Bài hát đội ca có tên là gì năm 2024

“Cùng nhau ta đi lên”, đó câu mở đầu và cũng là tên một bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác từ năm 1950, theo yêu cầu của Trung ương Đoàn (lúc đó là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Xem chuyên đề "Chữ và nghĩa" TẠI ĐÂY

Sau đó bài hát đã trở thành bài Đội ca của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Hơn 70 năm qua, bài hát vẫn từng ngày, từng giờ vang lên du dương, hùng tráng trong các hoạt động có nghi thức Đội, trong các buổi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần ở các trường phổ thông (bậc Tiểu học và Trung học cơ sở). Các em học sinh hôm nay đang tuổi khăn đỏ đến trường, em nào cũng thuộc.

Tổ hợp “Cùng nhau ta đi lên” đã trở thành biểu ngôn (slogan, ngôn từ biểu trưng có giá trị “định vị ngữ nghĩa”) cho các thế hệ đội viên hướng lên Đoàn viên - cánh tay phải và là lực lượng hậu bị của Đảng, sau này lớn lên phụng sự Đất nước.

Bài hát đội ca có tên là gì năm 2024
Nhạc sĩ Phong Nhã và các em học sinh. Ảnh: FB Lê Anh Quân.

“Cùng nhau” là nắm tay nhau với tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh mà bao đời nay, nhân dân ta vẫn hướng tới và coi trọng:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đây cũng là điều thứ ba trong “Năm điều Bác Hồ dạy”. Đó là “Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt”. Và điều này thì mỗi một em đội viên khi giơ tay tuyên thệ “Sẵn sàng” đều không thể quên. Đoàn kết cũng là một truyền thống quý báu của toàn dân tộc ta. Nhờ đoàn kết, “nối vòng tay lớn”, triệu người như một mà nhân dân ta đã vượt qua bao gian nan, thử thách để hoàn thành mọi sứ mệnh lịch sử trao cho.

“Cùng nhau” là chung lòng, chung sức, góp phần làm nên giá trị. Nó giúp chúng ta thêm tự tin và quyết tâm phấn đấu trong học hành, lao động, tu dưỡng. Ngữ đoạn tiếp theo “ta đi lên” chính là cái đích mà mỗi chúng ta nguyện hướng tới trong cuộc đời.

“Đi lên” tức là hướng tới một cái gì đó cao hơn hiện tại. Đi lên dốc, đi lên đồi lên núi... là đi lên một vị trí cao hơn xét về mặt không gian. Nhưng còn một hướng “đi lên” hiểu theo nghĩa bóng, có tính trừu tượng hơn là “đi tới một cái đích cao hơn về tinh thần”: Phấn đấu vượt lên thực tế để đi tới một tiêu chuẩn mới về nhân cách làm người, về hiểu biết tri thức, về tư cách đạo đức trong cuộc sống. Trong bản “Di chúc” năm 1969, Bác Hồ từng căn dặn Đảng ta là với lớp trẻ (tức đoàn viên thanh niên) là “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

  • Chữ và nghĩa: Mưa trái mùa
  • Chữ và nghĩa: 'Nhất củ khoai đầu vồng…'
  • Chữ và nghĩa: 'Ngày kĩa' và 'ngày kịa'

“Hồng” chính là phẩm chất đạo đức, “chuyên” là năng lực, tri thức cần có. Mỗi chúng ta, muốn đi xa trên con đường lập thân lập nghiệp không thể không ghi nhớ điều này để trau dồi và phấn đấu.

Chung quy, lời bài hát “Cùng nhau ta đi lên” vừa là lời kêu gọi động viên, vừa là lời nhắc nhở mỗi học sinh, mỗi đội viên “khăn quàng đỏ” hướng tới chặng đường đi lên phía trước. Muốn thế, chúng ta phải “Thi đua học hành ngày một tiến xa” để “trở nên thanh niên anh dũng sau này”.

Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4-4-1924, quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là người gắn bó với các hoạt động dành cho tuổi thơ. Ông được biết đến với nhiều ca khúc dành cho thiếu nhi.

Từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám ông đã sáng tác khoảng 250 bài hát thiếu nhi. Được biết đến nhiều nhất trong số đó là “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Kim Đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Đi ta đi lên” hay “Cùng nhau ta đi lên”. Một số bài hát của ông đã trở thành những bài hát truyền thống của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu tiên năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001. Ngoài ra ông còn được trao các huân, huy chương cao quý như Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác.

Ngoài sáng tác âm nhạc, ông còn là Tổng biên tập đầu tiên của Báo Thiếu Niên Tiền Phong từ khi báo mới ra đời năm 1954 đến năm 1978.

Nhạc sĩ Phong Nhã - người sáng tác ca khúc “Cùng nhau ta đi lên” - bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đã qua đời sáng 28-3 tại Hà Nội.

Bài hát đội ca có tên là gì năm 2024
Nhạc sĩ Phong Nhã

Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4-4-1924 tại một làng quê ở Duy Tiên, Hà Nam. Ông là một trong những người đầu tiên có những sáng tác ca khúc mới có giá trị cho trẻ em ca hát. Sáng tác ca khúc cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phong Nhã thuộc các thể loại như: Ca khúc hành khúc, ca khúc tập thể, ca khúc trữ tình. Cả đời ông gắn bó với hoạt động thiếu niên nhi đồng, được coi là "nhạc sĩ của tuổi thơ" vì đã sáng tác 250 bài hát cho trẻ em từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám.

Đó là những ca khúc viết với giai điệu nhẹ nhàng, tiết tấu đều đặn tạo sự êm ái, thể hiện sắc thái mềm mại, thấm nhuần tình yêu nước, lòng nhớ ơn các anh hùng thiếu nhi dũng cảm và tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi được nhạc sĩ miêu tả lại bằng ngôn ngữ âm nhạc hết sức tài tình. Tiêu biểu là các ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng (1946), Cùng nhau ta đi lên (1950), Bác sống đời đời (1969), Cảm ơn bầu bạn bốn phương (1975), Vì đàn em thân yêu (1976), Thăm trường cũ (1978)...

Nhạc sĩ Phong Nhã được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác. Nhạc sĩ Phong Nhã cũng là Tổng biên tập đầu tiên của báo Thiếu Niên Tiền Phong từ khi báo mới ra đời (năm 1954) đến năm 1978.

MC Bạch Dương, cháu ruột của nhạc sĩ Phong Nhã cho biết, do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên gia đình cũng đang bàn bạc tổ chức tang lễ cho nhạc sĩ Phong Nhã nên chưa có thông tin cụ thể.

Bài hát Đội ca do ai sáng tác?

NDĐT – Nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả của nhiều ca khúc thiếu nhi quen thuộc như “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” hay “Cùng nhau ta đi lên” (sau này được chọn là "Đội Ca” đã qua đời khoảng hơn 4 giờ sáng nay 28-3, hưởng thọ 96 tuổi. Nhạc sĩ Phong Nhã.

Đội ca còn có tên gọi khác là gì?

Cùng nhau ta đi lên (còn gọi là Đội ca) là một bài hát dành cho thiếu nhi được sáng tác bởi cố nhạc sĩ Phong Nhã vào năm 1950.

Bài Cùng nhau ta đi lên của ai?

Nhạc sĩ Phong Nhã - người sáng tác ca khúc “Cùng nhau ta đi lên” - bài hát chính thức của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đã qua đời sáng 28-3 tại Hà Nội. Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh ngày 4-4-1924 tại một làng quê ở Duy Tiên, Hà Nam.