Cơ chế kế hóa tập trung quan liêu bao cấp năm 2024

                                          

Vì sao xóa bỏ cơ chế quản lý, tập trung, bao cấp được xây dựng ở Đại hội VI năm 1946 là cần thiết và cấp bách? Hiện nay, cơ chế đó đã được xóa bỏ triệt để chưa? Vì sao?

                      
Trả lời :
                      
 Xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp trong chính sách của Đảng tại Đại hội VI là cấp bách và cần thiết vì các hạn chế sau:
                      
+ Thủ tiêu cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ.
                      
+ Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động.
                      
+ Bộ máy quản lý công kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động tạo ra những con người kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu hưởng quyền lợi nhiều hơn người lao động.
                      
+ Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm vật chất và pháp lý đối với các quyết định đó, có thiệt hại thì ngân sách gánh chịu, doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất và không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất kinh doanh.
                      
+ Các doanh nghiệp hoạt động dựa trên các quyết định của Nhà nước và chỉ tiêu pháp lệnh đề ra, mọi phương hướng sản xuất vật tư, vốn, định giá sản phẩm…đều tuân theo chỉ đạo của các cấp thẩm quyền. Sản phẩm được giao cho Nhà nước phân phối bằng tem phiếu, lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
                      
- Không chỉ có vậy, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp còn để lại 1 số hậu quả rất tiêu cực:
                      
+ Do chủ quan nóng vội, áp dụng cứng nhắc, chúng ta đã không quản lý được hiệu quả các nguồn lực dẫn tới việc sử dụng lãng phí nghiêm trọng các nguồn lực của đất nước. Làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
                      
+ Tài nguyên bị phá hoại, sử dụng, khai thác không hợp lý, môi trường bị ô nhiễm.
                      
+ Nhà nước bao cấp và tiến hành bù lỗ phổ biến gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tăng trưởng kinh tế trên lý thuyết, giấy tờ. Hàng hóa trở nên khan hiếm, không đáp ứng được nhu cầu trong nước; ngân sách thâm hụt nặng nề, vốn nợ đọng nước ngoài ngày càng tăng và không có khả năng chi trả
                      
+ Cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung nên Nhà nước gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý.
                      
Hiện nay cơ chế đó chưa được xóa bỏ triệt để là bởi:
                      
- Nền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao.
                      
- Chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước chưa được xác định rõ và phù hợp, sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa được rành mạch.
                      
- Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất, thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỷ cương chưa nghiêm.
                      
- Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều nấc.
                      
- Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một số bộ phận cán bộ, công chức.
                      
- Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với nhân dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tinh huống phức tạp.
                      
- Trong nhiều doanh nghiệp còn tồn tại cách làm việc trì trệ,đùn đẩy trách nhiệm, dập khuôn máy móc, không phát huy tinh thần chủ động, sáng tao nhất là trong các doanh nghiệp Nhà nước.
                              

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là gì?

Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp là cơ chế trong đó nền kinh tế vận động dưới sự kiểm soát của Nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động của nền kinh tế, không coi trọng các quy luật thị trường.

Việt Nam xóa bỏ chế độ bao cấp năm bao nhiêu?

Hội nghị trung ương 8 khoá V (6/1985) chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh tế.

Bao cấp qua chế độ tem phiếu là gì?

Thời bao cấp, những năm 1965-1975 là những năm mở rộng chế độ tem phiếu, cung cấp hàng hóa theo giá bao cấp cho lực lượng vũ trang, cán bộ và nhân dân mà nguyên nhân chủ yếu do cung cầu mất cân đối, trong khi phải giữ giá cả ổn định, phải thực hiện nhiều chính sách đối với nhiều loại đối tượng phục vụ…

Thời kỳ bao cấp kéo dài bao lâu?

“Thời kỳ bao cấp” là tên gọi dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử đặc biệt kéo dài từ năm 1976 đến năm 1986. Đó là thời kỳ mà hầu hết sinh hoạt kinh tế đều được Nhà nước chi trả, diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa thời kỳ đó.