Bội thu ngân sách nhà nước luôn là hiện tượng tích cực

Nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà Nước là viêc lập kế hoạch ngân sách được lập và thu, chi ngân sách phải cân đối. Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp.

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước được thể hiện qua các mặt sau:

  • Các khoản thu ngân sách nhà nước

– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể.

– Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện.

– Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

  • Bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

+ Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

+ Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

– Bội chi ngân sách địa phương:

+ Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

+ Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

+ Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

  • Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương

– Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

– Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

– Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách là vi phạm quy định pháp luật.

Việc không tuân thủ nguyên tắc cân đối ngân sách sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc của ngân sách nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước. Tại Điều 18 Luật ngân sách nhà nước 2015 có quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước như sau:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc thiếu trách nhiệm làm thiệt hại đến nguồn thu ngân sách nhà nước.

– Thu sai quy định của các luật thuế và quy định khác của pháp luật về thu ngân sách; phân chia sai quy định nguồn thu giữa ngân sách các cấp; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ; tự đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.

– Chi không có dự toán, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; chi không đúng dự toán ngân sách được giao; chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, không đúng mục đích; tự đặt ra các khoản chi trái với quy định của pháp luật.

– Quyết định đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách không đúng thẩm quyền, không xác định rõ nguồn vốn để thực hiện.

– Thực hiện vay trái với quy định của pháp luật; vay vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.

– Sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay, tạm ứng, góp vốn trái với quy định của pháp luật.

– Trì hoãn việc chi ngân sách khi đã bảo đảm các điều kiện chi theo quy định của pháp luật.

– Hạch toán sai chế độ kế toán nhà nước và mục lục ngân sách nhà nước.

– Lập, trình dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.

– Phê chuẩn, duyệt quyết toán ngân sách nhà nước sai quy định của pháp luật

– Xuất quỹ ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước mà khoản chi đó không có trong dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, trừ trường hợp tạm cấp ngân sách và ứng trước dự toán ngân sách năm sau quy định tại Điều 51 và Điều 57 của Luật này.

-Các hành vi bị cấm khác trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của các luật có liên quan.

Theo khỏan 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 nêu khái niệm về ngân sách nhà nước như sau:

“14. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”

Các nguyên tắc của ngân sách nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 7 và Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Xét về bản chất, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa các nguồn thu mà nhà nước huy động được tập trung vào ngân sách nhà nước trong một năm và sự phân phối, sử dụng nguồn thu đó thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong năm đó.

– Xét về góc độ tổng thể, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối tương quan giữa thu và chi trong một tài khóa. Nó không chỉ là sự tương quan giữa tổng thu và tổng chi mà còn thể hiện sự phân bổ hợp lý giữa cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi của ngân sách nhà nước.

– Xét về phương diện phân cấp quản lý nhà nước, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn thu giữa các cấp ngân sách, giữa trung ương và địa phương và giữa các địa phương với nhau để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao.

Như vậy, ta có thể hểu, cân đối ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội mà nhà nước đã đề ra trong từng lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

– Thứ nhất, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước trong năm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là công cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu kinh tế-xã hội.

– Thứ hai, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các khoản thu và khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm soát được tình trạng ngân sách nhà nước, đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Cân bằng thu chi ngân sách nhà nước chỉ là tương đối chứ không thể đạt được mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế luôn ở trạng thái biến động Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần phân bổ nguồn thu hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội giữa các địa phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định ngân sách nhà nước.

– Thứ ba, cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu. Trong quá trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách nha nước phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc cân đối ngân sách Nhà nước. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Bội thu ngân sách nhà nước luôn là hiện tượng tích cực
Thu chi ngân sách 7 tháng năm 2019 (nghìn tỷ đồng). Nguồn: Bộ Tài chính

Bội thu trong 7 tháng năm nay là một điểm nhấn, bởi mức bội thu đã cao gấp 3 lần mức bội thu 38.300 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, ngược chiều với mức bội chi theo dự toán cả năm (220.000 tỷ đồng, bằng 3,6% GDP).

Trong nhiều năm trước, ngân sách Nhà nước liên tục bội chi,, trong đó năm 2015 lên tới 6,1%, năm 2016 là 3,7%, năm 2018 là 3,46%.

Bội thu do tổng thu đạt lớn hơn tổng chi cả về quy mô tuyệt đối (811.700 tỷ so với 776.000 tỷ đồng), cả về tỷ lệ thực hiện so với dự toán năm (63,2% so với 47,6%), cả về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước (11,9% so với 2,3%).

Kết quả của 7 tháng là tích cực và tín hiệu khả quan, thể hiện ở tỷ lệ thực hiện so với dự toán cả năm: Tỷ lệ của tổng thu cao hơn, trong khi tỷ lệ của tổng chi thấp hơn nhiều tỷ lệ về thời gian (7 tháng so với 12 tháng); tốc độ tăng của tổng thu cao hơn tốc độ tăng của GDP, còn của tổng chi lại thấp hơn nhiều, tạo tiền đề để cả năm thu vượt dự toán, chi thấp hơn dự toán và tổng thu tăng cao hơn GDP giá thực tế, tổng chi tăng thấp hơn GDP giá thực tế.

Trong tổng thu, những khoản chủ yếu đều đạt tỷ lệ so với dự toán đều khá. Khoản thu lớn nhất là thu nội địa, đạt 61,8%, cao hơn tỷ lệ thực hiện 58,4% của cùng kỳ năm trước; khoản thu này so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 12,8%, cao hơn tốc độ tăng tương ứng của tổng thu trong tổng thu nội địa, tỷ lệ thực hiện so với dự toán của các khoản như thu từ sử dụng đất, thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt cao hơn tỷ lệ chung.

Khoản thu lớn thứ 2 là thu từ xuất nhập khẩu so với dự toán năm đạt tới 68,2% và so với cùng kỳ năm trước tăng rất cao 17,9%, gần gấp rưỡi tốc độ tăng của tổng thu và cao hơn tốc độ tăng của xuất khẩu (7,5%) cũng như của nhập khẩu (8,3%). Điều này càng có ý nghĩa trong điều kiện thuế suất thuế xuất nhập khẩu giảm khi thực hiện Hiệp định CPTPP. Đạt được trong điều kiện đó, ngoài yếu tố giá xuất nhập khẩu tính bằng VND tăng, cơ cấu xuất nhập khẩu có thuế suất nhập khẩu khác nhau, còn do việc hành thu tích cực hơn, hạn chế việc trốn thuế, gian lận thương mại...

Riêng thu từ dầu thô đạt tỷ lệ thực hiện so với dự toán năm khá cao (77%), do lượng dầu thô xuất khẩu tăng khá (8,7%), mặc dù so với cùng kỳ năm trước kim ngạch giảm 0,2%, do giá xuất khẩu giảm 9,1%, nên thu ngân sách từ dầu thô giảm 3,4%.

Bội thu ngân sách Nhà nước có tác động về nhiều mặt. Vì thu chi ngân sách có liên quan trực tiếp đến hoạt động của bộ máy Nhà nước, nên bội thu ngân sách sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước thuận lợi cho việc chủ động, linh hoạt trong quản lý điều hành cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Bội thu ngân sách tạo điều kiện cho việc giảm nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài/GDP- một trong những quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô quan trọng, liên quan đến an toàn tài chính quốc gia của Việt Nam.

Tuy bội thu ngân sách, nhưng chưa thật bền vững, bởi một số nguyên nhân. Cách tính bội chi từ vài năm nay có sự thay đổi: Không tính trả nợ gốc vào chi ngân sách; nếu tính khoản chi này vào chi ngân sách thì bội chi chứ không bội thu.

Trong thu ngân sách nội địa, tỷ lệ thực hiện dự toán năm của khối doanh nghiệp Nhà nước đạt mức thấp nhất trong 3 khối, thấp hơn khối doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Khối doanh nghiệp FDI cũng còn thấp do xuất khẩu của khối này chậm lại. Tỷ lệ thực hiện dự toán năm của khoản thuế bảo vệ môi trường còn thấp.

Trong tổng chi ngân sách, chỉ có khoản chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất; sau đó là chi trả lãi, trong khi chi cho đầu tư phát triển còn đạt rất thấp. Do chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách đạt dự toán thấp, nên vốn đầu tư phát triển 7 tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng đạt tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch năm còn thấp (44,9%) và tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (3,9%).

Tỷ lệ và tốc độ tăng thấp này cảnh báo về 3 vấn đề cần quan tâm. Đó là ngân sách không thiếu nguồn, chủ yếu là do thực hiện đầu tư chậm. Trong ngân sách, vốn đầu tư có từ nguồn vốn vay; trong khi vay thì phải tính lãi ngay từ lúc vay, nếu giải ngân chậm sẽ làm cho hiệu quả thấp. Các công trình khi thiếu nguồn từ ngân sách, thường các nhà đầu tư phải ứng vốn hoặc vay ngoài, đã làm cho nợ đọng xây dựng cơ bản xảy ra, ảnh hưởng đến kế hoạch và thực hiện trong năm sau.

Điều quan trọng nhất của thu ngân sách là hiệu quả của hiệu quả. GDP cũng là hiệu quả tổng hợp, nhưng trong GDP còn có khấu hao tài sản cố định (CI), còn có giá trị sức lao động (V). Bộ phận quan trọng là M (giá trị thặng dư), trong đó có một phần quan trọng là nguồn thu ngân sách nhà nước. Do vậy thu ngân sách có thể được coi là hiệu quả cuối cùng của hiệu quả. Muốn “cái bánh” này to ra thì quan trọng là hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh; nhưng cái gốc của hiệu quả là đầu tư phải có hiệu quả và quan trọng nhất là có năng suất lao động cao.

Minh Ngọc