀN

Tới nay, Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp, với 283 sản phẩm là thương hiệu quốc gia. Một số thương hiệu quốc gia đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới, như Viettel - Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam - top 15 nhà mạng trên thế giới về thuê bao di động và top 40 thế giới về doanh thu, Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải [Thaco] đang vươn dần lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN.

ĐO SỨC KHỎE THƯƠNG HIỆU VIỆT

Song để duy trì và phát triển những thương hiệu quốc gia Việt Nam, phải làm thế nào?

Theo ông Lại Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty tư vấn thương hiệu Mibrand, doanh nghiệp cần biết mình ở đâu để làm gì tiếp theo. Do đó, việc đánh giá mức độ phù hợp và tái định vị thương hiệu luôn phải được đặt ra với doanh nghiệp Việt Nam.

Đại diện Mibrand cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên thiếu vắng phương pháp đo lường sức khoẻ thương hiệu doanh nghiệp đang ở đâu trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, để đi tới một đích mới chứ không phải là đích cũ, đích hiện tại, phải biết rõ thương hiệu chúng ta đang ở đâu thì mới tìm ra con đường phát triển thương hiệu mới.

Đặc biệt, cần đo lường hiệu quả của một chiến lược thương hiệu, thể hiện ở tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi. Cụ thể, ông Mạnh cho rằng, cần đánh giá hiệu quả thương hiệu quốc gia của doanh nghiệp đối với nhân viên. 

Nhân viên là đối tượng đầu tiên chúng ta quan tâm rằng liệu họ đã thực sự hiểu, thấm, hoà mình vào tinh thần chung của chiến lược thương hiệu công ty hay chưa. Và cách thức họ thực hiện có đúng mong muốn của lãnh đạo hay không.

“Nếu nhân viên không cảm nhận được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình, không thể hiện ra ngoài bằng hành động, lời nói cụ thể thì rất khó để thương hiệu của doanh nghiệp lan toả”, ông Mạnh nói.

Ngoài ra, cần đo lường sự lan toả của thương hiệu ra bên ngoài. Các khách hàng, tổ chức, cộng đồng…  đã nghe đến, biết đến, am hiểu cũng như yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp chưa, ở mức độ nào. Những hiểu biết của họ có trùng với những gì doanh nghiệp thực sự muốn họ hiểu về chúng ta hay không, hay có sự hiểu lầm, hiểu chưa đầy đủ…

Ông Mạnh cho rằng, thường thì khi chi tiền cho xây dựng thương hiệu, nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng ở đo lường kết quả đầu ra, như có bao nhiêu bài quảng cáo, bao nhiêu sự kiện, thu hút bao nhiêu người tham gia… Song đây chỉ là kết quả đầu ra. Phương pháp đo lường sự trưởng thành của thương hiệu cần hướng tới kết quả của các hoạt động này, tác động tới khách hàng bên ngoài, làm họ thay đổi tư duy, cảm nhận với thương hiệu của doanh nghiệp thế nào mới là quan trọng.

 NĂNG LỰC CỐT LÕI VÀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Để thương hiệu quốc gia lan toả từ bên trong ra bên ngoài, ông Lê Quang Vũ, Giám đốc BlueC cho rằng, doanh nghiệp cần xây dựng niềm tự hào của nhân viên với thương hiệu mình đạt được. Làm sao để "trong ấm, ngoài êm"?

Trong thế giới ngày nay sự thay đổi quá nhiều. Đó là sự đổi vai. Người tiêu dùng chính là chủ thầu, ra yêu cầu, đề bài cho doanh nghiệp giải quyết. Các khách hàng trở thành những người có ảnh hưởng, ủng hộ doanh nghiệp. Nhân viên trở thành người đại sứ cho thương hiệu. Khi đó nhân viên phải thực sự yêu thương hiệu, gắn bó với thương hiệu, thực sự hiểu sản phẩm của mình.., khi ấy họ mới tự hào về thương hiệu của doanh nghiệp mình.

Hãy nghĩ mỗi con tôm xuất khẩu, đều là một phần của Việt Nam. Nhân viên của doanh nghiệp cần hiểu được điều này. Mỗi nhân viên phải thấy mình là một phần của thương hiệu quốc gia trong góc nhìn nào đó.

“Quyền lực mềm của thương hiệu quốc gia được tạo dựng bởi con người và văn hoá doanh nghiệp”, ông Vũ nhận định. Tầm nhìn, văn hoá của thương hiệu quốc gia phải tương xứng. 

Ông Vũ lấy ví dụ về quyền lực mềm của hãng hàng không quốc gia Việt Nam [Vietnam Airlines]. Đó là sứ mệnh lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam, là hãng hàng không hàng đầu châu Á, được khách hàng tin yêu lựa chọn. Đặt an toàn là số 1, khách hàng là trung tâm… là giá trị cốt lõi của Vietnam Airlines. Đặc biệt, hãng này ý thức sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội là nhân tố then chốt trong các quyết định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hay ví dụ về giá trị trưởng thành của Viettel. Viettel có cách đi riêng, họ vươn ra thị trường nước ngoài bằng việc thành lập Viettel Global. Giá trị sáng tạo của Viettel là phát triển sáng tạo 5G, xây dựng thành phố thông minh, phân tích dữ liệu lớn để chỉ ra các vấn đề phát sinh tại địa phương.

Giá trị thực tiễn của Viettel là biến những giá trị thành hành động cụ thể, mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng. Nhanh chóng bình đẳng hoá về thông tin bằng việc Viettel đã phủ sóng ở những nơi xa nhất, sâu nhất.

Đây là những ví dụ tuyệt vời về việc doanh nghiệp gắn với “năng lực cốt lõi”. Đó là khái niệm cơ bản đằng sau những gì một công ty tạo ra, giúp công ty tồn tại ngay cả khi công nghệ hoặc thế giới xung quanh thay đổi. Họ luôn cố gắng dự đoán những gì khách hàng cần vì điều đó thúc đẩy kinh doanh bền vững.

Video liên quan

Chủ Đề