Bố lá là ở đâu

Ngày 9/4, Trại tạm giam Bố Lá [thuộc Công an TP HCM] đóng quân trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương] thông qua danh sách Ban liên lạc gia đình phạm nhân và quy chế hoạt động của Ban liên lạc giáo dục cải tạo phạm nhân nhiệm kỳ 6 [2010- 2012].

Ban liên lạc gồm 32 thành viên, trong đó có 9 thành viên đại diện Trại tạm giam Bố Lá và 23 thành viên là đại diện gia đình phạm nhân.

Ban liên lạc giáo dục cải tạo phạm nhân nhiều năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục phạm nhân, kịp thời động viên giúp đỡ để họ cải tạo tốt, sớm được trở về với gia đình và cộng đồng xã hội.

Trong hơn 3 năm [từ tháng 11/2006 tới tháng 2/2010], Trại tạm giam Bố Lá đã dạy nghề xây dựng, thợ hàn, thợ sắt cho hơn 200 nam phạm nhân; tọa đàm, hướng nghiệp dạy nghề may cho gần 50 nữ phạm nhân; đã có 200 phạm nhân được đặc xá tha tù trước thời hạn và 1.819 phạm nhân chấp hành kỷ luật tốt được xét đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù….

Phương Nam

Cơ sở cai nghiện Bố Lá được hỗ trợ để đảm bảo an ninh trật tự và đề nghị mở rộng xét nghiệm sau khi xuất hiện nhiều ca nghi nhiễm COVID-19 - Ảnh: NGÂN HÀ

Chiều 21-7, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi chủ trì họp báo thông tin về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP.

Liên quan các ca dương tính tại cơ sở cai nghiện Bố Lá, tỉnh Bình Dương, ông Lê Minh Tấn, giám đốc Sở Lao động - thương binh & xã hội TP.HCM, cho biết sở phụ trách 12 cơ sở cai nghiện, có tổng cộng 14.000 người cai nghiện ma túy bắt buộc.

Cơ sở cai nghiện Bố Lá có 607 người cai nghiện và 82 nhân viên.

21h ngày 17-7, tại cơ sở cai nghiện Bố Lá, tỉnh Bình Dương, ngành y tế phát hiện 2 nhân viên y tế bị sốt, ho. Test nhanh cho kết quả 2 người này dương tính.

Ngày 18-7, ngành y tế tiếp tục test nhanh toàn bộ 607 người cai nghiện ma túy và 82 nhân viên. Đến 15h ngày 20-7, có 450/607 người cai nghiện dương tính và 56/82 nhân viên dương tính.

Ban giám đốc sở đã chủ động phối hợp với y tế địa phương kêu gọi 450 người dồn vào ở 4 khu, 56 nhân viên ở 1 khu. Theo đó, 56 nhân viên sẽ phục vụ 450 người dương tính.

Trước tình hình nêu trên, lực lượng của Bình Dương không đủ sức nên TP.HCM phải đảm trách, hiện nay sở đã thực hiện cách ly, điều trị cho 450 người cai nghiện trong 4 khu và 1 khu cho nhân viên. 

TP.HCM đã cử 1 tổ bác sĩ đến Bình Dương, nếu bệnh chuyển nặng thì những người cai nghiện sẽ chuyển lên Bệnh viện Nhân Ái [tỉnh Bình Phước], còn đối với nhân viên thì chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương hoặc Bệnh viện củ Chi.

Bình Dương hỗ trợ cơ sở cai nghiện Bố Lá sau các ca dương tính

Ngày 21-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện UBND huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương cho biết đã giao lực lượng chức năng phối hợp, hướng dẫn cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá hướng xử lý sau khi cơ sở báo cáo ghi nhận nhiều ca nghi mắc COVID-19.

Đồng thời, UBND huyện Phú Giáo cũng đã báo cáo cơ quan chức năng của tỉnh Bình Dương để phối hợp giải quyết.

Trước đó, báo cáo của cơ sở Bố Lá cho biết thông qua test nhanh tính tới ngày 19-7 cho thấy hơn 30 cán bộ và hơn 60 học viên tại cơ sở có kết quả dương tính, nghi mắc COVID-19 với biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi.

Lãnh đạo cơ sở cho biết đã có báo cáo các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý, bảo vệ an ninh trật tự và phun khử khuẩn đơn vị.

Cơ sở cai nghiện Bố Lá đề nghị UBND huyện Phú Giáo chỉ đạo lực lượng chuyên môn hỗ trợ để test nhanh kháng nguyên PCR đối với toàn bộ học viên tại cơ sở [tổng số trên 600 người] để có biện pháp cách ly phù hợp, tránh lây lan dịch bệnh.

Cơ sở cai nghiện ma túy Bố Lá thuộc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM nhưng đặt tại xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

BÁ SƠN - THẢO LÊ - TUYẾT MAI

Bộ Y tế cho biết đã có 60/63 tỉnh thành cả nước đánh giá xong và công bố cấp độ dịch. Có 26/63 tỉnh thành cấp độ 1, tức là vùng xanh, cả nước chỉ còn hơn 20 xã là vùng đỏ.

Hiện chỉ còn 3 tỉnh Gia Lai, Tây Ninh, Bình Định là chưa có báo cáo đánh giá cấp độ dịch gửi Bộ Y tế. Trong số 60/63 tỉnh thành đã công bố, có 26 tỉnh thành đang ở cấp độ 1. Cả nước chỉ còn Bình Dương xác định trên phạm vi toàn tỉnh là vùng cam, vùng nguy cơ cao. 33 tỉnh thành, trong đó có TP Hồ Chí Minh là vùng vàng, nguy cơ trung bình.

Theo Nghị quyết 128/NQ-CP, có 4 cấp dịch gồm: Cấp 1 [nguy cơ thấp - bình thường mới] tương ứng với màu xanh; cấp 2 [nguy cơ trung bình] tương ứng với màu vàng; cấp 3 [nguy cơ cao] tương ứng với màu cam; cấp 4 [nguy cơ rất cao] tương ứng với màu đỏ. Đến ngày 18-10-2021, đã có 19 tỉnh xác định cấp độ dịch là cấp 1; 14 tỉnh, thành phố xác định cấp độ 2; các tỉnh, thành phố còn lại chưa công bố cấp độ dịch.

Theo thống kê của Bộ Y tế, 60/63 tỉnh, thành phố hoàn tất đánh giá và công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn của nghị quyết 128 của Chính phủ, quyết định 4800 của Bộ Y tế. Đến tối 20-10, chỉ còn 3 tỉnh Gia Lai, Tây Ninh, Bình Định là chưa có báo cáo đánh giá cấp độ dịch gửi Bộ Y tế.

Cụ thể:

Bắc Ninh: Cấp độ 2

Theo cổng thông tin điện tử ngành y tế tỉnh Bắc Ninh, toàn tỉnh có 120/126 xã, phường thị trấn ở cấp độ 1; 5/126 xã, phường thị trấn ở cấp độ 2; riêng thị trấn Phố Mới cấp độ 4.

Đắk Lắk: Cấp độ 2

Ngày 20-10, ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, xác nhận Sở đã thực hiện đánh giá nguy cơ cấp độ dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Theo đó, nguy cơ dịch Covid-19 đối với tỉnh Đắk Lắk đang ở cấp độ 2 [nguy cơ trung bình]. Các huyện Krông Búk và Krông Năng đang ở cấp độ 1 [nguy cơ thấp]; 12 huyện thuộc cấp độ 2 và 1 huyện ở cấp độ 3 [nguy cơ cao], tạm thời chưa có huyện nào ở cấp độ 4.

Chốt kiểm soát dịch tại tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN

Nam Định: Cấp độ 2

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Nam Định, đến ngày 20-10, 9/10 huyện ở cấp độ 1; 1 huyện ở cấp độ 2; 223/226 xã, thị trấn thuộc vùng xanh; 2/226 xã, thị trấn ở cấp độ 2; riêng xã Yên Hồng ở cấp độ 4.

Ninh Thuận: Cấp độ 2

Theo Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận, đến ngày 20-10, 3/7 huyện ở cấp độ 1; 44/65 phường xã ở cấp độ 1; 4/7 huyện ở cấp độ 2; 18/65 phường, xã ở cấp độ 2; 3/65 phường xã ở cấp độ 3.

Thừa Thiên Huế: Cấp độ 2

Theo phần mềm hiển thị và phân tích dữ liệu địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 20-10, 6/9 huyện ở cấp độ 1; 138/141 phường, xã ở cấp độ 1; 3/9 huyện ở cấp độ 2; 2/141 phường, xã ở cấp độ 2; 1/141 phường, xã ở cấp độ 3.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có 60/63 tỉnh, thành phố đã công bố cấp độ dịch kể trên. Trong đó, có 26 tỉnh thành đang ở cấp độ 1, vùng xanh tính trên quy mô tỉnh. Cả nước chỉ còn Bình Dương xác định trên phạm vi toàn tỉnh là vùng cam, vùng nguy cơ cao. 33 tỉnh thành là vùng vàng, nguy cơ trung bình, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh

Tuy nhiên trong các tỉnh thành vùng xanh thì ở quy mô cấp huyện, xã vẫn có những xã là vùng vàng hoặc cam, đỏ. Đến nay cả nước chỉ còn hơn 20 xã là vùng đỏ, đại đa số là vùng xanh, vàng. Các đánh giá này dựa trên tiêu chí tỷ lệ mắc mới, tỉ lệ tiêm vắc xin, số giường cấp cứu tại địa phương.

Riêng tại Hà Nội, công bố ở phạm vi thành phố là vùng xanh, nhưng trên phạm vi xã phường có tới gần 1/3 là vùng vàng. Nhiều chuyên gia bình luận cách tính và thống kê của Hà Nội chưa rõ ràng, do Hà Nội xác định cấp độ dịch tính trên số ca mắc từ ngày 27-4 đến nay, vì thế nhiều xã phường đã hơn 2 tháng không ghi nhận ca Covid-19 mới vẫn bị tính là vùng vàng.

*Trong các bài viết trước, Báo Quân đội nhân dânđã cập nhậtDanh sách và cấp độ dịch của 37 tỉnh, thành đã công bố, tính đến ngày 20-10, theo ghi nhận của chúng tôi, có thêm một số địa phương sau đã công bố cấp độ dịch, nâng tổng số lên 55 địa phương. Cụ thể:

Đồng Nai, vùng dịch nóng thời gian qua hiện trong 170 xã, phường có 152 xã, phường đạt mức xanh; 10 xã, phường mức vàng và 8 xã, phường mức đỏ.

Tại Hà Nội, 343/579 xã, phường toàn thành phố mức xanh, còn lại mức vàng.

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Hanoimoi.com.vn.

*Đà Nẵng đánh giá ở quy mô quận, huyện thì toàn bộ mức vàng. Các tỉnh Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang... đạt mức xanh trên phạm vi toàn tỉnh.

*Hải Phòng vừa cập nhật hướng dẫn tạm thời mới về các biện pháp phòng, chống dịch. Theo đó, người từ vùng đỏ, cam đến Hải Phòng nếu đã tiêm đủ vắc xin vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày, chưa tiêm đủ vắc xin cách ly tập trung 14 ngày. Từ vùng vàng cách ly tại nhà 7-14 ngày. Từ vùng xanh theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày nếu đã tiêm đủ vắc xin.

So với quy định chung của Bộ Y tế, Hải Phòng vẫn áp dụng biện pháp riêng và rất gắt với người từ các tỉnh, thành phố khác đến Hải Phòng.

*Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh vừa gửi văn bản kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh cho phép các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn được mở cửa hoạt động bình thường, cả hình thức bán mang đi và phục vụ tại chỗ, trừ các loại hình kinh doanh bán bia, rượu.

Theo văn bản, các hàng quán sẽ hoạt động đến trước 21 giờ, với công suất phục vụ tối đa 50%. Mật độ phục vụ không quá 2 người/bàn, khoảng cách các bàn ăn tối thiểu 2m.

Sở Công thương cũng đề nghị giao Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các quận huyện và TP Thủ Đức hướng dẫn các cơ sở thực hiện cũng như tổ chức hậu kiểm khi được phép bán phục vụ tại chỗ.

*Tối 19-10, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 3634/QĐ-UBND chính thức công bố cấp độ dịch, khẳng định là địa phương có cấp độ 1 ở cả 3 cấp [tỉnh, huyện và xã], tương ứng với vùng xanh, nguy cơ thấp về dịch Covid-19.

Cụ thể, có 177/177 đơn vị cấp xã, 13/13 đơn vị cấp huyện và cả tỉnh Quảng Ninh đều thuộc vùng nguy cơ thấp, tương ứng với màu xanh.

Quyết định này để áp dụng các biện pháp hành chính “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh đã trải qua hơn 112 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng; độ phủ vaccine phòng Covid-19 đạt cao - đã tiêm mũi 1 và dự kiến sẽ tiêm mũi 2 trong tháng 10 cho 100% người dân được chỉ định tiêm; năng lực y tế và cách ly của tỉnh được đảm bảo.

Hiện nay, người vào tỉnh Quảng Ninh không phải thực hiện xét nghiệm virus SARS-CoV-2 [trừ người đến từ vùng dịch cấp độ 4, hoặc vùng cách ly y tế]; đối với người nhập cảnh cách ly tại Quảng Ninh: Người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 thực hiện cách ly y tế tập trung 7 ngày; người chưa tiêm đủ liều nhưng mũi tiêm cuối cùng chưa đủ 14 ngày thực hiện cách ly y tế tập trung 14 ngày. Đối với người nhập cảnh đã thực hiện cách ly tại các địa phương khác khi về Quảng Ninh phải thực hiện theo dõi sức khỏe 7 ngày tại nơi cư trú.

* Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; tối 19-10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã ký ban hành công văn khẩn về phân loại cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo đó, ở cấp tỉnh, Bình Phước hiện đang có nguy cơ dịch ở cấp độ 2; cấp huyện có 11/11 huyện, thị xã, thành phố có nguy cơ dịch ở cấp độ 2; cấp xã có 110/111 xã có nguy cơ dịch ở cấp độ 2; chỉ có 1 xã có nguy cơ dịch ở cấp độ 3.

UBND tỉnh Bình Phước cho biết, hiện nay tỷ lệ bao phủ vắc xin trên địa bàn tỉnh còn khá thấp. Tính đến hết ngày 18-10, toàn tỉnh có hơn 458.000 người đã tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 [chiếm 60,3% dân số từ 18 tuổi trở lên] và hơn 67.300 người đã tiêm mũi 2 [chiếm 8,9% dân số từ 18 tuổi trở lên].

*Chiều 19-10, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Mạnh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước cho biết, tỉnh đang ở giai đoạn thích ứng với điều kiện bình thường mới. Dù tình hình thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 đang kiểm soát tốt, nhưng cần phải nhận diện rõ những thách thức, rủi ro khi lực lượng bên ngoài di chuyển vào tỉnh tăng, người đi qua tỉnh cũng tăng và đã có sự xuất hiện một số ca trong cộng đồng. Do đó, cần phải tăng cường sự quản lý, duy trì các chốt kiểm soát bên ngoài, đẩy mạnh việc kiểm soát bên trong.

Đến thời điểm hiện nay, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang được tỉnh Bình Phước kiểm soát tốt. Số ca mắc mới trong thời gian gần đây giảm mạnh; công tác tiêm vắc xin đang được chính quyền địa phương đẩy nhanh tốc độ; các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đang trở lại trạng thái bình thường mới, ổn định sản xuất.

* Ngày 19-10, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho biết tỉnh vừa ra quyết định xác định và công bố cấp độ dịch Covid-19 để áp dụng các biện pháp hành chính “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đối với cấp xã có 64 đơn vị cấp 1 nguy cơ thấp [vùng xanh]; 7 đơn vị cấp huyện cấp 1 nguy cơ thấp [vùng xanh]. Đối với cấp tỉnh: Cấp 2 nguy cơ trung bình [vùng vàng]. Thời gian áp dụng từ 0 giờ, ngày 20-10-2021.

Riêng đối với các đơn vị cấp xã nếu chuyển từ cấp độ dịch thấp sang cấp độ dịch cao hơn thời gian áp dụng sau 48 giờ kể từ thời điểm công bố.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu giao Sở Y tế căn cứ tình hình thực tế, khả năng phòng, chống dịch của địa phương và hướng dẫn của Bộ Y tế để xác định cấp độ dịch đối với từng xã, phường, thị trấn [trừ khu vực phong tỏa] trên địa bàn tỉnh hằng tuần để cập nhật cấp độ dịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định công bố chuyển đổi để làm cơ sở thực hiện.

Đối với người vào tỉnh, 100% phải khai báo y tế và thực hiện cách ly tại cơ sở cách ly tập trung hoặc nơi lưu trú hoặc tại nhà [nếu đảm bảo điều kiện]. Riêng đối với người chưa tiêm vắc xin thì ưu tiên áp dụng phương án cách ly tập trung nhưng phải đảm bảo điều kiện về nơi cách ly và các biện pháp quản lý tránh lây nhiễm chéo. Đối với người không thể tự chăm sóc, người cao tuổi [từ đủ 60 tuổi trở lên], phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi, người có bệnh nền thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng.

THÁI SƠN

Video liên quan

Chủ Đề