Các chi phí của văn phòng đại diện nước ngoài năm 2024

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy văn phòng đại diện có phải kê khai chi phí không?

Đặc điểm của văn phòng đại diện

  • Là đơn vị phụ thuộc của công ty, không có tư cách pháp nhân;
  • Thực hiện hoạt động của văn phòng liên lạc đối với doanh nghiệp;
  • Thực hiện hoạt động nghiên cứu, thu thập thông tin và đánh giá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, khách hàng và đối tác mới;
  • Không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế;
  • Được lập cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh với trụ sở chính.

Văn phòng đại diện có phải kê khai chi phí, hóa đơn đầu vào không?

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định như sau:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương củng nơi người nộp thuế có trụ sở chỉnh thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế

Do đó, văn phòng đại diện dù được thành lập ở cùng tỉnh hay khác tỉnh với trụ sở chính thì kê khai hóa đơn, chi phí tại trụ sở chính.

Một số câu hỏi liên quan đến văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện có phải đóng lệ phí môn bài không?

  • Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài.
  • Văn phòng đại diện của doanh nghiệp không có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Mức đóng lệ phí môn bài của văn phòng đại diện?

  • Mức đóng lệ phí môn bài hằng năm của văn phòng đại diện là: 1.000.000 đồng/năm;
  • Nếu văn phòng đại diện thành lập từ 1/1 đến 30/6 thì nộp cả năm lệ phí môn bài tương đương 1.000.000 đồng;
  • Nếu văn phòng đại diện thành lập từ 1/7 đến 31/12 thì nộp lệ phí môn bài nửa năm tương đương 500.000 đồng;
  • Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập cùng năm với công ty thì được miễn lệ phí năm đầu tiên.

Thuế thu nhập cá nhân của người lao động làm việc tại văn phòng đại diện:

  • Trường hợp Văn phòng đại diện không ký hợp đồng lao động, không trả lương cho người lao động, Công ty ký hợp đồng lao động và chi trả toàn bộ tiền lương, tiền công của nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện thì Văn phòng đại diện không phải kê khai nộp thuế TNCN, Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
  • Trường hợp Văn phòng trực tiếp chi trả lương cho người lao động thì Văn phòng phải thực hiện đăng ký thuế, khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý Văn phòng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp của văn phòng đại diện?

Trường hợp Văn phòng đại diện là đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phân phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thêm các dịch vụ của Đại lý thuế Việt An như thủ tục kê khai thuế, đăng ký thuế xin vui lòng liên hệ với chúng tôi!

Xin hỏi là đối với văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được quy định thế nào? - Ánh Thu (Bình Định)

Các chi phí của văn phòng đại diện nước ngoài năm 2024

Quy định về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Hình từ Internet)

1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

2. Thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam

Tại Điều 16 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam như sau:

- Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

- Thương nhân nước ngoài được đặt Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam; thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các hình thức do pháp luật Việt Nam quy định.

- Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của mình tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam.

3. Quyền của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Điều 17 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

- Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.

- Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.

- Có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Nghĩa vụ của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Căn cứ Điều 18 Luật Thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại 2005 cho phép.

- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Luật Thương mại 2005;

- Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.