Hàng hóa là gì thuộc tính của hàng hóa năm 2024

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.

Hàng hóa và Kinh tế chính trị[sửa | sửa mã nguồn]

Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:

  • Tính ích dụng (tiện ích, tiện dụng) đối với người dùng
  • Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động hay hao phí lao động để tạo ra một sản phẩm
  • Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm

David Ricardo cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị.

  • Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ, công dụng của một cái kéo là để cắt nên giá trị sử dụng của nó là để cắt; công dụng của bút để viết nên giá trị sử dụng của nó là để viết. Một hàng hóa có thể có một công dụng hay nhiều công dụng nhưng nó chỉ có thể có một giá trị sử dụng duy nhất.
  • Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Cả quần áo và thóc lúa đều là sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động, là sản phẩm của lao động, có lao động kết tinh vào trong đó. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và trí tuệ của con người khi sản xuất chúng.

Khi đưa ra ngoài thị trường để trao đổi, mua bán thì giá trị của hàng hóa thể hiện qua giá trị trao đổi hay giá cả của hàng hóa. Ví dụ một cái tủ có thể trao đổi được với hai lượng bạc, trong khi một cái bàn có thể trao đổi được một lượng bạc. Như vậy giá trị của cái tủ lớn hơn giá trị của cái bàn.

Khái niệm hiện tại về hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thay đổi và phát triển nhận thức đối với đời sống kinh tế dẫn đến cách hiểu hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù giá trị. Tiền, cổ phiếu, quyền sở hữu nói chung, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, sức lao động... được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những tính chất như đã liệt kê trên.

Theo luật giao thông đường bộ: Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng, động vật sống và các động sản khác được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ. Theo luật thương mại thì hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai.

Chúng được xem là những sản phẩm hữu hình hình thành do sản xuất và được sử dụng để kinh doanh đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng.

Trong triết học, hàng hóa được coi là sản phẩm của lao động thông qua quá trình mua bán, trao đổi.

Dựa theo nhu cầu, người ta cũng có thể chia hàng hóa thành các loại như:

- Hàng hóa tiêu dùng: thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cơ bản của con người như: thực phẩm, hóa mỹ phẩm, …

- Hàng hóa đầu tư: là những hàng hóa phục vụ nhiều hơn bởi mục đích kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho người mua.

Như vậy để một sản phẩm được coi là hàng hóa khi nó thỏa mãn đủ 2 điều kiện:

- Là sản phẩm hữu hình, có khả năng tác động vật lý (tuy nhiên điều này đã có sự thay đổi trong thời đại ngày nay. Phần này sẽ được viết chi tiết hơn ở phần thuộc tính cơ bản phía sau).

- Là có khả năng trao đổi, mua bán (Điều này rất quan trọng bởi nhiều trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần là nguyên vật liệu, nhưng khi được trao đổi mua bán thì nguyên vật liệu lại trở thành hàng hóa).

2. Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?

Hiện tại, phạm trù về hàng hóa đã được mở rộng hơn rất nhiều. Nếu như theo lý thuyết cổ điển về “hàng hóa là gì” phía trên, ta hiểu hàng hóa phải là một sản phẩm hữu hình thì giờ đây hàng hóa đã dần trở nên “linh hoạt” hơn. Chúng có thể là vô hình hoặc hữu hình trong nhiều trường hợp. Ở một số lĩnh vực ngày nay, hàng hóa có thể là cổ phiếu điện tử, quyền sở hữu nói chung, sức lao động, quyền sở hữu trí tuệ, … Một sản phẩm được coi là hàng hóa chỉ cần thỏa mãn 3 yếu tố:

- Tính giá trị có thể được đo đếm, quy đổi

- Khả năng hữu dụng với người dùng

- Độ khan hiếm, giới hạn về số lượng

Trong lĩnh vực Logistics, hàng hóa vẫn được hiểu theo khái niệm cổ điển (đã nói ở phần đầu bài viết). Hàng hóa Logistics được hiểu là những sản phẩm hữu hình, có khả năng lưu trữ, bảo quản trong các kho hàng hay có thể luân chuyển (bằng các phương tiện vận tải) được trong chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn vể bản chất hàng hóa là gì cũng như các thuộc tính cơ bản của hàng hóa.

Thuộc tính của hàng hóa là gì?

Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị. Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hoá.

Khái niệm về hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm thu được từ lao động và có thể thỏa mãn những nhu cầu của con người, có thể đi vào tiêu dùng qua quá trình trao đổi – mua bán. Theo định nghĩa của Karl Marx thì hàng hóa trước hết là vật có hình dạng và có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người tùy vào tính chất của nó.

Một vật phẩm như thế nào thì ta gọi nó là hàng hóa?

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường.

Hàng hóa bao giờ cũng phải có hai thuộc tính đó là?

* Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo. + Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị.