12 tuổi có mang thai được không

Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS) cùng với quan niệm thoáng về quan hệ tình dục (QHTD) đã dẫn tới hệ lụy không ít trẻ em gái mang thai khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường. Và chủ đề “Mang thai ở tuổi vị thành niên” của Ngày Dân số thế giới 11/7/2013, với mong muốn toàn xã hội quan tâm đến SKSS lứa tuổi này.

Những “cuộc yêu” vụng trộm

Chị Phan Thị Lan Hương, cán bộ tư vấn ở đường dây nóng 18001567 cho biết vài năm trở lại đây, có rất nhiều cuộc điện thoại từ các em nhỏ tuổi vị thành niên, thậm chí có em chỉ trên dưới 10 tuổi. Đa phần các em gặp phải băn khoăn, khúc mắc trong chuyện tình yêu, tình bạn hoặc tâm sự về việc đang yêu người này, muốn bỏ người kia.

Theo TS. Tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, ở độ tuổi dậy thì, các em có nhiều biến đổi về tâm lý và sinh lý, bản năng tình yêu và tình dục cũng bắt đầu trỗi dậy, vì vậy, nhu cầu tình dục với người khác giới xuất hiện. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản và tình dục của trẻ vị thành niên rất hạn chế.

Đa số các em gái mang thai ở tuổi vị thành niên khi được tư vấn đều cho rằng, cha mẹ các em thường ngại, lảng tránh khi các em hỏi hay nhắc tới những vấn đề về sức khỏe sinh sản (SKSS). Nhà trường cũng rất ít khi đề cập đến giáo dục SKSS, những lớp học, câu lạc bộ tổ chức tuyên truyền về vấn đề này cũng thiếu nhiều, vì vậy các em không có các kênh thông tin chính thống để tìm hiểu về vấn đề này.

Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác khiến các em mang thai ở độ tuổi này tăng như hiện nay là do ảnh hưởng của trào lưu trong giới trẻ, chạy theo quan niệm cứ thích là quan hệ tình dục, sống buông thả; báo chí đăng tải quá nhiều về vấn đề này nhưng làm không đến nơi đến chốn, không phân tích rõ các hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn, mang thai khi còn quá trẻ… vì vậy không có tác dụng cảnh báo, răn đe.

Phim ảnh hiện nay cũng đề cập đến những vấn đề tình dục quá nhiều song không có định hướng rõ ràng cũng là nguyên nhân khơi dậy, đánh động bản năng tình yêu, tình dục của các em; đặc biệt trẻ em bây giờ không phải lao động chân tay nhiều, ít vận động nên dẫn đến dư thừa năng lượng. Khi năng lượng không được sử dụng, nó sẽ chuyển vào các hoạt động khác để lấy lại cân bằng tâm lý, vì thế nhiều em đã tìm đến những “cuộc yêu” vụng trộm…TS. Nguyễn Thị Kim Quý cho biết.

Nguyên nhân thứ hai là do các trẻ em gái bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục, trong khi bản thân không biết cách tự bảo vệ và do gia đình, nhà trường không quan tâm, không dạy các em cách tự bảo vệ chính mình, vì vậy kiến thức về SKSS của các em còn thiếu rất nhiều.

TS. Kim Quý cũng chỉ ra một ví dụ, khi con còn nhỏ, thậm chí lúc 1 tuổi, chúng ta có thể chỉ cho các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể con và dạy con rằng không phải ai cũng được động vào bộ phận sinh dục của con, nếu con không thích ai thì con lấy tay đẩy ra. Chỉ từ những hành động đơn giản đó, nhưng từ bé các em đã có kiến thức để tự bảo vệ mình về sau.

Hậu quả nặng nề

Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nếu nạo phá thai dễ dẫn đến nguy cơ thủng dạ con gây vô sinh sau này.

Trong khi đó, nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh con thì bản thân các em gái sẽ mất đi cơ hội học hành, không có công ăn việc làm, thiếu kiến thức chăm con. Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ này có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển...

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe. Nó có nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, tảo hôn, ép hôn, bất bình đẳng giới. Nó cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được thực hiện tốt.

Trên toàn cầu, phần lớn vị thành niên mang thai đã lập gia đình và phải sinh con do áp lực gia đình. Những trẻ em gái vị thành niên thuộc nhóm thiệt thòi, trẻ em gái vị thành niên không được đến trường, trẻ em gái kết hôn sớm, trẻ em gái sống trong các hộ gia đình nghèo thường là những đối tượng hứng chịu các hành vi có hại, dễ bị bạo lực và cưỡng bức tình dục. Nếu các em không được giáo dục giới tính và SKSS, sức khỏe tình dục một cách toàn diện và không được tiếp cận đầy đủ với dịch vụ về HIV, các em có thể có nguy cơ mang thai khi còn quá trẻ và mang thai ngoài ý muốn.

Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), hàng năm có khoảng 16 triệu trẻ em gái tuổi từ 15-19 sinh con. Cứ 10 trẻ vị thành niên thuộc nhóm này thì có 9 vị thành niên đã lập gia đình. Ở tất cả các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên đã giảm xuống trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2000. Tuy nhiên, hiện nay tốc độ giảm đang chững lại hoặc thậm chí đảo ngược lại ở hầu hết các khu vực. Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Á, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi vị thành niên vẫn rất cao.

Thúy Hà

12 tuổi có mang thai được không
- Do cơ thể chưa phát triển toàn diện nên khó giữ thai, nếu để sinh sẽ rất khó khăn và nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng.

Câu chuyện bé 12 tuổi người Việt mang thai 3 tuần tại Trung Quốc đang khiến dư luận không khỏi bất bình và xót xa.

Dưới góc độ sức khoẻ sinh sản, BS Lê Thị Kim Dung, Trung tâm Y tế Lao động Hà Nội chia sẻ việc có thai ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ và tâm lý khi thiếu cả về kiến thức và ý thức làm mẹ.

Theo BS Dung, khi mang thai ở lứa tuổi quá nhỏ, cơ thể bé gái chưa phát triển toàn diện, cơ, xương chưa hoàn thiện nên khi thai lớn sẽ khó giữ được thai.

12 tuổi có mang thai được không
Câu chuyện bé 12 tuổi mang thai tại Trung Quốc đang khiến dư luận bất bình và xót xa

Trường hợp cố giữ thai, việc sinh nở sẽ rất khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng.

BS Nguyễn Thu Giang, Phó Giám đốc Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng chia sẻ thêm, mang thai ở độ tuổi quá sớm sẽ gặp nhiều biến chứng thai nghén như: Dễ bị sẩy thai, đẻ non, nhiễm độc thai nghén, làm tăng nguy cơ tử vong mẹ.

Ngoài ra do cơ thể chưa phát triển nên sẽ bị thiếu máu khi mang thai khiến thai kém phát triển hoặc dễ bị chết lưu. Nếu sinh ra trẻ sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, tỉ lệ mắc bệnh tật cao hơn nhiều lần so với các bà mẹ trưởng thành.

Chưa kể ở độ tuổi quá nhỏ, việc phải làm mẹ bất đắc dĩ sẽ khiến các bé gái bị khủng hoảng tâm lý, tổn thương tình cảm, một số có thể rất chán nản và cảm thấy bị cách biệt với gia đình và bạn bè.

BS Dung chia sẻ đã từng gặp nhiều trường hợp bố mẹ đưa con đến khám phụ khoa vì nghĩ con bị chậm kinh hoặc bị u xơ nên bụng trướng nhưng khi khám xong, bác sĩ phải chuyển thẳng sang khoa sản vì đã mang thai. Có bé gái mới 13-14 tuổi nhưng đã mang thai 19-20 tuần mà không biết.

“Độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu của trẻ vị thành niên ngày càng sớm, nhiều trẻ có nghe về các phương tiện tránh thai nhưng hiểu biết hết sức mù mờ hoặc tránh thai bữa đực, bữa cái dẫn đến có thai ngoài ý muốn”, BS Dung thông tin.

Theo Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, tai biến từ mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em gái vị thành niên ở các nước thu nhập thấp và trung bình.

Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên lại có xu hướng tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai. Đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, chưa tính số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư.

Minh Anh

Nhiều thanh thiếu niên có hoạt động tình dục nhưng không được thông tin đầy đủ về cách tránh thai, mang thai, và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả nhiễm HIV. Sự bốc đồng, thiếu kế hoạch, sử dụng ma túy và rượu đồng thời làm giảm khả năng thanh thiếu niên nhận biết trong việc tránh thai và bảo vệ bản thân.

Bất kỳ phương pháp tránh thai Tổng quan về tránh thai nào ở người lớn đều có thể được sử dụng ở tuổi thanh thiếu niên. Vấn đề phổ biến nhất là sự tuân thủ (ví dụ, quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày hoặc dừng thuốc hoàn toàn - thường không có hình thức ngừa thai khác). Mặc dù nam giới sử dụng bao cao su là hình thức ngừa thai được sử dụng nhiều nhất nhưng vẫn có những nhận thức rằng giảm việc sử dụng thường xuyên (ví dụ như sử dụng bao cao su làm giảm sự thoải mái và ảnh hưởng đến "tình yêu lãng mạn"). Một số bạn nữ tuổi thanh thiếu niên cũng e ngại khi yêu cầu bạn tình nam sử dụng bao cao su trong thời gian quan hệ tình dục.

Mang thai là một stress tâm lý đáng kể ở tuổi thanh thiếu niên. Trẻ vị thành niên có thai và bạn tình của họ có xu hướng bỏ học hoặc bỏ dở các khóa đào tạo nghề, điều này ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của trẻ sau này, làm giảm lòng tự trọng, và gây căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân. Thanh thiếu niên (chiếm 13% tổng số ca mang thai ở Hoa Kỳ) ít có khả năng được chăm sóc trước sinh như ở người trưởng thành, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi (ví dụ tỷ lệ trẻ đẻ non cao hơn). Thanh thiếu niên, đặc biệt là những người trẻ tuổi và những trẻ không được chăm sóc trước sinh, thường có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ thai kì cao hơn những phụ nữ độ tuổi 20, chẳng hạn như thiếu máu và tiền sản giật. Trẻ con của các bà mẹ trẻ (đặc biệt là các bà mẹ <15 tuổi) có xu hướng sinh non sớm hơn và có cân nặng khi sinh thấp. Tuy nhiên, với chăm sóc trước sinh đúng cách, thanh thiếu niên lớn tuổi không có nguy cơ cao hơn người lớn trong vấn đề mang thai.

Sự phá thai Nạo phá thai không loại bỏ các vấn đề tâm lý của quá trình mang thai không mong muốn cho các cô gái vị thành niên hoặc bạn tình của họ. Khủng hoảng cảm xúc có thể xảy ra khi trẻ được chẩn đoán mang thai, khi trẻ quyết định phá thai và ngay sau khi được thực hiện phá thai, khi đứa trẻ chào đời, và khi thời gian lặp lại ngày định mệnh đó. Tư vấn và giáo dục của gia đình về các biện pháp tránh thai cho cả cô gái và bạn trai có thể rất hữu ích.

Cha mẹ có thể có những phản ứng khác nhau khi con gái họ nói rằng mình đang mang thai hoặc con trai của họ nói rằng anh ta đã làm cho ai đó mang bầu. Một số cha mẹ hài lòng và những người khác thì đau khổ, vì vậy cảm xúc có thể bao gồm từ phấn khích, thờ ơ, hoặc thậm chí là tức giận. Điều quan trọng là phụ huynh phải bày tỏ sự ủng hộ và sẵn sàng giúp đỡ những trẻ vị thành niên thông qua sự lựa chọn của họ. Cha mẹ và thanh thiếu niên cần phải nói chuyện cởi mở về phá thai, nhận con nuôi và làm cha mẹ - tất cả những lựa chọn mà trẻ khó có thể thực hiện một mình. Tuy nhiên, trước khi tiết lộ việc mang thai ở trẻ vị thành niên, các bác sĩ cần phải kiểm tra các vấn đề bạo lực gia đình có hay không vì việc tiết lộ có thể làm cho những thanh thiếu niên có nguy cơ cao bị bạo hành.