1 cung đường hay địa điểm là gì

Cập nhật: 25/10/2021 | 10:06

Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV [Đắk R’lấp] hiện đang áp dụng phương án sản xuất “1 cung đường - 2 điểm đến” sau thời gian thực hiện khá tốt “3 tại chỗ”. Phương án này vừa bảo đảm yêu cầu sản xuất, vừa an toàn phòng, chống dịch.

Cam kết 2 điểm đến

Anh Lê Văn Đạt, công nhân Phân xưởng Cô đặc rất phấn khởi khi Công ty linh hoạt áp dụng các phương án sản xuất. Thay bằng ở lại nhà máy 100% quỹ thời gian trong ngày thì bây giờ, anh đã được về nhà sau ca làm.

Anh Đạt cho biết: “Đối với “3 tại chỗ”, người lao động chỉ ở trong Phân xưởng và làm việc, ăn, nghỉ ngơi tại chỗ. Còn với “1 cung đường - 2 điểm đến”, mọi người được về với gia đình, đỡ nhớ nhà hơn. Anh em sẽ có động lực làm việc thoải mái hơn. Khi về nhà, tất cả cán bộ công nhân viên [CBCNV] cũng vận động những người thân trong gia đình ít tiếp xúc với những người ở bên ngoài, để tránh tình trạng lây nhiễm chéo”.

Người lao động yên tâm làm việc và chủ động phòng, chống dịch hiệu quả

Được về sum vầy với gia đình, nhưng anh Đỗ Danh Nam, công nhân Phân xưởng Cô đặc không lơ là trong phòng, chống dịch bệnh.

Theo anh Nam trên đường đến nhà máy đi làm và sau khi tan ca, bản thân chỉ di chuyển duy nhất trên một tuyến đường, không la cà hay rẽ vào bất cứ nơi nào. Hằng ngày, anh em đều tuân thủ việc báo cáo tình hình di chuyển trên nhóm zalo cho lãnh đạo phân xưởng nắm rõ. Mọi người đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình, nhằm bảo đảm không có nguồn lây dịch bệnh vào trong nhà máy và không ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình.

Ông Nguyễn Minh Đại, Quản đốc Phân xưởng Cô đặc chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”, Phân xưởng không tổ chức giao ca tập trung và giao ca từng vị trí. Mọi công việc đều được trao đổi qua điện thoại và zalo. Vào 17h hằng ngày, anh em có trách nhiệm báo cáo trên nhóm để đơn vị nắm bắt được tình hình cũng như lịch trình di chuyển”.

Các xe chở sút lỏng của đơn vị ngoài vào nhà máy cũng tuân thủ nghiêm phương án "1 cung đường - 2 điểm đến" để phòng, chống dịch hiệu quả

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV đang tập trung phương án nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Sau khi thực hiện “3 tại chỗ” hiệu quả, từ đầu tháng 9/2021, đơn vị đã rút dần, không để người lao động ở lại hoàn toàn trong nhà máy. Hiện nay, toàn bộ các phân xưởng, phòng ban trong Công ty đều đã chuyển từ trạng thái “3 tại chỗ” sang “1 cung đường - 2 điểm đến”. Các CBCNV thực hiện phương án mới này đều là những người được tiêm vắc xin đủ 2 mũi và qua 14 ngày.

Ông Ngô Tố Ninh, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV chia sẻ: “Việc thực hiện “3 tại chỗ” hay “1 cung đường - 2 điểm đến” là những phương án hi hữu mà Công ty phải làm, bởi nhà máy hoạt động liên tục, không thể dừng. Trước đó, ngay trong thời gian cao điểm của dịch bệnh, Công ty đã phải tính đến phương án thành lập 1 bệnh viện dã chiến khi có F0 ngay tại Nhà máy, để vừa điều trị, vừa duy trì sản xuất”.

Với việc áp dụng phương án “1 cung đường - 2 điểm đến”, Công ty đã quán triệt tới người lao động và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn. Trong đó, công tác tuyên truyền luôn được đơn vị thực hiện thường xuyên, liên tục. Ở mỗi phân xưởng đều thành lập các tổ giám sát để tự theo dõi, giám sát lẫn nhau. Từ đó tránh được tình trạng một người vi phạm làm ảnh hưởng tới hoạt động chung cũng như công sức phòng, chống dịch bệnh của toàn đơn vị.

Hiện tại, đơn vị vẫn duy trì cả 2 phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 điểm đến”. Vì vậy, những người lao động nào cảm thấy tại nơi mình ở không an toàn, thuộc vùng “đỏ” thì có thể đăng ký ở lại nhà máy. Công ty luôn bố trí nơi ở, cơ sở vật chất dự phòng cho tất cả các tình huống.

Ngay cả các nhà thầu phụ khi đến làm việc tại nhà máy cũng thực hiện các phương án sản xuất cùng với Công ty, nhằm bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch an toàn.

Đến nay, nhà máy đã trở lại hoạt động ổn định, với năng suất chất lượng khá cao. Mỗi ngày, đơn vị đang sản xuất ra hơn 2.000 tấn sản phẩm để cung ứng cho thị trường. Nhà máy hoạt động tốt, vừa bảo đảm công ăn việc làm thu nhập cho người lao động, vừa đóng góp tích cực cho công tác phòng chống dịch tại địa phương.

 

Ðến thời điểm hiện tại, chúng tôi mới thực hiện xong việc dừng nhà máy lần 3 để vệ sinh, sửa chữa lớn. Theo kế hoạch Tập đoàn giao, năm nay, Công ty sẽ sản xuất 650.000 tấn alumin, nhưng hết 9 tháng đầu năm, sản lượng đã đạt 550.000 tấn. Dự kiến, cuối năm, Công ty sẽ đạt 720.000 tấn alumin, vượt 70.000 tấn so với kế hoạch. Ðây là kết quả rất đáng mừng cho toàn bộ những nỗ lực chung của đơn vị.

Ông Ngô Tố Ninh, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV

Với việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình quản lý công nhân và người lao động theo phương án "1 cung đường - 2 điểm đến" và chủ động phương án "3 tại chỗ" trong phòng, chống dịch Covid-19, Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV đang duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Sự chủ động này đã và đang mang lại hiệu quả, giúp địa phương bảo đảm việc thực hiện mục tiêu “kép" trong phát triển kinh tế, xã hội.

Lê Dung

Cụ thể, báo cáo cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp có thể bố trí ở, sản xuất tại chỗ nhưng khó khăn nhất là điều kiện ăn uống tại chỗ, vì sẽ rất khó bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân. Các doanh nghiệp đề nghị UBND thành phố cho phép doanh nghiệp được hợp tác với các đơn vị nhà hàng, khách sạn ngành du lịch [đang phải ngừng nghỉ làm việc] để thực hiện cung ứng suất ăn thường xuyên cho doanh nghiệp, trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tổ chức bếp ăn tại chỗ. Cách thức thực hiện giống như trước đây thành phố đã cho phép Saigon Co.op và các khách sạn cung cấp suất ăn cho các khu cách ly tập trung. Công tác tổ chức giao nhận đảm bảo tiêu chí an toàn phòng chống dịch [nhân viên giao nhận đeo khẩu trang, kính chống tia bắn, mặc bảo hộ y tế, xét nghiệm âm tính Covid-19].

Về điều kiện thực hiện 1 cung đường 2 địa điểm, quan điểm của doanh nghiệp TP.HCM là với doanh nghiệp có số công nhân đông, có thể phải thuê nhiều khách sạn, nhà nghỉ độc lập ở các địa chỉ khác nhau để cho công nhân ở và được quản lý tập trung. Do vậy việc đưa đón công nhân từ chỗ ở tập trung đến chỗ sản xuất có thể là nhiều hơn 1 địa điểm. Vì vậy đề nghị UBND thành phố thống nhất chỉ đạo để hiểu về khái niệm "1 cung đường 2 địa điểm" theo nghĩa rộng hơn, tức là đưa đón công nhân giữa nhà máy và các khu ở tập trung không dừng dọc đường từ chỗ ở đến chỗ làm việc và ngược lại. Đặc biệt, thành phố cho phép các công ty hợp đồng với các đơn vị vận chuyển hành khách để bố trí xe thực hiện việc đưa đón công nhân theo tiêu chí này. Các xe được dán logo, giấy phép hoạt động chuyên trách đưa rước công nhân cho từng doanh nghiệp, thực hiện việc vệ sinh diệt khuẩn thường xuyên, lái xe đảm bảo tiêu chí phòng chống dịch.

Ngày 16.7: TP.HCM thêm 2.426 bệnh nhân Covid-19, 209 ca đang điều tra dịch tễ

Kiến nghị về hoạt động logistics, văn phòng điều hành trong thời gian thực hiện 3T

Ngoài ra, trong báo cáo và đề xuất, HUBA cũng nêu vấn đề nhiều doanh nghiệp quy mô lớn thường có văn phòng điều hành ở trung tâm thành phố để thực hiện điều phối hoạt động sản xuất, cung ứng nguyên liệu, hàng hóa, tài chính, các nguồn lực của các nhà máy tại các khu công nghiệp của thành phố và các tỉnh. Thông thường, hoạt động sản xuất của các nhà máy không thể thiếu sự chỉ đạo, điều hành, điều phối này. Thế nên, văn phòng điều hành của doanh nghiệp mà ngưng hoạt động thì các nhà máy cũng khó có thể hoạt động ổn định được. Doanh nghiệp đề nghị UBND thành phố cho doanh nghiệp duy trì văn phòng điều hành với số lượng nhân viên tối thiểu không vượt quá 30% [hoặc 1/3] số nhân sự thường xuyên. Nhân sự làm việc tại văn phòng này được cấp phép đi lại thực hiện các hoạt động tài chính, kinh doanh, hành chính thật sự cần thiết do hiện các hoạt động này đều đã có thể thực hiện qua phương thức số, online. Ngoài ra, doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm hoặc thuê dịch vụ xét nghiệm Covid-19 thường xuyên [3 ngày/lần] cho nhân viên hoạt động tại văn phòng và thành phố có thể thực hiện kiểm tra đột xuất sự tuân thủ của doanh nghiệp.

Về hoạt động của kho bãi, vận chuyển, HUBA cho rằng, đây là một phần quyết định trong việc duy trì điều kiện cho sản xuất, lưu thông hàng hóa. Hiện nay, hoạt động của các kho bãi và công tác vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa sản xuất đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều địa phương không cho phép các kho bãi hoạt động, nhiều trạm kiểm soát trong thành phố không cho lưu thông vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa sau sản xuất đến nơi tiêu thụ, vì coi là không phải mặt hàng thiết yếu, một số tỉnh ban hành các quy định yêu cầu cách ly đối với người và phương tiện vận chuyển… Thế nên, nếu hoạt động kho bãi và vận chuyển lưu thông không được thực hiện thì hoạt động sản xuất của các nhà máy dù đủ 3T cũng sẽ phải ngừng sản xuất.

Từ vướng mắc trên, doanh nghiệp đề nghị TP.HCM với vai trò hạt nhân của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam, có thể đề nghị Chính phủ có chính sách nhất quán và chỉ đạo các tỉnh, thành thống nhất cách thực hiện, các thủ tục kiểm soát lưu thông vì thực tế, hiện nay mỗi nơi áp dụng, đặt ra điều kiện khác nhau, đây là vấn đề gây ách tắc chính của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. “Cần có sự thống nhất các quy định để các doanh nghiệp biết cách thực hiện và thuận lợi cho việc kiểm soát sự tuân thủ, có thể thực hiện việc xử phạt thật nặng hoặc đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp vi phạm”, báo cáo nhấn mạnh và đề xuất ưu tiên tiêm cho người lao động tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có quy mô người lao động cư trú rộng trên nhiều quận huyện, địa phương, ưu tiên vắc xin cho các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo điều kiện 3T.

Ngoài ra, để duy trì hệ sinh thái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, HUBA kiến nghị thành phố thống nhất cho phép các đơn vị cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho sản xuất như: năng lượng, điện, nước, xăng dầu, gas, than, củi, internet, hạ tầng mạng; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng toàn cầu; nguyện vật liệu, phụ liệu, vật tư, nhiên liệu khác cho sản phẩm thiết yếu; bao bì, đóng gói sản phẩm; vận tải, giao nhận, dịch vụ giao nhận, khai báo hải quan; bộ phận dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa máy móc thiết bị phần cứng, phần mềm cho các doanh nghiệp sản xuất; dịch vụ pháp lý hỗ trợ tài chính, hành chính như công chứng, ngân hàng… được tiếp tục hoạt động cung ứng các dịch vụ cho sản xuất. Nếu các đơn vị trong hệ sinh thái nêu trên mà không hoạt động thì các doanh nghiệp sản xuất dù đủ điều kiện 3T cũng sẽ không thể hoạt động ổn định lâu dài được. Thành phố cần ban hành các quy định, điều kiện để các doanh nghiệp trong hệ sinh thái phục vụ sản xuất như trên tiếp tục hoạt động.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề