Chỉ số hạnh phúc quốc gia là gì

Tổng hạnh phúc quốc gia [tiếng Anh: Gross National Happiness] là thước đo tiến bộ kinh tế và đạo đức mà Quốc vương Bhutan đã giới thiệu vào những năm 1970 như là một sự thay thế cho tổng sản phẩm quốc nội [GDP].

  • 16-10-2019Chỉ số khốn khổ [Misery index] là gì? Sự ra đời và phát triển của chỉ số khốn khổ
  • 16-10-2019Kinh tế học trọng cung [Supply-side economics] là gì? Cơ sở nghiên cứu kinh tế học trọng cung
  • 16-10-2019Kinh tế học Keynes [Keynesian Economics] là gì? Tác động của kinh tế học Keynes tới các chính sách
  • 16-10-2019Kinh tế học tân cổ điển [Neoclassical Economics] là gì? Nội dung liên quan
  • 16-10-2019Kinh tế học cổ điển [Classical economics] là gì? Sự ra đời và phát triển của kinh tế học cổ điển

Hình minh họa [Nguồn: cloudfront.net]

Tổng hạnh phúc quốc gia [Gross National Happiness]

Khái niệm

Tổng hạnh phúc quốc gia trong tiếng Anh là Gross National Happiness; viết tắt là GNH.

Tổng hạnh phúc quốc gialà thước đo tiến bộ kinh tế và đạo đức mà Quốc vương Bhutan đã giới thiệu vào những năm 1970 như là một sự thay thế chotổng sản phẩm quốc nội [GDP].Thay vì tập trung nghiêm ngặt vào các biện pháp kinh tế định lượng thì tổng hạnh phúc quốc gia tính đến sự kết hợp phát triển của các yếu tố chất lượng cuộc sống.

Sự ra đời của tổng hạnh phúc quốc gia

Tổng hạnh phúc quốc gia [GNH] là một thuật ngữ có nguồn gốc từ quốc gia thuộc dãy núi Himalaya, Bhutan.Bộ luật hợp pháp đầu tiên của vương quốc, được viết vào thời điểm thống nhất năm 1729, tuyên bố rằng nếu chính phủ không thể tạo ra hạnh phúc cho người dân thì không có mục đích nào cho chính phủ.

Vua Jigme Singye Wangchuck nói với tờ Thời báo Tài chính trong một cuộc phỏng vấn năm 1972 rằng "Hạnh phúc quốc gia quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc nội".Không rõ vua Jigme đã suy nghĩ nghiêm túc như thế nào về thước đo mới này nhưng các học giả Bhutan đã chọn ý tưởng này và sử dụng nó.GNH đã phát triển thành một thước đo mang tính khoa học cho sự phát triển kinh tế, đạo đức của một vương quốc từng bị cô lập.

Năm 1998, chính phủ Bhutan đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu về Bhutan và Tổng hạnh phúc quốc gia [CBSGNH] để tiến hành nghiên cứu về đề tài này.Nhiệm vụ của Viện là phát triển một chỉ số GNH và các chỉ số mà chính phủ có thể xây dựng thành các quyết định chính sách công của mình.

Cuối cùng, Trung tâm GNH ở Bumthang đã phát triển cái mà họ gọi là bốn trụ cột của GNH, đó là: quản trị tốt, phát triển bền vững, bảo tồn và phát triển văn hóa - bảo tồn môi trường.

Hiến pháp năm 2008 qui định rằng các nhà lập pháp phải tính đến từng điều khoản khi xem xét luật mới.Những trụ cột này cung cấp nền tảng cho hạnh phúc được thể hiện trong 9 lĩnh vực của GNH: phúc lợi tâm lí, mức sống, quản trị tốt, sức khỏe, sức sống cộng đồng, đa dạng văn hóa, sử dụng thời gian và khả năng phục hồi sinh thái.

[Tài liệu tham khảo: investopedia.com]

Chỉ số khốn khổ [Misery index] là gì? Sự ra đời và phát triển của chỉ số khốn khổ

16-10-2019 Kinh tế học trọng cung [Supply-side economics] là gì? Cơ sở nghiên cứu kinh tế học trọng cung

16-10-2019 Kinh tế học Keynes [Keynesian Economics] là gì? Tác động của kinh tế học Keynes tới các chính sách

Hạnh phúc quốc gia là gì?

Song song với khái niệm cơ bản “dân cường nước thịnh” trong xây dựng đất nước, mục tiêu mang tính xu hướng của phát triển bây giờ là làm thế nào để dân có thể mãn nguyện, hài lòng và khi được hỏi có thể vui vẻ trả lời rằng họ cảm thấy hạnh phúc!

Như tác giả Rana Foroohar viết trên Newsweek [7-5-2007], vấn đề đem lại cảm giác hạnh phúc cho người dân đang là mục tiêu của giới hoạch định chính sách nhiều nước. Bhutan, Úc, Trung Quốc, Thái Lan và Anh đều đang xây dựng bảng “chỉ số hạnh phúc” song song chỉ số tổng thu nhập quốc gia [GDP] như dấu chỉ cho thấy mức độ tiến bộ của xã hội. Tại Anh, chuyên gia về “kinh tế hạnh phúc” David Blanchflower mới đây đã được bổ nhiệm vào ban cố vấn Ngân hàng Trung ương Anh trong bối cảnh “nền chính trị hạnh phúc” là yếu tố quan trọng trong chiến dịch bầu cử thủ tướng năm 2008. Xu hướng mới Vấn đề làm thế nào để xây dựng một xã hội hạnh phúc đang được mổ xẻ ở góc độ chính sách phát triển vĩ mô và nó liên tục được bàn đến thời gian gần đây, chẳng hạn cuộc họp tại Rome của các chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu hạnh phúc. Hè năm 2007, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, chánh kinh tế gia Ngân hàng Thế giới và người điều hành website google.org cũng sẽ gặp nhau để thảo luận các hình thức khác nhau để có thể đo được sự tiến bộ xã hội, ngoài GDP. Một thập niên qua, vấn đề “hạnh phúc quốc gia” bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần, từ kinh tế gia, triết gia, bác sĩ tâm lý đến thậm chí nhà sinh vật học; và hầu hết đều có cùng ý kiến: giàu có chưa là dấu chỉ chứng minh hạnh phúc. Và người ta kết luận rằng mức độ hạnh phúc của người dân nằm một phần ở chính sách chính phủ. Chẳng phải tự nhiên mà sau cuộc đảo chính năm 2006, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanont đã hứa sẽ không làm người Thái giàu hơn mà sẽ hạnh phúc hơn . Ngay sau lời hứa đó, các nhà thống kê học lao vào cuộc khảo sát toàn diện loạt dữ liệu liên quan giáo dục, gia đình, việc làm, y tế..., tổng hợp thành một “số đo” hạnh phúc để chính phủ căn cứ vào đó hoạch định kế hoạch phát triển 5 năm; trong đó có việc tăng ngân sách cho giáo dục cũng như hỗ trợ dân quê. Tại Trung Quốc – nơi dự kiến tung ra chỉ số hạnh phúc vào cuối năm 2007- chính phủ bắt đầu nhắm đến mục tiêu tạo ra một “xã hội hài hòa hơn”. Dữ liệu từ nghiên cứu liên quan mức độ thỏa mãn của người dân, trong thực tế, đã giúp các chính phủ đưa ra chính sách linh hoạt phù hợp tâm nguyện công chúng. Tại Anh chẳng hạn, người ta đang yêu cầu cấm quảng cáo nhắm vào đối tượng thiếu nhi để hạn chế khuynh hướng tôn sùng vật chất [Thụy Điển đã thực hiện điều này]. Mô hình “làm ít hơn, chơi nhiều hơn” từng được xem là công thức chuẩn mang lại nụ cười mãn nguyện cho người dân có thể không đúng theo khuynh hướng phát triển thế giới ngày nay. Trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc được xây dựng bởi giáo sư Ruut Veenhoven [Đại học Erasmus, Hà Lan ]– một trong những chuyên gia số một thế giới về nghiên cứu hạnh phúc - người Mỹ kiếm tiền như điên được xếp vị trí 17 trong khi dân Pháp vốn luôn khoái du lịch và “xả hơi dài hạn” được xếp vị trí 39. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], chất lượng sống của một dân số quốc gia – được liên hệ với các yếu tố tiêu chuẩn sống, mức độ hạnh phúc, sự tự do và độ an toàn môi trường – có giá trị quan trọng then chốt đối với kinh tế học và chính trị học ngày nay. Với sáu lĩnh vực được quan tâm [sức khỏe thể trạng, sức khỏe tâm lý, mức độ độc lập, quan hệ xã hội, an toàn môi trường và niềm tin tôn giáo], WHO định nghĩa chất lượng sống là “quan điểm cá nhân về vị trí của họ liên quan văn hóa và các hệ giá trị mà họ sống trong đó và trong mối tương quan với mục tiêu, kỳ vọng, chuẩn mực cũng như các mối quan tâm khác”. Một cái nhìn riêng

Tùy thực trạng và bối cảnh thực tế cụ thể, từng khu vực và quốc gia có cái nhìn riêng về chất lượng sống. Châu Âu chẳng hạn, họ tập trung vào các yếu tố: tình trạng kinh tế; môi trường nhà ở; tỉ lệ việc làm, giáo dục và trình độ tay nghề; quan hệ và cấu trúc gia đình; sự cân bằng giữa sống và làm việc; mức độ chăm sóc y tế... Kinh tế gia Carol Graham [Viện Nghiên cứu Brookings, Washington DC] cho biết sự kỳ vọng tương lai có ảnh hưởng ít nhiều đến cảm giác hạnh phúc. Calcutta [Ấn Độ] có thể được xem là một trong những thành phố nghèo nhất thế giới. Phố xá đầy ổ chuột và nước sạch là thứ xa xỉ đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, theo phương pháp tính điểm của Edward Diener [Đại học Illinois], Calcutta hiện xếp thứ 4 [trong hệ thống tổng cộng 7 điểm], biểu thị mức độ “hoan lạc” trong tâm trạng công chúng lớn hơn nhiều so với các thành phố tráng lệ sung túc khác trên thế giới. Trong 95 quốc gia có điểm trung bình hạnh phúc được tổng hợp từ năm 1995-2005 của giáo sư Ruut Veenhoven, Đan Mạch với 8,2 điểm được xếp số một, nằm trong nhóm hàng đầu với điểm trung bình lớn hơn 7,7 điểm; Việt Nam với 6,1 điểm, được xếp ở nhóm giữa có điểm trung bình lớn hoặc nhỏ hơn 6 điểm [//worlddatabaseofhappiness.eur.nl/hap_nat/nat_fp.htm]. Một trong những quốc gia sống trong nền kinh tế nghèo nhưng người dân có cảm giác an nhiên tự tại là Philippines. Khảo sát giá trị thế giới do Đại học Michigan thực hiện tháng 11-2004 cho biết Philippines là một trong những nơi có điểm [hạnh phúc] cao nhất châu Á, hơn cả các nước-khu vực giàu có như Đài Loan, Nhật và Hàn Quốc [trong bảng xếp hạng của Ruut Veenhoven, Philippines được 6,4 điểm so với 5,8 của Hàn Quốc]. Đất nước quanh năm sống chung với bão lụt, lở đất, núi lửa... này luôn sẵn sàng nở nụ cười.

Chỉ số hạnh phúc quốc gia

Việc tập trung nghiên cứu và xem trọng chất lượng sống người dân đã dẫn đến xu hướng đánh giá mức độ phát triển quốc gia bằng chỉ số hạnh phúc quốc gia [Gross National Happiness – GNH] song song chỉ số tổng sản lượng nội địa [Gross National Product – GDP] vốn quá quen thuộc. Khái niệm GNH không mới. Thuật từ này từng được đặt bởi vua Bhutan Jigme Singye Wangchuck năm 1972 với bốn ý tưởng cốt lõi: khuyến khích phát triển mô hình kinh tế-xã hội bền vững và công bằng; bảo tồn và cổ súy giá trị văn hóa; gìn giữ môi trường thiên nhiên và thiết lập cơ chế quản lý hiệu quả.

Đến nay, ý tưởng GNH liên tục được nhấn mạnh với hàng loạt hội thảo quốc tế [gần đây nhất là tháng 11-2006 tại Đại học Meiji Gaikun, Nhật và sắp tới là tháng 11-2007 tại Thái Lan]. Xuất phát điểm của việc nhấn mạnh GNH là lý do rằng GDP chỉ thể hiện tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ hằng năm của một quốc gia nhưng nó không cho thấy mức độ chất lượng cuộc sống cũng như sự hài lòng của người dân.

Hai thập niên qua, loạt nghiên cứu xã hội và tâm lý học cho thấy không có sự quan hệ then chốt giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn có được. Khảo sát của tuần báo Time tại Mỹ vào tháng 12-2004 cho biết mức độ hạnh phúc có khuynh hướng tăng khi thu nhập tăng đến 50.000 USD/năm nhưng sau cột mốc đó, tiền nhiều hơn đã không còn mang lại ảnh hưởng cho niềm vui hạnh phúc. Tiền không hứa hẹn đem lại hạnh phúc, một phần bởi hiện tượng mà giới xã hội học gọi là “sự lo lắng liên quan”.

Ngay cả Simon Kuznets, một trong những kinh tế gia nhấn mạnh giá trị thang điểm GDP, cũng từng nhắc Quốc hội Mỹ vào năm 1934, rằng “sự thịnh vượng của một quốc gia có thể hoàn toàn không liên quan đến sự đo lường thu nhập quốc gia”. Nói cách khác, xây dựng mục tiêu để đạt được tỉ lệ GDP cao dường như không khó hơn so với kế hoạch và cách thức để có được một tỉ lệ GNH tương ứng!

MẠNH KIM

Video liên quan

Chủ Đề