Bán hàng việt nam ra nước ngoài bằng cách nào

Nguyễn Xuân Chiêu Hân (người đeo kính) - CEO của Andre Gift Shop bán hàng lưu niệm "made in Vietnam" thành công trên trang thương mại điện tử Amazon

Số hóa ngân hàng – Xu hướng tất yếu thời đại 4.0

Thanh toán online sẽ dần thay thế văn hóa trả tiền mặt?

Start-up đưa nông sản Thủ đô đến các chuỗi cung ứng

9 tháng, tổng trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt gần 195 tỷ USD

Hàng "made in Vietnam" lên chợ "ảo" Amazon

Người mua hàng trực tuyến đang ngày càng có xu hướng tìm và mua sản phẩm từ bên ngoài biên giới. Theo báo cáo gần đây của Nielsen, tỷ lệ chung trên toàn thế giới là 57%. Điều này có nghĩa, hơn một nửa số hàng hóa người ta mua qua mạng đến từ nước ngoài. Trong đó, người dân châu Âu và châu Á đang dẫn đầu xu thế này, với tỷ lệ lần lượt là 63,4% và 57,9%.

Điều này càng chứng tỏ tốc độ tăng trưởng vượt trội của doanh số bán lẻ toàn cầu từ 2017-2018 lên đến 23%. Bên cạnh đó, thị trường TMĐT xuyên biên giới trên toàn cầu được dự kiến sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa: các giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thị trường TMĐT xuyên biên giới trên toàn cầu sẽ tăng 28% từ năm 2018 đến năm 2019.

Thói quen tiêu dùng nói trên cũng chính là cơ hội cho những người kinh doanh qua mạng. Với hướng đi phù hợp, hàng hóa của họ hàng toàn có thể được đến tay người mua, cách nhà xưởng hàng nghìn đến chục nghìn km. Đó là điều không thể làm được trong quá khứ.

Do đó, tiềm năng của thương mại điện tử Việt Nam giờ không chỉ gói gọn ở thị trường nội địa mà cánh cửa công nghệ, với các kênh TMĐT xuyên biên giới như đế chế thương mại điện tử Amazon, đã giúp nhiều start-up thành công và tăng trưởng bứt phá.

Đặc biệt, Việt Nam là một trong những quốc gia có khả năng gia công và xuất khẩu quy mô lớn. Tuy nhiên, việc xuất khẩu được những thương hiệu riêng chưa nhiều. Theo nhiều chuyên gia, xuất khẩu qua những kênh TMĐT xuyên biên giới là một trong những giải pháp, nhất là với nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Nhiều hàng “made in Vietnam” xuất hiện trên Amazon đã khiến người Việt tự hào như dầu cù là Sao Vàng, nón lá, cà phê Trung Nguyên, ốp điện thoại iphone, đồ lưu niêm...

Giờ đây, kênh này cùng chương trình Amazon Global Selling đã mở ra một cánh cổng mới giúp doanh nghiệp có thể vượt qua được mọi khó khăn và rào cản trong giao thương và thành công “vượt biên giới”, nhất là trong bối cảnh xuất khẩu truyền thống còn gập ghềnh.

Theo số liệu từ Bộ Công thương, hiện nay có khoảng 200 doanh nghiệp trong nước có bán hàng trên Amazon. Tuy nhiên, con số này chưa lớn so với tiềm năng hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Việc tham gia bán hàng qua Amazon là hành trình đem sản phẩm “Made in Vietnam” ra thế giới. Hàng nông sản, thủy sản, đồ gỗ... của Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao như đồ gỗ vào các siêu thị ở châu Âu thì 90% đồ gỗ ngoài trời là hàng của Việt Nam...

Hàng lưu niệm của Việt Nam được ưa thích

Nguyễn Xuân Chiêu Hân, Tổng giám đốc, đồng sáng lập Andre Gift đã từng mày mò làm nên những phụ kiện, đồ gia dụng “handmade” cùng với 4 nhân viên trên căn gác mái chỉ vỏn vẹn vài mét vuông.

Ước mơ đưa sản phẩm “xuất ngoại” phần nào được hiện thực hóa khi cô tìm được mối phân phối sỉ cho vài khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không thể đáp ứng tham vọng đưa sản phẩm ra toàn thế giới của cô gái trẻ. Năm 2013, startup 8x đã tìm thấy cơ hội “một bước đưa sản phẩm ra toàn thế giới” với sàn TMĐT Amazon.

Bán hàng việt nam ra nước ngoài bằng cách nào
Mặt hàng vỏ ốp điện thoại iphone "made in Vietnam" của Andre Gift Shop được chào bán trên Amazon

Cô cũng nhận thấy, nước ngoài mới là thị trường thật sự của những sản phẩm thủ công “made in Vietnam” nên đã tập trung mở rộng bán hàng trên Amazon thay vì các trang TMĐT trong nước.

Mặt khác, dịch vụ hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) đã giúp đơn giản hóa rất nhiều khâu trong việc bán hàng của Andre Gift Shop.

Tuy nhiên, để có thể bán được hàng trên Amazon, Chiêu Hân cũng đã dành nhiều thời gian ngiên cứu các phương thức bán hàng, loại hàng hoá nào được ưa chuộng trên trang TMĐT này.

"Không phải sản phẩm nào bán được ở Việt Nam cũng là sản phẩm bán được trên Amazon và các thị trường khác", CEO Andre Gift Shop khẳng định.

Vì vậy, Hân cho rằng bước đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là lên Amazon, nghiên cứu xem sản phẩm của họ đã có ai bán chưa, hay khách hàng đang dùng từ khóa gì để tìm ra những sản phẩm đó và cô chủ trẻ đã rút ra 4 bước bán hàng trên Amazon.

Cô chia sẻ: "Ở bước đầu tiên "nghiên cứu thị trường", chúng ta cũng cần xem đối cạnh tranh trực tiếp là ai, sản phẩm của đối thủ được đặt ở tầm giá bao nhiêu, số lượng đã bán ra là bao nhiêu,...Đặc biệt, nếu xuất qua Amazon thì hàng hóa có cần giấy tờ chứng nhận gì không rồi mới đi tiếp vào bước 2".

Trong bước thứ 2, các doanh nghiệp cần chuẩn bị bao bì, giấy chứng nhận để chuyển sản phẩm qua Amazon. Phần chuẩn bị cũng bao gồm các hình ảnh, nội dung miêu tả, cơ cấu giá để liệt kê sản phẩm trên website Amazon.

Đến bước thứ 3 là khâu vận chuyển, theo Chiêu Hân, với các doanh nghiệp lần đầu xuất hàng qua Amazon, nên dùng dịch vụ có sẵn FBA (Fulfillment by Amazon) để Amazon trực tiếp vận chuyển hàng thay doanh nghiệp, nhờ đó doanh nghiệp không cần tự chuyển từ Việt Nam qua người mua ở Mỹ.

Vì là lần đầu nên CEO này cũng khuyên các doanh nghiệp không nên gửi hàng tại kho của Amazon quá nhiều, khoảng 1-2 thùng để thử nghiệm thị trường sau đó mới tùy vào doanh số bán hàng để cân nhắc số lượng nên gửi tại kho Amazon.

“Cứ nghĩ xem phải bỏ bao nhiêu thời gian, công sức để quản lý và vận hành kho hàng tại Mỹ, đóng gói và vận chuyển các đơn hàng, đối soát, nhận và tổng hợp tiền thanh toán từ khách hàng… Đó là còn chưa kể những vấn đề xoay quanh việc xây dựng thương hiệu, làm marketing, chăm sóc khách hàng... Nhưng FBA sẽ hỗ trợ hết tất cả các khâu đó. Khi này, chúng tôi chỉ lo mỗi chuyện tập trung phát triển sản phẩm tốt nhất mà thôi", Chiêu Hân phân tích.

Bán hàng và tối ưu hóa cũng là bước cuối cùng nhưng lại là bước khó nhất. Ở bước này, doanh nghiệp cần sử dụng tốt các công cụ quảng cáo để tiếp cận khách hàng trên Amazon. Vì thực tế, Amazon có hơn 300 triệu khách hàng nhưng có hàng tỷ sản phẩm được rao bán. Muốn bán được hàng các doanh nghiệp phải làm sao để khách hàng thấy sản phẩm của họ, sau đó phải biết cách tối ưu sản phẩm, sử dụng đúng từ khóa,…

Cô cho biết: "Bước này các bạn cần kiên nhẫn vì có những mặt hàng mất nhiều thời gian để có doanh số ổn định trên Amazon chứ không phải cứ đưa lên là bán được luôn. Ví dụ một số mặt hàng bên mình tốn tới 6 tháng để có lượng sales ổn định nên các bạn doanh nghiệp có ý định bán trên Amazon cần chuẩn bị tư tưởng trước, đừng nên nghĩ ngắn hạn mà hãy nghĩ tới dài hạn".

Hiện cơ sở Andre Gift Shop đã phát triển mạnh chỉ trong một thời gian ngắn mở rộng xưởng sản xuất lên 300 m2 với 35 nhân viên sau khi tham gia bán nhiều sản phẩm khác nhau đến tay hàng nghìn khách hàng trên Amazon.

Doanh số từ Amazon chiếm 50% trong bán hàng trực tuyến của cơ sở này và sẽ tăng lên 70% trong năm sau. Mục tiêu sắp tới, Chiêu Hân cũng sẽ mở rộng thị trường sang Úc, châu Âu và Nhật Bản vào cuối năm nay thông qua kênh bán hàng Amazon.