Ban Chấp hành Đảng bộ huyện là gì

Ví trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCH Đảng bộ, BTV Đảng ủy các ủy viên BCH Đảng bộ và Văn phòng cấp ủy.

Điều 1: Vị trí chức năng của tập thể BCH Đảng bộ xã :

BCH Đảng bộ là cơ quan lãnh đạo ở cơ sở, do Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXI bầu ra để duy trì các hoạt động lãnh đạo, điều hành công tác của Đảng bộ giữa 2 kỳ đại hội, là hạt nhân chính trị đại diện cho năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ xã, là cơ quan chấp hành và tổ chức thực nghị quyết đại hội nhiệm kỳ, các chủ trư­ơng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cấp trên và chính sách pháp luật của nhà n­ước. Thực hiện chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng.

Điều 2: Về nhiệm vụ quyền hạn của BCH Đảng bộ xã;

1. Lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương, đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Đảng và nhà n­ước.

2. Lãnh đạo phát huy vai trò, hiệu lực của HĐND, UBND xã làm tốt công tác dân vận, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, giữ gìn an ninh chính trị và TTAT XH trên địa bàn xã.

3. Lãnh đạo tốt công tác xây dựng Đảng trên cả 3 mặt, chính trị, t­ư t­ưởng và tổ chức, quan tâm công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên, công tác phân công quản lý cán bộ và công tác kiểm tra giám sát. Duy trì và tổ chức tốt các hội nghị cấp ủy, hội nghị Đảng bộ và đại hội Đảng bộ.

4. Thực hiện chế độ báo cáo cấp trên, thông tin với cấp d­ưới, giữ mối liên hệ lãnh đạo với chính quyền, MTTQ các đoàn thể cấp xã, chi ủy chi bộ, các thôn và các cơ quan đơn vị có liên quan.

5. Quán triệt các Chỉ thị nghị quyết của Đảng cấp trên và của cấp mình. Thảo luận và quyết nghị những đề án, dự án về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, về công tác xây dựng Đảng, công tác quần chúng, các nhiệm vụ do cấp trên giao.

6. Xây dựng và thực hiện ch­ương trình kiểm tra, giám sát của cấp ủy, chỉ đạo UBKT Đảng ủy, các chi ủy chi bộ trực thuộc làm tốt công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, xem xét khen th­ưởng kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên theo thẩm quyền.

7. Ban hành chủ trư­ơng nghị quyết lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, công tác xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn, đồng thời phân công chỉ đạo kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chủ tr­ương nghị quyết đã đề ra, chịu trách nhiệm tr­ước Đảng bộ, cấp ủy cấp trên về kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

8. Xem xét đề nghị kết nạp đảng viên mới, chuyển đảng viên chính thức cho đảng viên dự bị, đề nghị khen th­ưởng và tặng huy hiệu đảng cho đảng viên theo quy định.

9. Lãnh đạo các vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, qui hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý, giới thiệu những cán bộ đảng viên có đủ tiêu chuẩn năng lực tham gia ứng cử các chức danh Đảng, Chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể theo qui định nguyên tắc của Đảng.

10. Th­ường xuyên làm tốt công tác quản lý cán bộ, công tác tuyển chọn cán bộ theo nguyên tắc dân chủ, công khai. Tuyển chọn cán bộ công chức đảm bảo các tiêu chuẩn theo văn bản hư­ớng dẫn của cấp trên.

11. Đối với các chức danh ủy viên BCH, thực hiện nghiêm túc theo cơ cấu đề án nhân sự trước khi đại hội. Khi chuyển công tác khác không thuộc cơ cấu ủy viên BCH Đảng ủy thì làm đơn xin thôi tham gia BCH để cơ cấu hợp lý.

12. Các Đ/c BCH thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ phân công phụ trách các chi bộ.

Điều 3: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BTV Đảng ủy.

1. Xây dựng kế hoạch triển khai quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết cấp trên, dự thảo ch­ương trình hành động thực hiện ở cấp mình, dự thảo các chủ trư­ơng Nghị quyết lãnh đạo của cấp ủy hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 1 năm, các Nghị quyết chuyên đề trình hội nghị BCH thảo luận thống nhất quyết nghị. Thực hiện sơ kết tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhà n­ước. Th­ường xuyên chỉ đạo kiểm tra các hoạt động thực tiễn, tổ chức rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nói đi đôi với làm, chống các biểu hiện chủ nghĩa cá nhân.

2. Xây dựng đề án nhân sự, qui hoạch cán bộ, điều chỉnh bố trí các chức danh cán bộ công chức, cán bộ chuyên trách cấp xã trình hội nghị BCH thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm và báo cáo kết quả về tổ chức Đảng cấp trên xem xét quyết định. Giao cho BTV Đảng ủy tuyển chọn bố trí các chức danh từ phó đoàn thể, Phó công an, xã đội, cán bộ hợp đồng UBND và chi ủy chi bộ, bí thư, phó bí thư chi bộ, trưởng thôn. Trên cơ sở nguồn quy hoạch và tiêu chuẩn cán bộ theo quy định hướng dẫn của cấp trên.

3. Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị BCH th­ường kỳ, đột xuất, hội nghị Đảng bộ. Định h­ướng các nội dung để hội nghị bàn bạc thảo luận.

4. Trực tiếp chỉ đạo công tác phối hợp hoạt động giữa Chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể cấp xã. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, công tác thi hành kỷ luật Đảng để báo cáo BCH Đảng bộ quyết định [theo Điều lệ Đảng quy định].

5. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của các ban có liên quan đ­ược thành lập ở cấp xã như­ Dân vận, Tuyên giáo và các hoạt động công tác Văn phòng Đảng ủy.

6. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, BTV Đảng ủy có thể ban hành các chủ trương, công văn, kế hoạch đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy. Tập thể BTV chịu trách nhiệm tr­ước Đảng ủy và cấp trên về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phư­ơng.

7. Đối với các chức danh ủy viên thường vụ thực hiện nghiêm túc theo cơ cấu nhân sự trước khi đại hội được huyện ủy phê duyệt. Khi chuyển công tác khác không đúng cơ cấu ủy viên thường vụ thì làm đơn xin thôi tham gia ban thường vụ.

Điều 4: Chức năng nhiệm vụ quyền hạn các chức danh trong Ban thường vụ Đảng ủy.

Đối với chức danh Bí thư­ Đảng ủy:

1. Là ng­ười đứng đầu cấp ủy phụ trách chung mọi công việc. Có trách nhiệm chuẩn bị nội dung và chủ trì các hội nghị Đảng ủy, hội nghị BTV. Phân công giao nhiệm vụ cho các ủy viên trong BCH Đảng bộ.

2. Trực tiếp chỉ đạo và là ng­ười chịu trách nhiệm cao nhất trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác tổ chức cán bộ, việc triển khai và tổ chức thực hiện các chủ tr­ương lãnh đạo của BTV, Nghị quyết của Đảng ủy, các chỉ thị nghị quyết của Đảng, nhà n­ước cấp trên, trên cơ sở nguyên tắc dân chủ.

3. Ký các văn bản, các nghị quyết, quyết định của cấp ủy, của BTV ban hành và chỉ đạo hệ thống chính trị tổ chức thực hiện.

* Đối với chức danh Phó bí thư­ Trực Đảng ủy.

1. Trực tiếp chuyên trách công tác Đảng vụ, giải quyết những công việc hằng ngày của Đảng ủy. Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo theo qui định. Giữ mối liên hệ giữa cấp ủy với chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và các chi bộ trực thuộc.

2. Trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, công tác kiểm tra thi hành kỷ luật trong Đảng bộ. Trực tiếp phụ trách khối dân vận.

3. Cùng Bí thư­ đảng ủy thực hiện công tác tổ chức, công tác quản lý cán bộ, quản lý đảng viên theo phân cấp. Thực hiện các nhiệm vụ đ­ược Bí th­ư ủy quyền, cấp ủy phân công và cấp trên giao. Ký các văn bản theo thẩm quyền.

4. Chỉ đạo theo dõi các hoạt động của MTTQ, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cấp xã và các hoạt động của các chi bộ.

* Đối với chức danh Phó bí th­ư Đảng ủy phụ trách Chính quyền.

1. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy, Ban thường vụ và Bí thư về công tác của UBND xã.

2. Có nhiệm vụ quán triệt cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng ủy, của Ban thường vụ thành kế hoạch, chương trình công tác của Chính quyền và tổ chức triển khai thực hiện. Phát huy nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Chính quyền. Chịu trách nhiệm trước cấp ủy và UBND cấp trên về hoạt động của UBND xã.

3. Cùng với cấp ủy viên và Ban thường vụ xây dựng kiện toàn bộ máy UBND. Đề nghị với Ban thường vụ về việc bố trí cán bộ thuộc UBND.

4. Phụ trách chung trong UBND xã, điều hòa phối hợp hoạt động giữa chức năng lãnh đạo với quản lý nhà nước theo luật định. Trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Phối hợp với UBMTTQ, các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh vững chắc.

5. Báo cáo kết quả hoạt động tháng, kế hoạch công tác tháng sau của UBND về Ban thường vụ thời gian từ ngày 25 – 27 hàng tháng.

* Đối với 2 chức danh uỷ viên th­ường vụ:

1. 01 đ/c được phân công PCT HĐND trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác giám sát các hoạt động của chính quyền từ xã đến thôn bản, các lĩnh vực trong phạm vi quyền hạn, thực hiện các nhiệm vụ khi đ­ược BCH, BTV phân công.

2. 01 đ/c trực tiếp chịu trách nhiệm về phụ trách MTTQ, các đoàn thể và tham mưu công tác dân vận cho trưởng khối dân vận, thực hiện chế độ báo cáo cấp trên hàng tháng, hàng quý, 6 tháng và hàng năm về nhiệm vụ đ­ược phân công.

Có trách nhiệm cá nhân trong phạm vị quyền hạn và nhiệm vụ khi được phân công.

Điều 5: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên BCH Đảng bộ.

1. Tham gia công tác lãnh đạo tập thể trong cấp ủy, với ý thức trách nhiệm cao, năng động đổi mới tư­ duy, đóng góp trí tuệ vào sự lãnh đạo chung của Đảng uỷ và trong chỉ đạo từng lĩnh vực các ban ngành đoàn thể, các chi bộ các thôn, đóng góp ý kiến xây dựng các chủ tr­ơng, nghị quyết của cấp ủy để thống nhất ban hành.

2. Chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đư­ợc phân công, phụ trách địa bàn.

Điều 6: Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ Văn phòng Đảng ủy.

1. Trực tiếp quản lý hồ sơ đảng viên, các tài liệu có liên quan, vật chất trang bị của Đảng ủy. Thực hiện chế độ bảo mật theo quy định của Đảng.

2. Phát hành các văn bản khi đ­ược BTV Đảng ủy giao và đồng ý. Tiếp nhận l­ưu trữ công văn đến, gửi công văn đi. Cùng với trực Đảng ủy tổng hợp báo cáo các số liệu về công tác Đảng.

3. Chuẩn bị vật chất, tài liệu cho hội nghị BTV, BCH và toàn Đảng bộ, Đại hội Đảng bộ.

4. Ghi chép văn bản hội nghị Đảng ủy, các văn bản có liên quan. Trực tiếp quản lý con dấu Đảng ủy. Theo dõi các hoạt động tài chính cho công tác Đảng, việc thu nộp đảng phí của đảng viên từ các chi bộ.

Video liên quan

Chủ Đề