Bài gửi nắng cho em thuộc loại nhịp nào năm 2024

Hợp âm này được đóng góp bởi thành viên Vương Thiện. Nếu bạn thích Hợp Âm Chuẩn và muốn đóng góp, bạn có thể đăng hợp âm mới hoặc gửi yêu cầu hợp âm. Hợp âm của bạn sẽ được hiển thị trên trang chủ cho tất cả mọi người tra cứu.

Nếu bạn thấy hợp âm có sai sót, bạn có thể bình luận ở bên dưới hoặc gửi góp ý bằng nút Báo lỗi. Ngoài ra bạn cũng có thể chỉnh sửa hợp âm bài hát có sẵn và lưu thành phiên bản cá nhân bằng cách nhấn nút Chỉnh sửa hợp âm.

Xin kể ví dụ trước nhất là trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên - một nhạc sĩ thuộc hàng chiếu trên trong Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Bài hát "Đảng đã cho ta cả một mùa xuân" lần đầu được vang lên trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam vào năm 1960 (Phạm Tuyên viết bài này để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của Đảng). Một lần, Ban Biên tập Âm nhạc nhận được thư của một thính giả là một vị Đại tá Quân đội gửi đến chất vấn, đại ý: Đảng đem đến cho dân tộc, cho mọi người cuộc sống ấm no hạnh phúc suốt quanh năm ngày tháng chứ, sao lại chỉ cho có mùa xuân? Còn các mùa khác thì sao?

Các thành viên trong Ban Biên tập đều là nhạc sĩ, đọc lá thư góp ý mà tức điên. Nhưng Phạm Tuyên lúc đó là Trưởng ban, vốn bản tính bình tĩnh, nhã nhặn, ông nhờ một nhạc sĩ khác trong ban viết thư trả lời, cảm ơn đàng hoàng. Ông không quên dặn người nhạc sĩ này là cần nói rõ xuất xứ ra đời của bài hát: Một lần, Phạm Tuyên đọc báo thấy đăng bài thơ của Paul Vaillant Couturier là chiến sĩ cộng sản Pháp, trong đó có một câu gây cho ông ấn tượng mạnh: "Chủ nghĩa Cộng sản là tuổi thanh xuân của nhân loại". Phạm Tuyên cho biết thêm, tác giả bài thơ này bị phát xít Đức thủ tiêu trong đại chiến thế giới thứ 2. Và ông đã sáng tác "Đảng đã cho ta cả một mùa xuân" từ sự gợi ý của câu thơ này. Chắc sau khi nhận thư phúc đáp, vị đại tá kia đã yên tâm, không băn khoăn nữa.

Trường hợp thứ hai là bài "Gửi nắng cho em" được Phạm Tuyên sáng tác năm 1976, sau ngày đất nước ta hoàn toàn thống nhất. Bài hát cũng được ra đời từ việc phổ thơ của một tác giả là bộ đội. Ý của bài thơ là ở trong Sài Gòn không có mùa đông, mà rất nhiều nắng, trong khi ngoài Bắc mùa đông kéo dài những 3 tháng, nên từ Sài Gòn, anh muốn gửi nắng ra tặng em để em được sưởi ấm (câu mở đầu bài hát: "Anh ở trong này không có mùa đông…").

Bài gửi nắng cho em thuộc loại nhịp nào năm 2024
Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên cho biết ông không quen biết tác giả bài thơ mà tình cờ đọc được trên Báo Sài Gòn giải phóng. Thơ thì không sao. Có vậy mới được đăng trên tờ báo của Thành ủy Sài Gòn. Vậy mà khi thành bài hát lại trở nên có…vấn đề ! Lần này thì không chỉ một thính giả mà cả một số cán bộ ở ngay trong Đài Tiếng nói Việt Nam cho là tư tưởng bài hát không ổn. Họ lập luận rằng: Sài Gòn vừa được giải phóng, vừa thoát khỏi nanh vuốt của Mỹ - ngụy, còn đầy rẫy những rác rưởi của chủ nghĩa thực dân mới, chúng ta cần phải quét dọn. Sao phải gửi nắng từ Sài Gòn ra miền Bắc "cho em"? Chẳng hóa ra miền Bắc tối tăm, mù mịt, ẩm thấp lắm sao?

Nói vậy là phản chính trị, là vô tình hạ thấp miền Bắc XHCN, đề cao chủ nghĩa thực dân mới. Anh em trong Ban Biên tập Âm nhạc lần này thì không dám "tức điên" vì trong số những ý kiến trên có cả người có cương vị ở Đài mà thấy rất buồn vì từ nghĩa đen (nắng thiên nhiên) những người cực đoan đã bẻ sang nghĩa bóng, chụp mũ, suy diễn quá xa, gán cho nhạc sĩ điều mà ông không nghĩ đến. Phạm Tuyên lại một lần nữa bình tĩnh tìm bài thơ đăng trên Báo Sài Gòn giải phóng đưa cho các vị xem. Nhưng họ vẫn nói: Đăng trên báo, chỉ đọc lướt qua, ít tác hại. Còn hát lên thì xoáy vào tai người nghe, lại phát đi phát lại nhiều lần. Và họ yêu cầu tạm thời dừng phát bài này. Anh em trong Ban Biên tập Âm nhạc thuyết phục thế nào cũng không được, đành chấp hành. Thế là "Gửi nắng cho em" bị đình chỉ phổ biến một thời gian mà không có văn bản chính thức. Nhưng đó là ngừng phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam ở Hà Nội, còn chi nhánh của Đài ở Sài Gòn (tức cơ sở 2) thì không biết việc này (hoặc có thể biết nhưng không có lệnh cấm phát chính thức bằng văn bản) nên đến đêm Giao thừa Tết Đinh Tị (1977), bài hát vẫn được nhạc sĩ Bửu Huyền - Biên tập viên âm nhạc ở đây - cho phát trong một chương trình ca nhạc đặc biệt mừng xuân. Bài hát được thính giả rất hưởng ứng. Một vị lãnh đạo cao cấp khi ấy rất ưa thích. Từ đó, bài hát mới được "phục hồi".

Hoàng Vân là nhạc sĩ nổi tiếng. Ông đặc biệt thành công khi viết về các ngành, nghề. Trong số đó có bài "Bài ca giao thông vận tải" được công chúng rất ưa thích ("Trên những nẻo đường rực cháy, sau tay lái đã mấy đêm ngày, xe anh đã vượt được bao sông bao núi. Chỉ những con đường mới biết mà thôi…"). Vậy mà khi bài hát bắt đầu được thính giả đón nhận, có ý kiến chất vấn tác giả: Công sức lớn lao của những chiến sĩ trên mặt trận giao thông vận tải trong chiến tranh sẽ được Đảng, Nhà nước, toàn thể nhân dân ghi nhận, biết đến. Sao lại "chỉ những con đường mới biết mà thôi"?

Nói vậy hóa ra Đảng, Nhà nước, nhân dân vô tâm, không biết sao? Đó là lời của một cán bộ có chân trong Đảng ủy Bộ Giao thông Vận tải lúc bấy giờ. Tuy chỉ là một ý kiến phát biểu ngẫu hứng nhưng cũng khiến tác giả bài hát ít nhiều phiền lòng. Hoàng Vân cho biết: Vị thính giả có ý kiến trên đã bỏ qua 4 lời với những câu điệp khúc: "Tất cả mọi con đường đều hướng ra tiền phương" và "Tất cả để thắng thù, giải phóng miền Nam"… để chỉ soi vào một câu trên, lại cố tình hiểu lệch lạc, không đúng ý tác giả định nói.

Còn nhiều trường hợp kỳ khôi khác không thể kể được hết. Ngày nay, mỗi khi nhớ lại, các nhạc sĩ chỉ biết cười mà nói với nhau: "Ngày ấy, gặp những cách hiểu như vậy, chúng ta đành chào thua chứ biết làm sao!"