Điều tra đánh giá bảo vệ tôn tạo phát triển giá trị tài nguyên du lịch

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:28/07/2017

 Luật Du lịch 2017  Du lịch bền vững  Tài nguyên  Du lịch

Việc điều tra tài nguyên du lịch từ năm 2018 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Công việc của tôi gắn liền với hoạt động du lịch nên tôi muốn tìm hiểu cụ thể hơn các quy định của pháp luật về du lịch. Qua một số tài liệu, tôi được biết, để quy hoạch, giữ gìn và phát huy có hiệu quả các loại tài nguyên cũng như dịch vụ du lịch thì các cơ quan chức năng phải tiến hành hoạt động điều tra du lịch. Vậy việc điều tra tài nguyên du lịch được thực hiện như thế nào? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong Ban biên tập dành thời gian giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn! Thùy An [an***@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, hoạt động điều tra tài nguyên du lịch được quy định tại Điều 16 Luật Du lịch 2017. Cụ thể như sau:

    1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ lập quy hoạch về du lịch; quản lý, khai thác, phát huy giá trị tài nguyên du lịch và phát triển sản phẩm du lịch.

    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi xin gửi đến bạn một số thông tin về trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch như sau:

    - Nhà nước có chính sách quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý, phát huy giá trị tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước để phát triển du lịch bền vững.

    - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý, bảo vệ, tôn tạo, khai thác hợp lý và phát huy giá trị tài nguyên du lịch.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác.

    - Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.

    Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về hoạt động điều tra tài nguyên du lịch. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật Du lịch 2017.

    Trân trọng!


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để xem thêm

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Văn Hà Đơn vị chủ trì: Viện Địa chấtThời gian thực hiện: Năm 2016 - 2018

I. Đặt vấn đề

Cao Bằng là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, ngoài có những nét độc đáo riêng về tài nguyên du lịch, những danh lam thắng cảnh kỳ vĩ như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen, khu di lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén,… Cao Bằng còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo, Di tích đồn Phai Khắt, di tích Chiến thắng Đông Khê và các di tích lịch sử văn hóa như thành Nhà Mạc, thành Nà Lữ, đền Vua Lê, đền Kỳ Sầm,…Để phát huy và khai thác các tiềm năng du lịch Cao Bằng một cách hiệu quả cao, cần đánh giá về tài nguyên du lịch một cách đúng mức, nhằm tôn thêm giá trị của những điểm du lịch hiện có, phân tích được những nét độc đáo của du lịch Cao Bằng, đồng thời có thể phát hiện thêm những điểm du lịch mới có giá trị tiềm ẩn chưa được chú ý đến. Trên cơ sở các luận cứ khoa học tiến hành hoạch định không gian phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Cao Bằng.

Ngày 12-4-2018, tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris [Pháp], Hội đồng Chấp hành UNESCO đã thông qua Nghị quyết, công nhận Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Với danh hiệu này, Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng trở thành địa danh thứ hai ở Việt Nam được vinh danh, sau Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Việc hình thành công viên địa chất toàn cầu là cơ hội lớn cho phát triển du lịch của tỉnh, vừa củng cố công tác bảo tồn, vừa phát triển du lịch bền vững và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá các dạng tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng” được thực hiện sẽ góp phần phát huy giá trị của Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO ở Cao Bằng.


II. Mục tiêu của đề tàiĐánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn tỉnh Cao Bằng, nhằm làm rõ giá trị các dạng tài nguyên du lịch, góp phần phát huy giá trị của công viên Địa chất toàn cầu ở Cao Bằng.Đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế phát triển du lịch trong mối tương quan với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên cơ sở các luận cứ khoa học và hoạch định không gian phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng.

III. Kết quả thực hiện


1. Thu thập, tổng hợp tài liệu và điều tra khảo sát tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên địa bàn các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao BằngĐề tài đã tiến hành thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tài liệu địa chất, địa mạo, các di sản địa chất, các di sản văn hóa lịch sử, cách mạng...Điều tra khảo sát thực địa các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên [tài nguyên du lịch đá, khoáng sản, cổ sinh - địa tầng, địa mạo - cảnh quan, khí tượng - thủy văn, đa dạng sinh học...] trên địa bàn 13 huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng.Điều tra khảo sát thực địa các dạng tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, văn hóa tâm linh, lễ hội truyền thống, ẩm thực, di chỉ khảo cổ, kiến trúc, làng nghề, văn hóa phi vật thể [hát Then, Sli, lượn, đàn tính...] và tham vấn cộng động trên địa bàn 13 huyện, thành phố thuộc tỉnh Cao Bằng.

2. Nghiên cứu, đánh giá các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên Cao Bằng dồi dào và đa dạng về nguồn tài nguyên như tài nguyên địa chất, địa hình địa mạo, tài nguyên sông nước, ghềnh thác, tài nguyên đa dạng sinh học, khí hậu… trong đó có những giá trị nổi bật như: Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén, khu bảo tồn Vượn Cao Vít Trùng Khánh; Hang Dơi ở Đồng Loan, Hạ Lang…. Các thành tạo địa chất ở đây có tuổi từ rất cổ [Paleozoi] đến trẻ [Đệ tứ], sự đa dạng này tương đương như với Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn và khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Các hang động chủ yếu hình thành trong các đá vôi Devon, tuổi khoảng 380 triệu năm, cổ hơn các hang động nổi tiếng như ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Hạ Long, Tràng An.

Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén và Khu bảo tồn vượn Cao Vít, Trùng Khánh có giá trị nổi bật về hệ sinh thái, với sự hiện diện của nhiều giống loài quý hiếm cần được bảo vệ, nét đặc trưng bởi hệ sinh sinh thái rừng lùn [rừng rêu], kết hợp độ cao địa hình đã mang lại khí hậu mát mẻ, trong lành và cảnh quan núi rừng hùng vĩ của Vườn quốc gia. Loài vượn Cao Vít [Nomascus nasutus] trong 25 loài động vật linh trưởng hiếm nhất trên thế giới tại khu bảo tồn ở Trùng Khánh là thuộc 1 trong 25 loài động vật linh trưởng hiếm nhất trên thế giới.


3. Nghiên cứu, đánh giá các dạng tài nguyên du lịch nhân vănTài nguyên du lịch văn hóa, nhân văn với 226 di tích các loại, trong đó 92 di tích đã được xếp hạng, gồm có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 24 di tích cấp quốc gia và 65 di tích cấp tỉnh, cho thấy Cao Bằng là mảnh đất có bề dày văn hóa lịch sử, là cái nôi của cách mạng với 3 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đặc biệt như Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, di tích chiến thắng chiến dịch biên giới 1950. Bên cạnh đó nền văn hóa nhà Mạc ở Cao Bằng cũng có nhiều di tích để lại cùng với hệ thống đền chùa, thiền viện trúc lâm, các giá trị văn hóa ẩm thực, dân ca, dân vũ, dân nhạc đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo nên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú đa dạng và không thiếu phần độc đáo của du lịch văn hóa Cao Bằng.

4. Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế phát triển du lịch.


 Tuy nhiên, bên cạnh đó du lịch Cao Bằng vẫn còn một hạn chế: Lượng khách du lịch đến và lượng khách lưu trú còn ít, khách du lịch thuần tuý còn chiếm tỷ trọng thấp; thu nhập du lịch còn thấp, giá trị gia tăng của ngành còn nhỏ khiêm tốn; cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn yếu; Sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa thực sự đặc sắc để hấp dẫn khách du lịch; Năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn chưa thực sự đủ mạnh có thể liên kết với các doanh nghiệp trong cả nước trong việc khai thác tài nguyên du lịch tạo sản phẩm du lịch; Đội ngũ nhân viên trong hoạt động du lịch chưa đáp ứng được tốt nhu cầu phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, do kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ du lịch quốc tế còn hạn chế…Bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, nhiều yếu tố mới vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam, trong đó có ngành du lịch. Nhu cầu thế giới phát triển du lịch mạnh mẽ, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng. Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Việt Nam được nhìn nhận là quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch thuộc vào loại đặc sắc, phong phú, có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, hấp dẫn khách du lịch. Và du lịch Cao Bằng cũng có những thế mạnh riêng của mình, nhất là ngày 12/4/2018 UNESSCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu Cao Bằng là công viên địa chất toàn cầu thứ 2 của cả nước.

5. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững

Trong khuôn khổ của đề tài, dựa trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên du lịch, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển bền vững như: tổ chức không gian và đề xuất các tuyến du lịch sao cho mang lại hiệu quả nhất, phát huy tối đa nguồn tài nguyên hiện có, phát huy được mối quan hệ tương trợ giữa các nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó đưa các đề xuất phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù và tác động qua lại giữa các sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch quan trọng và các sản phẩm bổ trợ. Đề xuất một số mô hình phát triển du lịch có thể phát triển rộng rãi trên địa bàn tỉnh trên cơ sở các lợi thế về nguồn tài nguyên từ đó làm cơ sở cho các công trình nghiên tiếp theo để xây dựng chi tiết hóa các mô hình tại những điểm cụ thể.Trên cơ sở đánh giá nguồn tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch đề tài đã đề xuất xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù như: nhóm sản phẩm du lịch sinh thái gồm: Vườn quốc gia Phja Oắc - Phja Đén, tài nguyên cảnh quan thác nước và hang động như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, động Dơi…; nhóm sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử cách mạng gồm: Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, di tích chiến thắng chiến dịch biên giới 1950. Các sản phẩm đặc thù không những làm hài lòng du khách mà còn tạo được ấn tượng đối với du khách đến tham quan. Cùng với việc phát triển nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, các sản phẩm du lịch quan trọng và bổ trợ cũng cần được chú trọng đầu tư làm phong phú các loại hình sản phẩm du lịch.Các tuyến du lịch được đề xuất xây dựng theo các tiêu chí xây dựng tuyến cụ thể, 3 tuyến du lịch được đề xuất xây dựng là: Tuyến du lịch trung tâm kết nối các điểm du lịch nổi bật, tuyến du lịch phía Đông và tuyến du lịch phía Tây. Cùng với các tuyến du lịch, đề tài cũng đề xuất một số mô hình du lịch có thể phát triển rộng rãi ở Cao Bằng như du lịch sinh thái tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái khám phá hang động, du lịch cộng đồng./. 

Video liên quan

Chủ Đề