Bị lừa có nên trả thù

Theo đơn trình báo, khoảng 0 giờ ngày 7/7/2011, Nguyễn Đức Thoại (sinh năm 1993) rủ Nguyễn Văn Thắng (sinh năm 1994) và Nguyễn Văn Võ (sinh năm 1991) cùng ở Thư Phú, Thường Tín mang theo 1 thanh kiếm đến nhà vợ chồng ông Giang Xuân Trạc và bà Phùng Thị Hiền ở Hồng Vân, Thường Tín để đòi nợ số tiền 75 triệu đồng do con trai ông bà Trạc - Hiền vay với lãi suất cao.

Thoại cùng đồng bọn đã cầm kiếm chửi bới, uy hiếp đe dọa gia đình ông bà Trạc - Hiền đòi tiền nợ. Vì lo sợ gia đình bị hại, ông bà Trạc - Hiền phải đem chiếc xe công nông của gia đình gán nợ cho Thoại trị giá 50 triệu đồng và vay mượn thêm 25 triệu đồng để trả nợ cho Thoại. Sợ Thoại cùng đồng bọn trả thù, đến ngày 23/9/2011 ông Giang Xuân Trạch mới có đơn trình báo đến công an huyện.

Công an huyện Thường Tín đã ra lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Đức Thoại, tạm giữ chiếc xe công nông mà gia đình ông bà Trạc - Hiền gán nợ. Ngay sau đó, Nguyễn Văn Võ đã ra cơ quan điều tra đầu thú. Riêng đối tượng Nguyễn Văn Thắng đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Hiện cơ quan công an đang tạm giữ Nguyễn Đức Thoại và Nguyễn Văn Võ để tiếp tục điều tra.

Hoàng Lan

Thưa luật sư, xin hỏi: Khi phát hiện mình bị lừa đảo thì nên trình báo công an hay khởi kiện ra tòa ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

"Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

=> Về mẫu đơn tố cáo, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY . Bạn có thể gửi đơn lên cơ quan công an để tố cáo.

Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thưa luật sư, xin hỏi: Ông NVV có mượn của em gái tôi số tiền là 100 triệu đồng, có giấy vay nợ viết tay với ngày hẹn là tháng 9/2014 sẽ trả. Tuy nhiên cho đến nay, dù em gái tôi đã đến nhà đòi nhiều lần nhưng ông ta cứ lấy lý do hẹn lần hẹn lữa, chưa chịu trả. Vì nghĩ chỗ quen biết nên em tôi không muốn làm lớn chuyện, kiện tụng. Cho đến ngày 15/12/2015 ức chế quá (em tôi một mình nuôi con nhỏ vì chồng cô ấy đã bỏ theo người khác.công việc làm ăn không thuận lợi, nợ nần người ta đòi) em tôi đã đánh 1 bản word, vẽ con dấu giả giấy triệu tập của tòa đưa cho ông NVV nhằm để ông ta thu xếp trả nợ. Nhưng ông ta phát hiện ra giấy tờ giả nên đã gửi lên tòa án. Vậy luật sư cho tôi hỏi em tôi có bị buộc vào tội giả mạo giấy tờ của cơ quan nhà nước không khi giấy tờ đó không nhằm mục đích lừa đảo hoặc gây ảnh hưởng đến quyền lợi, tài sản, của người khác. Nếu có thì mức hình phạt như thế nào?

=> Bộ luật hình sự 2015 quy định:

"Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm."

Thì trường hợp của bạn không có mục đích lừa dối cơ quan, tổ chức nên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi và cậu chồng tôi tính mua mì làm ăn chung(tiền hoàn toàn là của tôi) nhưng được nửa tháng thi không có lời lên cậu chồng tôi đã cầm tiền của tôi và nói mua cho tôi mì non và làm giấy tờ mua bán đưa cho tôi và kí tên vào giấy mua bán tên của tôi, tôi có hỏi số điện thoại của người bán và nói đưa tôi đi gặp ngươi bán nhưng cậu chồng tôi không đưa nói là tôi không tin ông, cho tới hôm nay thật sự thì không có đám mì nào cả tôi có đem đơn đê kiện thì ông viết cho tôi một tờ giấy rằng ông thiếu tiền của la 46.000.000 triệu đồng vì chót xài hết nên cho ông từ từ trả .tôi muốn hỏi như thế câu chồng tôi có phải lừa đảo không?

Vì cậu chồng bạn không có ý định bỏ trốn và vẫn hứa sẽ trả, chưa có dấu hiệu lừa đảo nên bạn có thể khởi kiện lên Tòa án dân sự yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Trường hợp bạn không rút đơn trình báo thì công an vẫn phải giải quyết đơn của bạn. Còn việc cưỡng chế đối tượng hành hung về trụ sở không phải phụ thuộc vào việc 2 bên có hợp tác không, mức độ hành vi vi phạm, lỗi các bên...

2. Lừa bán người thì chịu bao nhiêu năm tù giam ?

Thưa luật sư, sau nhiều năm làm thuê ở khu vực biên giới, nhân dịp về quê ăn tết, T rủ 2 cháu M (15t), N (17t) (là người cùng xã) lên khu vực biên giới lạng sơn “làm thuê”. Đến lạng sơn T nói đưa M và N đi chơi nhưng thực chất là lén lút đưa M và N qua biên giới rồi bán hai cháu cho chủ chứa mại dâm người trung quốc lấy 40 triệu đồng.

Hành vi phạm tội của T được quy định tại khoản 2 điều 150 và khoản 2 điều 151 blhs. Câu hỏi: giả sử T mới 17 tuổi khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì hình phạt nặng nhất mà t có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù ?

Cảm ơn.

- Cầm Thị Nh

Luật sư trả lời:

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau

Điều 150. Tội mua bán người

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Đối với từ 02 đến 05 người;

g) Phạm tội 02 lần trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

đ) Đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Lợi dụng hoạt động cho nhận con nuôi để phạm tội;

c) Đối với từ 02 người đến 05 người;

d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Vì động cơ đê hèn;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

e) Đối với 06 người trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Điều 101. Tù có thời hạn

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

"Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;..."

Vậy căn cứ vào quy định nêu trên, người phạm tội 17 tuổi, phạm tội theo khoản 2 điều 151 và khoản 2 điều 150 BLHS nêu trên thì tổng mức hình phạt tù cao nhất là 30 năm, người này phải chịu 3/4 hình phạt tù này thì người này chịu 22 năm 6 tháng .Nhưng theo điều 101 nêu trên, do đặc thù về độ tuổi nên mức hình phạt cao nhất mà tòa án được tuyên phạt cho người này chỉ là 18 năm tù .

3. Cho ví dụ về một vụ án lừa đảo ?

Vụ án “siêu lừa” xảy ra tại Gia Lai, từng gây chấn động dư luận đã khép lại bằng Bản án Phúc thẩm ngày 27/7/2010 của Tòa Phúc thẩm – Toà án nhân dân toối tại Đà Nẵng, với mức án chung thân cho Mai Quý Thọ, Phạm Thị Én và 14 năm tù cho Mai Diêu Kiều Trinh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng liên quan đến việc áp dụng các quy định của luật tố tụng cũng như luật nội dung cần phải được trao đổi, làm rõ.

Tòa án có vượt quá phạm vi xét xử ?

Theo Điều 196 BLTTHS, tòa chỉ có thể xét xử khác với quan điểm truy tố của Cáo trạng trong hai trường hợp: một là, “xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật”; hai là, “xét xử về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố”. Ngoài hai nội dung nêu trên, tất cả các vấn đề còn lại liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo đều phải được xét xử trên cơ sở phạm vi truy tố của Cáo trạng.

Trong vụ án này, Cáo trạng của VKSND tỉnh Gia Lai kết luận số tiền 8,5 tỷ đồng Én nhận của Phan Thị Hồng ngày 8/6/2007 là do Én chiếm đoạt và xác định Én là người thực hành trong vụ án. Thế nhưng, cả án sơ thẩm, phúc thẩm đều quy kết Thọ là người chiếm đoạt, Én chỉ là người giúp sức chứ không phải “người thực hành” như cáo trạng nêu. Việc này có vi phạm Điều 196 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử không? Có làm xấu đi tình trạng pháp lý của bị cáo Thọ không? Đây là vấn đề hiện còn nhiều ý kiến khác nhau.

Về tách vụ án hay tách “hành vi”?

Theo lời khai của Thọ, trong tổng số tiền chiếm đoạt, Thọ đã sử dụng gần 33 tỷ đồng để trả tiền thua độ bóng đá cho một số đối tượng ở Đà Nẵng, Gia Lai, Nha Trang, Quy Nhơn và TP.HCM do thực hiện hành vi đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá với các đối tượng này. Tại “Bản kết luận Điều tra” của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai cũng xác định: tổng số tiền Thọ chuyển cho các đối tượng qua hệ thống ngân hàng khoảng trên 25 tỷ đồng. Tuy nhiên, các đối tượng trên không thừa nhận hành vi đánh bạc với Thọ mà khai rằng đó là tiền Thọ vay mượn.

Như vậy, việc Thọ dùng số tiền chiếm đoạt để chuyển cho các đối tượng là hoàn toàn có thật. Vấn đề còn lại là cần xác định lý do của việc chuyển tiền này là gì? Trả tiền thua độ bóng đá, trả nợ hay là tẩu tán tài sản?

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi: 1900.6162

Việc làm rõ các vấn đề trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Một mặt nó đảm bảo được quyền lợi của người bị hại, mặt khác là tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm. Theo đó, tùy thuộc vào kết quả điều tra, các đối tượng trên có thể sẽ bị khởi tố về hành vi “đánh bạc”, “che giấu tội phạm” hoặc tham gia tố tụng với tư cách “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” để xử lý số tiền mà họ đã nhận từ Thọ.

Như vậy, không thỏa đáng khi tách hành vi chuyển tiền của Thọ để xử lý bằng một vụ án khác như các cơ quan tố tụng đã làm. Bởi đây không phải là tiền của Thọ mà là tài sản do Thọ chiếm đoạt của bị hại, nên phải được làm rõ và xử lý trong cùng vụ án.

Thế nhưng, cả án sơ thẩm của TAND tỉnh Gia Lai và Phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm – TANDTC tại Đà Nẵng đều chấp nhận quan điểm của Cáo trạng về việc “tách hành vi đánh bạc” ra khỏi vụ án. Như vậy, việc “tách hành vi đánh bạc” trong trường hợp này có đồng nghĩa với việc tách vụ án theo Điều 117 BLTTHS không? Nếu không thì cơ quan tố tụng căn cứ vào quy định nào để tách hành vi “đánh bạc” ?

Theo Điều 117 BLTTHS, CQĐT chỉ có thể nhập hoặc tách vụ án chứ không có quy định nào cho phép “tách hành vi” khi chưa xác định được hành vi đó có cấu thành tội phạm hay không? Nói khác, cơ quan tố tụng chỉ có thể tách vụ án khi đã có quyết định khởi tố vụ án. Trong trường hợp này, hành vi đánh bạc chưa bị khởi tố nên không thể thực hiện thủ tục tách vụ án. Còn nếu cho rằng, các cơ quan tố tụng chỉ “tách hành vi" chứ không phải “tách vụ án” thì rõ ràng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vì luật TTHS không có điều khoản nào cho phép “tách hành vi”.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để quyết định mức bồi thường thiệt hại của từng bị cáo, liệu có đúng?

Về nguyên tắc, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội phạm về xâm phạm sở hữu nói chung, các cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, khoản tiền mà mỗi bị cáo được hưởng lợi để xem xét trách nhiệm hình sự cũng như quyết định mức bồi thường dân sự của từng bị cáo.

Thế nhưng, cả hai bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không xác định số tiền cụ thể từng bị cáo chiếm đoạt (hay hưởng lợi) để quyết định mức bồi thường thiệt hại, mà căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội để quyết định mức bồi thường dân sự của từng bị cáo (?). Theo đó, bị cáo Thọ phải bồi thường 66%, bị cáo Én 30%, bị cáo Trinh 4% trên tổng số tiền bị chiếm đoạt là 71,38 tỷ đồng.

Đây là một vấn đề chưa từng có trong lịch sử tố tụng và hoàn toàn trái với các quy định của BLHS. Bởi tại Điều 45 BLHS quy định rõ: Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội chỉ là căn cứ để tòa án xem xét trong việc quyết định hình phạt chứ không phải là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự hay quyết định mức bồi thường thiệt hại như bản án phúc thẩm đã vận dụng.

Ngoài ra, cũng không có một văn bản pháp luật nào quy định tòa án xác định trách nhiệm dân sự hay quyết định mức bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự theo cách chia tỷ lệ phần trăm như đã nêu trên.

Áp dụng pháp luật là vấn đề luôn đòi hỏi sự chuẩn mực và chính xác từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Thực tiễn xét xử vụ án “Mai Quý Thọ cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý có tính căn bản mà chúng tôi thiết nghĩ, cần phải được làm rõ để có một cách hiểu và vận dụng pháp luật thật sự chính xác.

4. Tư vấn về việc lừa vay quỹ tín dụng để mời mua bảo hiểm

Thưa luật sư em có một thắc mắc như sau:.Gần nhà em có đại lý bán bảo hiểm (prudential) khi em đi làm về nhà người đại lý đến nhà cho vay tín dung đen để mời vợ em mua bảo hiểm, vợ em dân trí kém nên đã bị mắt lừa.

Cứ vào hàng tháng vợ em lấy tiền nóng bên ngoài đóng cho đại lý bảo hiểm, đến khi em phát hiện ra sự việt thì tiền nợ bên ngoài rất nhiều, tiền đống bảo hiểm một năm là 11.300.000 toàn bộ hồ sơ bảo hiểm người đại lý tự ghi tự giả mạo chữ ký,vợ em chỉ có ký một chữ,bảo hiểm mua cả nhà hai vợ chồng và hai con ,trong hồ sơ bảo hiểm có chỗ đã xác nhận chữ ký nhưng em là người không ký,gia đình em kinh tế rất khó khăn,nhờ luật sư tư vấn giúp cho gia đình em ,sự việc như vậy người đai lý và doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm ở mức độ nào ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T.N

>> Luật sư tư vấn luật hình sự gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày với chúng tôi, bên công ty bảo hiểm đa có một số thủ đoạn làm giả giấy tờ, tài liệu để nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gia đình bạn như: toàn bộ hồ sơ bảo hiểm người đại lý tự ghi tự giả mạo chữ ký, vợ bạn chỉ có ký một chữ, ...Với những hành vi như trên, bên đại lý có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;"

Ngoài ra, nếu có một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì còn bị xử lý như sau:

"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh."

Mức vi phạm cụ thể cần được xác minh dựa vào các tình tiết thực tế cũng như mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Việc xác định vấn đề này phải căn cứ vào kết quả điều tra trên thực tế.

Do vậy, trong trường hợp của bạn, khi phát hiện có dấu hiệu của hành vi phạm tội, bạn có thể tố giác đến cơ quan có thẩm quyền quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

"Điều 144.Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Sau khi bạn tố giác, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xác minh có hành vi vi phạm pháp luật hình sự hay không. Nếu có căn cứ, họ sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự để ngăn chặn, trừng trị hành vi phạm tội đồng thời bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn. Tài sản mà bạn đã bị lừa đảo sẽ được trả lại cho bạn phù hợp với quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với yêu cầu của bạn.

5. Đòi lại tài sản bị lừa tình phải tố cáo với cơ quan nào để được giải quyết ?

Chào luật sư, Xin tư vấn và giúp đỡ 1 vấn đề hiện nay tôi rất lo lắng tôi đang nghi ngờ minh đang bị lợi dụng trong chuyện tình cảm để chiếm đoạt tiền tôi có quen 1 cô gái qua mạng cách nay nửa năm, nhưng gặp chỉ 1 lần, tôi và cô này ở xa, tôi thì cần thơ còn cô này ở Bến Tre. thời gian đầu chỉ nói chuyện tìm hiểu bình thường, nhưng sau đó cô này chủ động nói thương tôi và tôi cũng đồng ý.

Cô ta nói cô ta làm bên tóc và áo cưới ở cửa hàng áo cưới Uyên Ương Bến Tre, tìm hiểu nên tôi tin tưởng và tôi cũng có số điện thoại mẹ cô ta và cũng nói chuyện được vài lần nên tôi tin tưởng lắm. Khi cô ta học xong ra nghề thì muốn mở bán mỹ phẩm cô ta muốn làm riêng kiếm tiền cho hai đứa nên không cho gia đình biết, kêu tôi cố gắng chạy vốn, lúc đầu cũng ổn định, nhưng sau này thêm bán sỉ nên thiếu vốn tôi tiếp tục đi mượn vốn để thực hiện, rất nhiều chuyện dồn dập hiện giờ tôi đưa cho cô ta khoang 350 triệu, tôi nghi ngờ cô ta vì có lần nghe điện thoại xong cô ta nói ngủ sớm để ngày hôm sau đi làm nhưng quên tắt điện thoại nên tôi tò mò nghe thì tôi nghe bên kia đang đánh bài um xùm chửi tục.

Tôi đang nghi ngờ về cô gái này lừa tôi, cô này rất là rành về mỹ phẫm trang điểm, tham dự các cuộc thi tạo mẫu tóc có chụp hình cho tôi xem nên tôi tin tưởng lắm. Nhưng hiện nay tôi vô cùng lo lắng nếu tôi bị gạt thì có thể đòi lại tiền được không tôi gửi tiền cho cô ta tôi đều giữ giấy chuyển tiền lai và gần đây tôi có ghi âm các cuộc gọi khi nói chuyên.

Xin luật sư tư vấn nếu bị lừa tôi có thể lấy được tiền không vì nếu thật sự bị lừa thì việc lam và sự nghiêp của tôi mất hết. Xin luật sư giúp đỡ tư vấn giùm Trân trọng cảm ơn.

Người gửi H.N

Trả lời:

Hành vi của chị T thuộc dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” thì:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.''

Tại điểm b khoản 1 Điều 175 thì trường hợp người nhận được tài sản đã sử dụng tài sản đó vào ''mục đích bất hợp pháp", như buôn lậu, mua bán ma túy, đánh bạc,...dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.Chị T có sử dụng số tiền anh H đưa để kinh doanh mỹ phẩm. Khi 2 người nói chuyện điện thoại với nhau, chị T như muốn tránh né cuộc nói chuyện và vô tình anh H nghe được bên kia đang đánh bài um xùm chửi tục. Nếu chị T sử dụng số tiền anh H đưa cho để kinh doanh đem đi chơi bài thì đó là hành vi lạm dụng sự tin tưởng, tín nhiệm của anh H để chiếm đoạt tài sản sử dụng vào việc làm bất hợp pháp bị pháp luật cấm.

Theo khoản 3 Điều 175 BLHS năm 2015 trường hợp chiếm đoạt tài sản từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Trường hợp anh H muốn đòi lại tiền thì anh có quyền làm đơn tố cáo lên cơ quan công an, lấy giấy chuyển tiền và các cuộc nói chuyện được ghi âm lại đưa cho cơ quan công an để làm chứng cứ cho việc khởi kiện của mình là có căn cứ. Xét thấy có dấu hiệu phạm tội cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án để điều tra.