Ý nghĩa của việc tôn sư trọng đạo là gì

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp đã có từ lâu đời của Việt Nam. Ngay từ những câu ca dao, tục ngữ xa xưa ta đã được thấy sự ca ngợi về truyền thống này trong dân gian. Vậy thì truyền thống tôn sư trọng đạo là gì? Hãy cùng Palada.vn tìm hiểu rõ hơn nhé.

Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo nghĩa là gì? “Tôn sư trọng đạo” đầu tiên là sự phản ánh một quan niệm truyền thống đã có từ nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam.

Theo đó, Sư ở đây là thầy và Đạo được hiểu là học, là kiến thức, là những chân lý mà người thầy truyền giảng. “Tôn sư” là sự đề cao vai trò cũng như vị trí của người thầy.

Trong quan niệm truyền thống, những câu tôn sư trọng đạo cũng thể hiện sự tôn kính trước học vấn và sự đức độ của thầy.

“Trọng đạo” nghĩa là đề cao việc học, xem việc học và thu nhận kiến thức là quan trọng.

“Tôn sư trọng đạo” như vậy là sự phản ánh tinh thần đề cao vai trò của người thầy giáo trong xã hội và sự hiếu học, coi trọng kiến thức của người dân.

Đây là một tư tưởng bắt nguồn từ Nho giáo. Nó đề cao sự học và vai trò của người thầy.

Người thầy ở đây đại diện cho những gì tôn kính nhất, đồng thời là sự thiêng liêng của mối quan hệ thầy – trò. Theo thời gian,ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là trở thành một truyền thông văn hóa quý giá của người Việt. Trong vấn đề giáo dục, thầy cô luôn được kính trọng, biết ơn và nhận được sự quan tâm từ học trò, nhà trường, xã hội.

Tôn sư trọng đạo là gì?

Thế nào là tôn sư trọng đạo?

Tôn sư trọng đạo không nhất thiết phải thể hiện qua những lời nói “đao to búa lớn”, mà nó lại qua những hành động rất đơn giản, đời thường chúng ta có thể bắt gặp ngay trong cuộc sống hàng ngày. Có thể kể tới như:

Học trò kính mến thầy cô

Sự biểu hiện rõ ràng nhất của tôn sư trọng đạo là sự kính mến của học sinh đối với giáo viên. Học sinh hầu hết đều cư xử lễ phép, vâng lời và biết tôn trọng những bài giảng, sự quan tâm của giáo viên,… đây đều là những biểu hiện tốt đẹp.

Dù ở cấp học nào thì tiếng nói của thầy cô vẫn có tác động rất nhiều tới sự hình thành, phát triển nhân cách của học sinh. Họ chính là người sẵn sàng lắng nghe học sinh tâm sự, chia sẻ. Điều này đã tạo nên mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa giáo viên – học sinh. Chính vì thế mà nhiều học sinh coi người cô, người thầy như là người mẹ, người cha thứ 2.

Liêm sỉ là gì? Vô liêm sỉ nghĩa là gì?

Thế nào là tôn sư trọng đạo?

Sự quan tâm của xã hội dành cho giáo viên

Sự tôn trọng dành cho nghề giáo còn thể hiện qua những hành động của xã hội. Cụ thể đó là xã hội luôn có sự quan tâm đến nền giáo dục và đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên. Những nơi có điều kiện khó khăn đều được cộng đồng mạng hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, giúp đỡ về bữa ăn cho các thầy cô và các em học sinh để thầy cô có thể yên tâm công tác.

Bên cạnh đó, nhà nước còn có những chính sách hỗ trợ giáo viên như tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp theo năm cho giáo viên… Ngoài ra, hoạt động tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp cũng đang được triển khai tích cực hơn.

Ukm là gì? Nghĩa viết tắt của từ Ukm trên Facebook

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Cách gìn giữ truyền thống tôn sư trọng đạo là gì?

Ngày nay thì truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn đang được tiếp nối, phát huy. Vào những ngày lễ, học sinh và gia đình, xã hội đều tôn vinh những thầy cô đã tận tình cống hiến cho nghề giáo.

Các gia đình luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình, họ chia sẻ cùng giáo viên để cải thiện được chất lượng giáo dục. Điều này góp phần làm cho gần gũi hơn mối quan hệ thầy – trò, đồng thời còn giảm bớt những gánh nặng cho những ai đang gắn với nghề này.

Tôn sư trọng đạo từ xưa đến nay vẫn là một đức tính quý giá. Việc tôn trọng người thầy giáo, cô giáo đã dạy chúng ta không chỉ thể hiện được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, mà còn làm nổi bật những phẩm chất đẹp của chính mình. Vì vậy, hiểu tôn sư trọng đạo là gì, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và những cách để thể hiện được truyền thống này là rất cần thiết.

Có thể nói, tôn sư trọng đạo dù ở thời xưa hay hôm nay và mãi mãi mai sau này vẫn luôn là một nét đẹp không gì thay thế được của dân tộc Việt Nam. Dù ở đâu, ở thời nào, người thầy giáo vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Palada.vn xin kính chúc những thầy cô giáo luôn mạnh khỏe và giữ được nhiệt huyết trong công việc của mình.

Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xa xưa và đến ngày nay vẫn được gìn giữ và phát huy. Vậy Tôn sư trọng đạo là gì?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc nắm rõ vấn đề này thông qua bài viết Tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo là một cụm từ khá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta  bởi dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, từ xa xưa cho đến nay truyền thống này vẫn luôn được gìn giữ và phát huy.

Để định nghĩa tôn sư trọng đạo là gì thì trước tiên chúng ta cần hiểu tôn sư và trọng đạo nghĩa là gì.

Tôn sư là sự tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy cô giáo, cô giáo [đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình], ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. Còn trọng đạo nghĩa là muốn nói con người biết coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

Tôn sư trọng đạo được hiểu là thái độ tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo [đặc biệt là những thầy cô giáo đã dạy mình] ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy mình.

Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người.

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo có những biểu hiện như sau:

+ Học trò luôn kính mến thầy cô

Sự kính mến của học trò đối với thầy cô của mình là biểu hiện rõ ràng nhất của truyền thống tôn sư trọng đạo. Sự tôn trọng, kính mến được thể hiện trong thái độ của mỗi người học sinh, từ đó học sinh có những cư xử lễ phép, vâng lời và tôn trọng những bài giảng, sự quan tâm của giáo viên,…

Từ khi sinh ra đến lớn khôn, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính người cha, người mẹ thứ hai giúp chúng ta nền người và cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức để bước vào đời. Ở các cấp học khác nhau chúng ta đều có những người thầy cô, họ chỉ dạy cho chúng ta kiến thức và rèn luyện đạo đức giúp ta vững vàng hơn để vào đời và trở thành người công dân tốt cho xã hội.Tiếng nói của thầy cô vẫn có tác động lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Không những vậy, thầy cô còn là người sẵn sàng lắng nghe tâm sự, chia sẻ. Điều này đã tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa giáo viên – học sinh. Chính vì thế mà nhiều học sinh còn coi người cô, người thầy là người mẹ, người cha thứ hai và luôn có thái độ yêu quý và kính trọng.

+ Sự đề cao vai trò của người thầy của xã hội

Nghề giáo là nghề cao quý và được xã hội rất tôn trọng, từ xưa đến nay thì điều này vẫn không hề thay đổi. Xã hội luôn có thái độ tôn kính và đề cao vai trò của người làm nghề giáo. Sự tôn trọng dành cho nghề giáo còn được thể hiện qua những hành động của Nhà nước, xã hội. Cụ thể, Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của giáo viên.

Bên cạnh đó, còn có những chính sách hỗ trợ giáo viên như tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên. Ngoài ra cũng có những chương trình hội khóa, đào tạo nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn cho giáo viên

+ Ngày nhà giáo Việt Nam

Ngày nhà giáo Việt Nam vào ngày 20 tháng 11. Đây là một ngày rất ý nghĩa để các thế hệ học trò nói chung và xã hội nói riêng thể hiện sự tri ân cho các người thầy, người cô.

Vì sao phải tôn sư trọng đạo?

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy và giữ gìn.Không những vậy,tôn sư trọng đạo là 1 đức tính quý giá. Việc tôn trọng người thầy, người cô đã dạy mình không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt, mà còn làm nổi bật phẩm chất của chính mình.

Từ khi sinh ra đến lớn khôn, ngoài bố mẹ, người thân thì thầy cô chính người cha, người mẹ thứ hai, thầy cô mang đến cho chúng ta những kiến thức và rèn luyện giáo dục ta nên người.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Vào những ngày lễ, học sinh, gia đình đều tôn vinh các thầy cô đã tận tình cống hiến cho nghề giáo.

Một số câu cao dao, tục ngữ thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo

1/ Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

2/ Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

3/ Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai.

4/ Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.

5/ Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

6/ Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

7/ Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy

8/ Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

9/ Ơn thầy không bằng gốc bễ,

Nghĩa thầy gánh vác cuộc đời học sinh.

10/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

Trên đây những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Tôn sư trọng đạo là gì? Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.

Video liên quan

Chủ Đề