Amidan phì đại là gì

Nói đến viêm amidan chắc chắn ai cũng đều biết, nhưng để hiểu rõ về căn bệnh này thì không phải ai cũng làm được, đặc biệt là về những giai đoạn mà nó tồn tại. Trong đó viêm amidan phì đại là một giai đoạn bệnh mà khi nhắc đến rất nhiều người bệnh đều không hay biết. Vì vậy qua bài viết dưới đây chúng tôi xin được giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này để mọi người cùng hiểu rõ.

Khái niệm viêm amidan phì đại?

Trước hết phải khẳng định, viêm amidan phì đại là một thể bệnh xuất hiện khi viêm amidan phát triển dai dẳng và tồn tại mãn tính. Vì vậy đây là một thể bệnh có mức độ phức tạp và nghiêm trọng.

Đặc điểm chính của viêm amidan phì đại là amidan bị viêm, sưng tấy với một kích thước quá mức giới hạn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến đường thở và đường tiêu hóa, khiến việc thở, nuốt thức ăn của người bệnh trở nên khó khăn hơn bình thường.

Đừng bỏ lỡ: 

BÍ QUYẾT ĐẶC BIỆT GIÚP BẠN LOẠI BỎ NHANH CHÓNG BỆNH VIÊM AMIDAN

Triệu chứng viêm amidan phì đại

Cũng giống những thể viêm amidan khác, viêm amidan phì đại có những biểu hiện rất rõ rệt khi bệnh khởi phát. Cụ thể đó là:

Họng sưng tấy, đau rát

Nuốt khó

Giọng nói bị thay đổi, khàn hơn.

Niêm mạc họng và bề mặt amidan tấy đỏ

Tai ù, giảm khả năng nghe

Miệng có mùi hôi khó chịu, có nhiều dịch đờm trong cổ họng…

Bề mặt amidan có xuất hiện những đốm mủ trắng.

Nguyên nhân viêm amidan phì đại?

Không phải ai bị viêm amidan cũng sẽ bị phì đại mà thể bệnh này là hệ quả do giai đoạn viêm amidan cấp tính không được điều trị dứt điểm và đúng cách. Từ đó dẫn đến hậu quả bệnh tái phát liên tục với những biểu hiện nặng hơn biểu hiện trước. Lâu dần bệnh chuyển sang mãn tính và phì đại lúc nào không hay.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp viêm amidan phì đại lại xuất hiện từ biến chứng của các bệnh lý viêm đường hô hấp hoặc các bệnh lý về răng miệng gây nên như viêm họng hạt, viêm xoang mũi, viêm họng, viêm lợi….

Mức độ nguy hiểm khi viêm amidan phì đại biến chứng?

Viêm amidan phì đại không phải là một thể bệnh viêm nhiễm thông thường, do đó khi không may ở vào giai đoạn bệnh này, mọi người cần nhanh chóng chữa trị để kịp thời loại bỏ nó, tránh để bệnh biến chứng gây những hậu quả khôn lường:

Gây tình trạng suy hô hấp: Việc amidan phát triển quá mức sẽ chặn đường thở của người bệnh, do đó mà có nhiều trường hợp bệnh nhân rơi vào trạng thái ngưng thở khi ngủ, hoặc rối loạn tuần hoàn não…

Gây áp xe amidan và những vị trí phụ cận.

Biến chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhiễm trùng – viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết…

Có thể nói trong tất cả các thể bệnh về amidan thì viêm amidan phì đại là một giai đoạn nguy hiểm có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe. Chính vì vậy, mọi người không nên chủ quan, khi nhận thấy những biểu hiện lạ về amidan và vùng cổ họng thì nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị, qua đó sớm kiểm soát được sức khỏe của mình.

Amidan phì đại ở trẻ nhỏ là biểu hiện quá phát của các bệnh lý đường hô hấp gây viêm nhiễm amidan. Tình trạng này có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tại cổ họng, thậm chí lan sang các cơ quan lân cận. Cha mẹ cần sớm phát hiện các triệu chứng bất thường ở con nhỏ để có giải pháp điều trị kịp thời.

Amidan phì đại ở trẻ nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường

Amidan là các tổ chức hạch bạch huyết [còn gọi là lympho] nằm ở hai bên họng. Thông thường, hai khối amidan đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tác nhân xâm nhập qua đường hô hấp. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, các tác nhân tấn công ồ ạt, gây kích thích mạnh khiến amidan không thích ứng kịp và xuất hiện viêm nhiễm.

Amidan phì đại ở trẻ nhỏ [tên tiếng anh là Tonsillar Hypertrophy] là tình trạng amidan bị sưng viêm quá phát gây hiện tượng phì đại. Tình trạng này gây vướng ở cổ họng do diễn tiến quá phát, khiến trẻ nhỏ có các biểu hiện: Ho, nghẹn họng, hay sặc khi ăn uống, khó thở,….

Bệnh nếu phát hiện sớm có thể trị dứt điểm. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu do đó nếu không điều trị triệt để, nguy cơ biến chứng là rất lớn. Cụ thể, trẻ nhỏ có thể sẽ gặp một số biến chứng như sau:

  • Trẻ bị ngưng thở khi ngủ do hô hấp bị cản trở
  • Suy nhược cơ thể, trí não và nhận thức suy giảm [nguy hiểm với lứa tuổi đang phát triển về nhận thức]
  • Gây các bệnh lý liên quan như áp xe quanh amidan, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng
  • Tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm cầu thận, viêm cơ tim, viêm khớp,….

Ba mẹ nên chủ động đưa đi khám khi xuất hiện tình trạng amidan phì đại ở trẻ nhỏ. Điều trị sớm sẽ giúp việc chữa trị hiệu quả nhanh chóng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của viêm amidan.

Có thể hiểu, amidan phì đại ở trẻ nhỏ là giai đoạn quá phát của tình trạng viêm nhiễm amidan kéo dài. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102, nguyên nhân gây ra tình trạng này phải kể đến:

  • Do bẩm sinh: Yếu tố bẩm sinh ở trẻ liên quan đến cấu trúc và kích thước của amidan lớn hơn bình thường
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có bố/mẹ hoặc cả hai có tiền sử bị phì đại amidan, tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ nhỏ sẽ cao hơn 
  • Do viêm amidan kéo dài dai dẳng: Sự viêm nhiễm kéo dài, không điều trị dứt điểm sớm khiến tình trạng sưng viêm quá phát. Hai khối amidan bị kích ứng, tấy đỏ gây nên tình trạng phì đại
Các bệnh lý hô hấp là nguyên nhân hàng đầu
  • Do các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp: Tai mũi họng là các cơ quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, các bệnh lý đường hô hấp nói chung [đặc biệt là đường hô hấp trên] đều có thể dẫn đến tình trạng amidan phì đại ở trẻ nhỏ
  • Do quá phát tạng bạch huyết: Một số người bệnh có các tổ chức tạng bạch huyết phát triển khá mạnh, hình thành các hạch ở cổ họng. Từ đó gây suy giảm hệ miễn dịch và tạo điều cho tác nhân gây bệnh xâm nhập
  • Do dị ứng: Các tác nhân, kích ứng từ môi trường ngoài [không khí, hóa chất, khói bụi,….] có thể khiến amidan sưng đau, tấy đỏ
  • Do di chứng của phẫu thuật: Một số cuộc phẫu thuật amidan không thành công gây ra tình trạng viêm amidan xung huyết, gây phì đại và sưng đau amidan

Các biểu hiện của tình trạng amidan ở trẻ nhỏ giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp khác. Một số dấu hiệu điển hình của bệnh có thể kể đến như:

  • Amidan sưng to, hai khối amidan sưng tấy đỏ, há miệng có thể thấy bằng mắt thường 
  • Họng đau rát, các cơn đau tăng khi nuốt, hít thở
  • Hơi thở có mùi hôi [trong tình trạng có xuất tiết từ cổ họng hoặc amidan sưng có hốc mủ
Đi kiểm tra ngay khi có các biểu hiện đặc trưng của tình trạng phì đại amidan
  • Khó thở, nghẹn họng, khó nuốt 
  • Ngủ ngày nhiều, khi ngủ ngáy to nhưng ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc kèm theo chứng thở khó
  • Một số triệu chứng toàn thân: Cơ thể phản ứng chậm, không tập trung, mệt mỏi,….

Ngoài ra, tùy tình trạng mỗi trẻ nhỏ có thể kèm một số triệu chứng ho, sốt,… khác. Tốt nhất ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám để có chẩn đoán chính xác, không tự ý dùng thuốc điều trị khi chưa xác định cụ thể nguyên nhân.

Thăm khám tình trạng amidan phì đại ở trẻ nhỏ tại các cơ sở có chuyên khoa y tế phù hợp sẽ giúp kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Trước hết, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm hỏi tình trạng chung của trẻ thông qua bố mẹ [mức độ ho? biểu hiện cụ thể? ăn uống ra sao? tình trạng xuất tiết?]

Tiếp đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác như:

  • Soi tai mũi họng: Với các dụng cụ y tế chuyên dụng, bác sĩ tiến hành soi họng để chẩn đoán mức độ sưng viêm. Đồng thời, kiểm tra các cơ quan xung quanh, soi tai mũi đánh giá sự lây lan của tác nhân gây bệnh [đã có sự biến chứng sang cơ quan lân cận hay chưa?]
  • Xét nghiệm dịch tiết: Lấy dịch tiết từ mũi họng của trẻ, tiến hành nuôi cấy và xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị đúng với phác đồ phù hợp được.
  • Xét nghiệm máu: Tiến hành các xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh lý khác. Đồng thời, đây cũng là xét nghiệm cần thiết cho quá trình điều trị sau này.

Với chứng amidan phì đại ở trẻ nhỏ, các ảnh hưởng chủ yếu liên quan đến khả năng hô hấp và ăn uống của trẻ. Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt, sẽ dễ dàng hơn nếu tiến hành ngay ở giai đoạn đầu

Điều trị amidan phì đại bằng thuốc kháng sinh hiệu quả

Thực chất tình trạng phì đại ở amidan là do sự nhiễm trùng quá phát. Do đó, muốn điều trị hiệu quả trước hết phải tiêu diệt được chủng tác nhân gây bệnh. Cụ thể ở đây, bác sĩ điều trị thường kê kháng sinh điều trị với phổ diệt khuẩn phù hợp với tác nhân đã tìm ra. 

Một số loại kháng sinh thường kê như sau: Penicillin; Amoxicillin; Ampicillin; Cefalexin;….Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, bác sĩ thường kê thay thế bằng các kháng sinh nhóm Macrolid [Erythromycin; Clarithromycin;….]

Ngoài các nhóm kháng sinh, bác sĩ có thể phải kê thêm một số thuốc hỗ trợ điều trị khác như:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau
  • Viên ngậm trị ho
  • Dung dịch súc miệng 
  • Thuốc xông mũi họng 

Tất cả các loại thuốc Tây y được chỉ định dùng đều phải theo đơn kê của bác sĩ. Ba mẹ cần lưu ý cho con dùng theo đúng liều lượng đã được kê, không tự ý thay đổi thuốc, tăng giảm liều lượng hoặc tự ý ngưng dùng thuốc. 

Trong một số trường hợp khi tình trạng amidan phì đại ở trẻ nhỏ diễn tiến quá phát gây chèn ép, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa cắt bỏ amidan để điều trị triệt để. Đây là thủ thuật y tế tương đối đơn giản, dễ thực hiện và tỷ lệ thành công cao.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, amidan đóng vai trò là cơ quan bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh hô hấp thông thường. Do đó, thủ thuật này sẽ chỉ được áp dụng khi tình trạng bệnh này không đáp ứng với bất kỳ phương pháp nội khoa nào khác.

Bên cạnh đó, lựa chọn cơ sở y tế với cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo đáp ứng việc điều trị tốt nhất cho trẻ. Trước khi tiến hành thủ thuật y tế, cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để phòng trừ tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng với thuốc dùng trong quá trình phẫu thuật.

Lo lắng các tác dụng phụ của thuốc tây y và biến chứng sau phẫu thuật cắt amidan, rất nhiều phụ huynh hiện nay lựa chọn sử dụng thuốc Đông y để điều trị viêm amidan phì đại cho trẻ nhỏ. Các chuyên gia khẳng định, phương pháp điều trị viêm amidan cho trẻ bằng đông y có tính an toàn cao hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở khám chữa và điều trị YHCT uy tín, chất lượng.

Amidan phì đại ở trẻ nhỏ là tình trạng bệnh lý hô hấp ảnh hưởng nhiều đến khả năng hít thở và ăn uống của trẻ. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết để ngăn chặn tình trạng này:

  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, ngăn ngừa sự lây lan của tác nhân gây bệnh và hỗ trợ điều trị
  • Đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc sử dụng tránh dùng sai thuốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm khác
  • Giữ ấm cho cơ thể trẻ khi thời tiết thay đổi, đặc biệt phải giữ ấm cổ họng
  • Xây dựng và bổ sung các nhóm thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Chú ý cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày ngăn ngừa sự phát triển của tác nhân gây bệnh
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước tối thiểu mỗi ngày [2 lít], có thể dùng nước khoáng, nước ép hoa quả, nước canh,….
  • Tạo thói quen vận động hàng ngày cho trẻ, luyện tập thể thao mỗi ngày nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch

Amidan phì đại ở trẻ là tình trạng sưng tấy quá phát do viêm nhiễm kéo dài. Ba mẹ cần chủ động đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các biểu hiện đặc trưng để có hướng điều trị sớm. Không tự ý sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cho trẻ nhỏ để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Đừng bỏ lỡ:

Video liên quan

Chủ Đề