Tại sao chuỗi cung ứng tạo ra giá trị

Định nghĩa chuỗi cung ứng được phát biểu theo nhiều cách khác nhau, có trừu tượng, có cụ thể, có khái quát… Tuy nhiên, chung quy lại, nói một cách đơn giản nhất,

Chuỗi Cung Ứng là mạng lưới toàn cầu sử dụng để chuyển sản phẩm dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng cuối thông qua việc cấu trúc dòng thông tin, phân phối và tiền.

Minh họa mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng

Trong mạng lưới ấy, chuỗi cung ứng đòi hỏi phải được hoạt động theo một quy trình chặt chẽ, thống nhất, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng sẽ thu về được lợi nhuận như ý muốn cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, việc vận hành, quản lý chuỗi cung ứng sao cho hiệu quả là vấn đề đang đặt ra với rất nhiều nhà lãnh đạo cũng như các cấp quản lý doanh nghiệp.

Theo đó, quản lý chuỗi cung ứng được hiểu là thiết kế, kế hoạch, thực thi, kiểm soát, giám sát hoạt động chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo giá trị, xây dựng kiến trúc cạnh tranh, thúc đẩy vận chuyển toàn cầu, đồng bộ cung cầu và đo kết quả.

>> Xem thêmKế hoạch kinh doanh và chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng

Ví dụ về chuỗi cung ứng

Để giúp bạn hiểu hơn về chuỗi cung ứng, mô hình chuỗi cung ứng, vai trò của chuỗi cung ứng cũng như hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như các vấn đề liên quan, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ về chuỗi cung ứng cụ thể.

Trên thị trường hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì với sản phẩm sữa đến  từ các thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Vinasoy… Vậy, có khi nào bạn thử hình dung xem để cho ra được dòng sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng như thế, nhà sản xuất đã phải trải qua những công đoạn thế nào?

Có thể hình dung một cách khái quát rằng, việc đầu tiên họ phải làm để mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng là tìm nguyên liệu. Nguyên liệu từ đâu ra? Thông thường, nguyên liệu dùng sản xuất sữa đến từ 2 nguồn chính:

  • Từ các nông trại chuyên nuôi bò sữa

  • Từ việc nhập khẩu ở các quốc gia khác

Nguyên liệu ấy sẽ được thu mua, đưa vào nhà máy sản xuất với mức kinh phí phù hợp với dự toán ban đầu từ đơn vị. Các khâu trong sản xuất tại nhà máy sẽ hình thành nên sản phẩm sữa.

Tuy nhiên, để sản phẩm được người dùng biết đến thì cần tới lực lượng marketing – quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Song song đó, bộ phận này cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận tiếp nhận nguyên liệu, sản xuất và vận chuyển đảm bảo khi thấy được nhu cầu khách hàng thì cung sẽ luôn đủ cầu, các sản phẩm sữa đến được tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm, tạo uy tín và thương hiệu. Đó chính là những gì mà Vinamilk cũng như các hãng sữa lớn khác đã và đang làm được trong quản lý, vận hành chuỗi cung ứng của họ.

Mô hình chuỗi cung ứng chung của các công ty sản xuất sữa

Một giả định được đặt ra, nếu như không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, các khâu trong chuỗi cung ứng trên thì điều gì sẽ xảy ra? Đến đây thì có lẽ mỗi chúng ta đều đã dần hình dung ra được “viễn cảnh” tồi tệ ấy. Vậy, nói một cách cụ thể hơn, từ ví dụ về chuỗi cung ứng của Vinamilk hay Cô gái Hà Lan vừa nêu trên cũng như những thực tiễn đời sống, chuỗi cung ứng có vai trò gì trong sản xuất và kinh doanh?

Trong quản trị hiện đại, vai trò của chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng. Tư duy về chuỗi cung ứng và áp dụng nguyên tắc quản trị về chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp sẽ giúp tối ưu được dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin, dòng tiền, và phối hợp được nhà cung cấp, khách hàng,.. một cách hiệu quả. Hầu hết các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đều phải vận dụng nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng để vận hành hệ thống của mình nhằm mang lại hiệu quả và cơ sở tin cậy cho việc đạt được các mục tiêu trong tổ chức.

Chuỗi cung ứng có thể có nhiều dạng. Nó có thể là chuỗi đơn giản hoặc là một mạng lưới phức tạp hoặc là một cấu trúc vừa phải. Dù là chuỗi sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc bất kỳ loại hình nào, công ty cũng cần phải ổn định dòng chảy về cung ứng ở mức độ chi phí hợp lý. Họ cần cải tiến hoạt hiệu quả hoạt động bằng cách thiết kế cấu trúc chuỗi tối ưu. Việc hiểu rõ nguyên lý, khái niệm, phương pháp vận hành của chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp triển khai hiệu quả và nâng cấp chuỗi cung ứng lên những mức trưởng thành cao hơn trước khi kết hợp và lựa chọn đối tác phù hợp.

Theo định nghĩa về chuỗi cung ứng “chuỗi cung ứng là một mạng lưới toàn cầu dùng để phân phối hàng hóa dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng thông qua việc thiết kế dòng chảy về thông tin, kênh vật lý, và dòng tiền”.

Quản lý chuỗi cung ứng là việc thiết kế, lập kế hoạch, thực thi, kiểm soát, và giám sát các hoạt động của chuỗi cung ứng với mục tiêu tạo giá trị, xây dựng cơ sở hạ tầng cạnh tranh, khai thác việc logistics toàn cầu, đồng bộ cung ứng và nhu cầu, và đánh giá kết quả toàn cầu. [Khái niệm “toàn cầu’’ ở đây được hiểu là toàn bộ chuỗi cung ứng hơn là một đối tượng cụ thể trong chuỗi].

Trong chuỗi cung ứng, các nguyên tắc quản lý và công cụ được triển khai đến 3 nhóm đối tượng và 4 dòng chảy dưới đây:

  • Nhà cung cấp [Suppliers] hàng hóa nguyên liệu, dịch vụ, thành phần,.. được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hóa dịch vụ.
  • Nhà sản xuất [Producer] nhận dịch vụ, nguyên liệu, cung ứng, năng lượng, và thành phần và sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
  • Khách hàng [Customers] nhận sản phẩm cuối để chuyể giao đến người dùng cuối cùng.

4 dòng chảy kết nối các tổ chức trong chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Dòng thông tin [information] chảy 2 chiều trong chuỗi [bên trong các tổ chức và giữa các tổ chức trong và ngoài chuỗi, như chính phủ, thị trường, đối thủ cạnh tranh].
  • Dòng chảy hàng hóa [flow of product], bao gồm nguyên liệu và dịch vụ từ nhà cung cấp thông qua các tổ chức trung gian và chuyển thành các sản phẩm để phân phối đến khách hàng cuối.
  • Dòng chảy tiền [flow of cash] từ khách hàng chảy ngược về nhà cung cấp.
  • Dòng chảy ngược [reverse logistics] cho sản phẩm trả lại, thay thế, sửa chữa, tái chế, tái sử dụng. Đây gọi là chuỗi cung ứng hoàn lại, và được kiểm soát bởi logistic ngược. 

Để nâng cao năng lực quản trị của chuỗi cung ứng, công ty cần nâng cao mức độ trưởng thành của hệ thống quản lý thông qua việc đầu tư vào quy trình, con người, phương pháp, công nghệ, … nhằm tăng dần mức độ trưởng thành [maturity] trong chuỗi cung ứng.

Sự trưởng thành của chuỗi cung ứng đề cập đến mức độ tích hợp và phối hợp với các đối tác cung ứng so với mức độ của các chuỗi cung ứng cạnh tranh. Các tổ chức muốn tạo ra giá trị từ chuỗi cung ứng của họ cần phải xác định trạng thái hiện tại của sự trưởng thành của chuỗi cung ứng, trạng thái mong muốn của họ và cách thu hẹp khoảng cách giữa hai yếu tố này. Hiểu được các mức độ trưởng thành có thể có của chuỗi cung ứng sẽ giúp ích cho việc phân tích này.

Theo thông lệ quốc tế, có 5 mức độ trưởng thành của chuỗi cung ứng như sau:

Giai đoạn 1 – chức năng rối loạn [multiple dysfunction]: Công ty chính trong chuỗi cung ứng ngang thường thiếu các nguyên tắc quản lý cho cả bên trong và bên ngoài chuỗi; có thể thiếu các định nghĩa nội bộ và mục tiêu và không có sự liên kết.

Giai đoạn 2 – chức năng rời rạc [semi functional enterprise]: Dòng thông tin được cải tiến và các bộ phận chức năng được hình thành – nhưng họ có xu hướng hoạt động độc lập hơn là phối hợp theo cách hiệu quả và tạo giá trị. Tại giai đoạn này, không tồn tại mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.

Giai đoạn 3 – doanh nghiệp tích hợp [integrated enterprise]: Trong giai đoạn 3 của chuỗi cung ứng, công ty bắt đầu tập trung vào các quy trình liên kết toàn doanh nghiệp hơn là một phòng ban cụ thể. Giai đoạn này có thể bao gồm việc ứng dụng các phần mềm quản lý trong toàn tổ chức, tăng cường truyền thông và đào tạo giữa các bộ phận, cơ sở dữ liệu nhất quán và có thể truy xuất chung, định kỳ họp S&OP hàng tháng giữa các bộ phận.

Giai đoạn 4 – doanh nghiệp mở rộng [extended enterprise]: Giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng ít nhất một quy trình kinh doanh ra ngoài phạm vi hoạt động của họ. Khi doanh nghiệp hạt nhân quyết định hợp tác các công việc như kế hoạch, thiết kế, phân phối, logistics, và các quy trình kinh doanh khác với các đối tác hoặc khách hàng, rào cản giữa các doanh nghiệp trong chuỗi được vượt qua. Công ty tích hợp mạng lưới nội bộ với các đối tác để nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm, hoặc cả hai.

Giai đoạn 5 – chuỗi cung ứng đồng bộ [orchestrated enterprise]: Giai đoạn chuỗi cung ứng đồng bộ thường là giai đoạn chuyển đổi số, Châu Âu gọi là Công nghiệp 4.0. Giai đoạn này bao gồm hiện thực các cải tiến riêng lẻ trong toàn chuỗi. Giai đoạn này liên quan đến năng lực cạnh tranh của chuỗi. Việc đồng bộ yêu cầu không chỉ là công nghệ, mà nó còn là kỹ năng của lãnh đạo và nhóm những người có khả năng khai thác công nghệ vào tích nghi với sự thay đổi. Vì thế chuyển đổi số chuỗi cung ứng yêu cầu sự trưởng thành trong các lĩnh vực mà các đối tác tham gia chuỗi cần đáp ứng.

Để nâng cao năng lực và thiết kế cải tiến chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà quản lý cần có kiến thức về chuỗi cung ứng. Tại FMIT, chương trình đào tạo chuỗi cung ứng có nhiều cấp độ. Cấp độ nền tảng về chuỗi cung ứng, cấp độ quản lý chuỗi cung ứng nâng cao dành cho Giám đốc chuỗi cung ứng, hoặc luyện thi chứng chỉ quốc tế CSCP về chuỗi cung ứng.

Vai trò của chuỗi cung ứng

Như vậy, vai trò của chuỗi cung ứng trong sản xuất và kinh doanh hiện đại là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp:

  • Hình thành được bộ máy sản xuất, kinh doanh với quy trình chặt chẽ, thống nhất

  • Hạn chế tối đa các rủi ro ngoài ý muốn

  • Khẳng đinh được thương hiệu trên thị trường qua các dòng sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng và đến tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng thời điểm

  • Phát triển doanh nghiệp, đưa mô hình chuỗi cung ứng vươn xa hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế

Hiểu được định nghĩa chuỗi cung ứng cũng như vai trò của nó, để vận hành, quản lý chuỗi cung ứng đạt hiệu quả, mỗi nhà lãnh đạo cũng như các cấp quản lý bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc thì nắm vững các kiến thức liên quan tới vấn đề nay cũng là điều rất mực cần thiết. Kiến thức từ đâu ra? Hãy cùng FMIT® khám phá “kho tàng” kiến thức vô tận thông qua các môn học về quản lí chuỗi cung ứng. Tại đây, bạn sẽ:

  •  Có được tư duy quản trị mới theo nguyên lý chuỗi cung ứng.

  •  Nắm bắt các kỹ thuật, mô hình, và công nghệ quản lý hiện đại được áp dụng ở nhiều tập đoàn trên thế giới.

  •  Có được thông tin để ra quyết định trong việc định hướng chiến lược phát triển, thiết kế tổ chức, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

  •  Có được công cụ, kỹ thuật và cách thức áp dụng vào trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

  •  Chuẩn hóa các kỹ thuật, khái niệm, mô hình theo chuẩn quốc tế mà không phải là các kinh nghiệm cá nhân rời rạc và thiếu hệ thống.

>> Xem thêm: Tiến độ tổng thể trong vận hành chuỗi cung ứng

Khóa học Quản lý chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn SCOR®

Hãy tự mình trải nghiệm hiệu quả thiết thực nhất khi kết thúc khóa học, đó không chỉ là những kiến thức chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng mà đó còn là những kinh nghiệm, những bài học thực tế được rút kết từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Cơ hội ở ngay trước mắt còn chờ gì mà không tay liên hệ với chúng tôi tại:

BAN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VIỆN FMIT®

Trụ sở chính: Tầng 5, 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Tp. HCM

VP đại diện tại Hà Nội: Tầng 7, số 18 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Tel: [028] 3930 1724 | Fax: [028] 3930 1725

Hotline: 098 854 0011 [HCM] – 093 848 6939 [HN]

Email: - Website: www.fmit.vn

chương trình đào tạo tại fmit

Video liên quan

Chủ Đề