Bảo hiểm ô tô là gì

  1. Vì sao nên mua bảo him ô ?

 Hiện nay, thực trạng giao thông đường bộ nước ta đang ngày càng phức tạp. Khi lưu thông trên đường, bạn không thể tránh khỏi những lần va quẹt hoặc gặp tai nạn do ý thức người tham gia giao thông, hệ thống cầu đường không chắc chắn, do thời tiết…và mức phí thanh toán cho những lần gặp rủi ro đó không hề nhỏ.

  1. Bao gồm các loại hình bảo hiểm nào?

Bảo hiểm ô tô có thể kết hợp nhiều loại hình bảo hiểm về con người, tài sản, hàng hóa vận chuyển có liên quan đến chiếc xe ô tô đó.

Có 4 hình thức bảo hiểm ô tô phổ biến :

  • Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển
  • Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
  • Bảo hiểm tài, phụ xe và người ngồi trên xe.

Trong 4 loại trên, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình mà tất cả các cá nhân, tổ chức [gồm cả cá nhân người nước ngoài] sở hữu xe hơi tại Việt Nam phải tham gia theo quy định của nhà nước.

  1. Khách hàng nên chọn mc min thường trong bo him ô ?

Mức miễn thường là khoản tiền mà khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất. Tổn thất của chủ xe phải lớn hơn mức miễn thường thì công ty bảo hiểm mới bồi thường. Do đó, chủ xe cần xác định hoàn cảnh, môi trường di chuyển cũng như thái độ lái xe để chọn mức miễn thường có lợi nhất. Trên thực tế, khi đã lựa chọn mức miễn thường thì chủ nhân có ý thức lái xe an toàn hơn.

Việc áp dụng mức miễn thường giúp khách hàng có được mức phí tốt hơn từ 15 - 45% so với khi không có mức miễn thường.

Mức miễn thường được nhiều công ty đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm bằng cách tự chi trả cho những hư hỏng nhỏ. Điều này giúp khách hàng giữ gìn xe cẩn thận hơn, giảm số lần yêu cầu bồi thường cho những rủi ro nhỏ. Công ty bảo hiểm vì thế có nhiều thời gian, tập trung phục vụ khách hàng tốt hơn.

  1. Tính phí bảo hiểm vật chất xe như thế nào?

Mức phí bảo hiểm vật chất xe được tính dựa vào giá trị thực tế của xe và tỷ lệ phí.

  1. Cách giải quyết khi gp s c

Khi có tai nạn xảy ra, cần gọi ngay đến hotline bảo hiểm và giữ nguyên hiện trường để công ty bảo hiểm xác nhận phần lỗi thuộc về ai và đánh giá thiệt hại của phương tiện.

Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển xe nhanh chóng khỏi hiện trường để tránh ùn tắc, nhường đường cho xe cứu thương, cứu hỏa hoặc chở người bị nạn đi bệnh viện, trước đó bạn nên chụp hình kỹ lại hiện trường từ nhiều góc để làm bằng chứng đảm bảo quyền lợi cho mình sau này.

  1. Tn dng hết những sn phm dch v hữu ích :

Đường dây nóng 24/7/365 hỗ trợ kịp thời các tình huống khẩn cấp, hướng dẫn xử lý tình huống tại hiện trường khi xảy ra sự cố, ghi nhận và theo dõi quy trình bồi thường, giải đáp mọi thắc mắc.

Dịch vụ cứu hộ giao thông hoạt động 24/24, miễn phí trên toàn quốc : Giúp giảm chi phí vận chuyển xe từ nơi xảy ra sự cố đến garage sửa chữa.

Sửa chữa tại garage chính hãng : Được cung cấp những phụ tùng thay thế chính hãng, đảm bảo chiếc xe vẫn giữ được giá trị sau khi sửa chữa.

Sửa chữa và thay thế phụ tùng không tính khấu hao : Đây là tính năng ưu việt đối với các loại xe sang trọng, đắt tiền vì xe vẫn giữ nguyên giá trị sau khi sửa chữa.

Bảo hiểm thủy kích: Bảo hiểm cho trường hợp xe hư hỏng do ngập nước.

Bảo hiểm mất cắp bộ phận: Bồi thường những bộ phận của xe bị mất cắp.

  1. Mc phí rẻ nht không hẳn s tiết kim nhất

Cùng bảo hiểm cho một chiếc xe, nhưng mức phí sẽ khác nhau ở các công ty bảo hiểm khác nhau. Lý do chủ yếu là sự khác biệt về phạm vi bảo hiểm, mức trách nhiệm, quyền lựa chọn garage sửa chữa, dịch vụ cứu hộ miễn phí và mức miễn thường.

Tùy theo hiện trạng của chiếc xe và môi trường di chuyển thường xuyên mà người sử dụng nên chọn gói sản phẩm có phạm vi rộng hay hẹp.

  1. Nên mua bảo him kết hp hoc theo nhóm để hưởng nhiều ưu đãi hơn.
  2. Đọc k tài liệu gii thiu v quy tc bo hiểm
  3. Hiu rõ quyền li và trách nhiệm của mình khi ký hợp đồng bảo hiểm.

Nguồn : Tổng hợp

Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, việc sở hữu một chiếc xe hơi không còn là điều quá khó khăn. Ô tô đã trở thành một phương tiện di chuyển thiết yếu, đa năng, phục vụ cho mọi nhu cầu từ riêng tư tới công việc. Vì vậy, việc bảo vệ cho khối tài sản này là vô cùng quan trọng, cụ thể là việc mua bảo hiểm ô tô, một việc làm văn minh, cần thiết. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về những loại hình bảo hiểm dành cho ô tô mà các chủ xe nên biết.

Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP, Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự bắt buộc [TNDS] của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm bắt buộc mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp sở hữu xe cơ giới phải mua theo luật định khi tham gia giao thông nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân khi gặp tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra. Mặt khác, giúp bảo vệ tài chính cho chủ xe trước những rủi ro bất ngờ.

a. Phạm vi bảo hiểm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;
  • Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra;
  • Chỉ áp dụng cho những tai nạn xe cơ giới xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

b. Mức trách nhiệm bảo hiểm

  • Đối với thiệt hại về người: 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn;
  • Đối với thiệt hại về tài sản: 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Khách hàng có thể mua Bảo hiểm Trách nhiệm Dân sự [TNDS] bắt buộc của MSIG qua trang mua trực tuyến.

Đây là loại bảo hiểm tự nguyện dành cho lái xe, phụ xe và những người ngồi trên xe trong quá trình tham gia giao thông, khi lên xuống xe trong quá trình tham gia giao thông không may bị tai nạn.

MSIG hiện đang cung cấp 2 gói Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe [Cơ bản và Nâng cao] với quyền lợi bảo hiểm như sau:

Đơn vị: VNĐ

Quyền lợi bảo hiểm Cơ bản Nâng cao
Tử vong do tai nạn [trong khi di chuyển bằng xe máy/ô tô] 50,000,000 VND 100,000,000 VND
Thương tật hoặc tàn tật vĩnh viễn [do tai nạn trong khi di chuyển bằng xe máy/ô tô] 50,000,000 VND 100,000,000 VND
Chi phí y tế [do tai nạn trong khi di chuyển bằng xe máy/ô tô] 10,000,000 VND 20,000,000 VND

Đây là một loại hình bảo hiểm ô tô tự nguyện, còn gọi là bảo hiểm thân vỏ xe ô tô.

Phạm vi bảo hiểm:

Công ty bảo hiểm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe trong những trường hợp:

  • Đâm va, lật, đổ, rơi;
  • Hoả hoạn, cháy, nổ;
  • Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên;
  • Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe;
  • Các rủi ro ngẫu nhiên khác;
  • Thiệt hại về thân thể đối với lái xe và những người được chở trên xe.

a. Phạm vi bảo hiểm:

  • Thiệt hại ngoài hợp đồng về tính mạng, thân thể và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra;
  • Thiệt hại về tính mạng, thân thể của hành khách theo hợp đồng vận chuyển khách do xe cơ giới gây ra.

b. Quyền lợi bảo hiểm:

Trong trường hợp tổn thất thuộc phạm vi Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự Bắt buộc mà chủ xe bồi thường cho nạn nhân vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm ô tô bắt buộc, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường phần số tiền vượt mức như sau:

  • Về người: Chủ xe được bồi hoàn cho phần chi phí thực tế nhằm khắc phục hậu quả đối với bên thứ 3 vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định trên cơ sở mức trách nhiệm tự nguyện chủ xe tự nguyện tham gia;
  • Về tài sản: Sau khi bảo hiểm bắt buộc đã chi trả hết mức trách nhiệm, công ty bảo hiểm sẽ chi trả phần chênh lệch số tiền chủ xe đã bồi thường cho người thiệt hại dựa trên số tiền mà chủ xe đã tham gia bảo hiểm;
  • Trong mọi trường hợp, số tiền bảo hiểm không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm chủ xe tham gia.

Là trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển giữa chủ xe với chủ hàng.

a. Phạm vi bảo hiểm:

Những thiệt hại về hàng hóa do tai nạn mà nguyên nhân xác định do lỗi của chủ xe gây ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

b. Quyền lợi bảo hiểm:

Những chi phí bồi thường thực tế cần thiết và hợp lý của chủ xe đối với hàng hóa của chủ hàng theo quy định của Bộ luật dân sự khi xe bị tai nạn và khi đó chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng. Số tiền bồi thường bao gồm những mục sau:

  • Chi phí ngăn ngừa giảm nhẹ tổn thất;
  • Chi phí bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá do hậu quả của tai nạn;
  • Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm;
  • Giá trị hàng hoá bị tổn thất;
  • Tổng số các chi phí trên không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hoá chuyên chở trên xe.

Video liên quan

Chủ Đề