Mua cúm núm ở đâu

Gà đồng ẩn náu trong các bụi rậm ở những cánh đồng lúa rậm rạp, sát biên giới miền Bắc và miền Tây. Chúng có giá 250.000 đồng/cặp trống mái, rất đắt khách ngay trong mùa dịch.

Những ngày này, anh Tấn, ở thị xã Lào Cai [Lào Cai] đang rao bán những chú gà đồng với giá 250.000 đồng/cặp trống mái. Anh Tấn cho biết, mùa này ở quê anh, gà đồng bắt đầu giao phối nên những chúng thường xuất hiện ở các cánh đồng lúa rậm rạp, sát biên giới. Vì thế, vào ban đêm, thanh niên trong nhà thường rủ nhau đi bẫy gà đồng.

Do bẫy được khá nhiều nên anh rao bán, ai muốn ăn hoặc nuôi loại gà đặc biệt này thì đặt hàng.

“Giờ đang vào mùa giao phối của gà đồng. Khi ấy, ngực của chúng có màu đen và đầu mào có màu đỏ. Gà trống kêu rất ồn ào, giống như những tiếng cúm, cúm, cúm. Từ đó, gà đồng có thêm cái tên chim cúm núm. Đắng chú ý, những tiếng kêu này im bặt sau mùa sinh sản,... ”, anh Tấn kể.

Gà đồng có giá khá đắt đỏ vẫn được nhiều người săn mua

Người đàn ông ở Lào Cai này chia sẻ, gà đồng thực chất là một giống chim trời. Tuy nhiên, chúng chỉ có kích thước khá khiêm tốn. Con trống nặng khoảng 300-400g, con mái có trọng lượng nhỏ hơn, khoảng 200-300g. Bình thường, gà đồng có bộ lông sọc vằn, chân màu xanh, mỏ màu vàng. Khi mới nở, lông của chúng có màu đen.

Loại gà này sống theo từng cặp, mỗi năm đẻ hai, ba lứa vào tháng 4-5-6 hàng năm.

Vì sinh sống chủ yếu tại những cánh đồng lúa rậm rạp và những cánh rừng tràm sát biên giới, thức ăn chủ yếu của gà đồng là côn trùng, cá nhỏ và các loại hạt.

“Gà đồng ăn các loại châu chấu, cào cào, cá, tép, cua nhỏ, sâu non, thóc lúa hoặc ăn giá đỗ tươi. Đây là những thức ăn yêu thích của con vật này. Chính bởi ăn thức ăn và sống hoang dã nên thịt gà đồng thơm ngon hơn bất cứ loại gia cầm nhà nuôi nào”, anh Tấn đánh giá.

Anh tiết lộ, thịt gà đồng có thể chế biến nhiều món, như nướng, xào, hấp, khìa nước dừa,... Dù  chế biến kiểu gì thì thịt gà đồng cũng ngon hơn thịt gà ta và có rất nhiều chất dinh dưỡng.

Loại gà này thường ẩn náu trong các bụi rậm ở sát biên giới miền Bắc, miền Tây
Khi nhỏ, lông của loại gà này đen tuyền

“Gà đồng là món ăn thơm ngon, dễ ăn, dễ tiêu và cung cấp nhiều dưỡng chất. Khác với thịt gà ta nhà nuôi, thịt gà đồng có màu nâu đỏ, chứa nhiều chất sắt; lại ít chất béo hơn hẳn các loại thịt khác vì chúng hay chạy nhảy tự do”, anh Tấn nói.

Chính bởi thịt gà đồng thơm ngon, nên dù có giá đắt gấp 2-3 lần gà ta, cứ đến mùa, nhiều người lại mua vài cặp về ăn hoặc nuôi.

Do khó săn bẫy, lại không có nhiều nên giá loại gà này khá cao. Mỗi con mái nặng 3-4 lạng, giá tầm 150.000 đồng. Riêng con trống lớn hơn, giá không dưới 150.000 đồng. Anh Tấn cứ bẫy được bao nhiêu, khách đặt mua hết bấy nhiêu. Nhiều người mua về nuôi để gây giống hoặc chế biến bồi bổ cho con trẻ, nhất là trẻ suy dinh dưỡng hoặc phụ nữ mang bầu, người già.

"Như nhà mình hay để hấp bia hoặc hấp ngải cứu, thịt gà đồng ăn rất thơm mà đưa miệng”, anh Tấn kể.

Một tháng trước, anh Trần Văn Hải ở Xuân Mai, Hà Nội đặt liền một lúc 3 cặp gà đồng về nuôi. Anh kể, từ lâu đã nghe nói tới gà đồng nổi tiếng thơm ngon này. Do đó, anh mua thử về nhà nuôi để nhân giống loại gà quý này.

Gà đồng chế biến được nhiều món ăn, nhưng gà đồng nướng là thơm ngon nhất

“Nhà mình rất rộng, có cả bãi cỏ và ao, xung quanh nhiều cây cối tán rộng để gà trú ẩn, vì thế mình mua về thả trong vườn. Do vườn rộng nên gà thoải mái kiếm ăn và vận động. Chỉ cần mình bố trí thêm thau, chậu đựng nước sạch để gà ngâm mình trong đó. Hàng ngày, cho chúng ăn thêm châu chấu, cào cào, cá, tép, cua nhỏ,... cuối ngày dọn dẹp sạch chất cặn bã và lông rụng của chúng là được”, anh Hải chia sẻ. Mùa sinh sản của gà đồng này từ tháng 5-9 hàng năm. Chúng đẻ rất ít, thường chỉ 3-7 trứng.

“Loại gà này làm tổ ở vùng đất khô có cỏ, gần bờ nước. Vì thế, mình thường dùng cái rổ nhỏ gọn và dùng rơm rạ rải xung quanh, gà sẽ tự động tha vào làm ổ. Trong quá trình ấp trứng, tránh làm gà kinh sợ vì chúng có thể bỏ ấp luôn”.

Ấp khoảng 17 ngày, trứng sẽ nở. Lúc này, anh Hải cho gà con ăn sâu non, cào cào non, trứng kiến,... và để gà mẹ nuôi con. Từ 7 ngày tuổi, anh tập cho gà con ăn lúa và cám, rau xanh.

Khi gà trưởng thành, nặng khoảng 4-6 lạng với con trống và 2-4 lạng với con mái là có thể bán. Giá một cặp trống mái ít nhất cũng 250.000 đồng.

“Gần nhà mình khá nhiều thanh niên nuôi gà đồng, vừa để ăn vừa làm kinh tế. Mình cũng nuôi thử, thấy loại gà này cũng dễ chăm sóc", anh Hải cho hay.

Thảo Nguyên

Trứng chim le le dù kích cỡ nhỏ xíu mà giá đắt đỏ nhưng do số lượng ít ỏi và quý hiếm nên hầu như rất ít người được sở hữu.

Gà nước là một tên gọi về loài chim khá quen thuộc đối với người dân miền Tây. Loài chim này hiện nay đang được người dân địa phương nuôi bán làm cảnh và lấy thịt. Giống này đang gây náo loạn ở khắp miền Tây. Nó gây sốt như vậy bởi vì những bà con có thể thu nhập tiền triệu khi đi theo nghề nuôi cúm núm. Cùng Traiga.vn tìm hiểu về loài chim này nhé!

Gà cúm núm

Gà nước

Gà nước là con gì ?

Giống loài

Còn một tên gọi khác là cúm núm, đây là loại chim thuộc bộ Sếu. Theo thống kê của các nhà động vật học, loài chim này bao gồm 150 loài, với hơn 39 chi.

Đây là giống chim ở miền Tây

Phân bố

Chúng phổ biến rộng rãi không chỉ ở miền Tây nước ta mà còn phủ sóng ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,…Đặc điểm sinh thái mà chúng sống đều có 1 đặc điểm chung đó là ở các khu vực đầm lầy của các nước. Và thường tự làm tổ ở những vị trí khô trên mặt đất.

Bà con bắt cúm núm về bán

Đặc điểm gà cúm núm

Chim cúm núm rất nhỏ, tổng trung bình cân nặng giữa con trống và con mái là khác nhau. Đối với con trống trưởng thành, trọng lượng trung bình khoảng 600 g. Và giống này trống và mái có trọng lượng khá chênh lệch, con mái chỉ vỏn vẹn khoảng 400 g. Lông của chúng có màu nâu đậm, sọc vằn xen kẽ và bắt đầu nhạt dần về phía dưới đuôi. Những con non có bộ lông màu đen. Phần mỏ có màu vàng nhạt, chân màu xanh. Gà cúm núm tìm kiếm thức ăn bằng cách dò tìm ở những nơi vùng nước cạn và trong bùn lầy. Đây được coi là loài động vật ồn ào nhất miền Tây, chúng cứ kêu “cúm cúm”. Nên được người dân địa phương gọi là gà cúm núm.

Nó được coi là đặc sản vùng sông nước

Gà nước giá bao nhiêu

Giá cúm núm tùy vào con trống và con mái mà mức giá cũng khác nhau. Gà cúm núm mái rơi vào tầm khoảng 70 nghìn đồng/ 1 con đối với con có trọng lượng 400 g. Còn gà trống thì giá cao hơn cũng cùng số gram nhưng mức giá khoảng 100 nghìn đồng. Giá bán này được bà con miền Tây kể lại rằng chỉ bán trong địa phương và người quen. Những khách từ xa đến giá sẽ cao hơn, có thể gấp 3 lần.

Bán ở dọc đường về miền Tây.

Nhiều người dân ở miền Tây đã thu nhập tiền triệu mỗi ngày chỉ với nghề gác cúm núm ban đêm. Đây chính là lí do vì sao mà hiện nay ở những vùng sông nước cúm núm đang rất thịnh hành và trở nên khá phổ biến. Nhiều hộ dân ở đây đã chuyển sang nuôi cúm núm để mong muốn có thể ổn định được hoàn cảnh sống gia đình.

Chế biến thành những món ăn có trong thực đơn quán ăn, nhà hàng

Cách nuôi gà cúm núm của miền Tây

Gà nước cực kì dễ nuôi. Chúng chủ yếu ăn côn trùng, các loại cá nhỏ và hạt. Chúng không mắc các căn bệnh giống gà như bị liệt chân ở gà; bệnh ăn không tiêu; bệnh thương hàn ở gà; bệnh khô chân ở gà;… Nên có thể nhốt chuồng hoặc cũng có thể nuôi theo hình thức chăn thả tự nhiên. Những người nông dân gác cúm núm cho hay họ phải sống ở ven rừng và hằng đêm họ phải trực để bắt cúm núm.

Cúm núm to

Loài này sống khá kín tiếng và thường xuất hiện vào các buổi bình minh, hoàng hôn phát ra tiếng kêu cúm núm. Không cần nuôi tại nhà chỉ với việc chăn thả như thế cũng giúp cho những người dân nơi đây ổn định thu nhập. Đặc biệt, những vùng miệt rừng tràm là nơi tập trung những con cúm núm to.

Ngoài ra, nhiều người mua gà nước vì thịt nó rất ngon. Trang tổng hợp đá gà trực tiếp M88WinWin cho biết nhiều nhà hàng, quán ăn sang trọng cũng đưa chúng vào thực đơn chính. Được các du khách từ xa đến hưởng ứng rất nhiệt tình. Nguồn cầu nhiều nên hiện nay nghề nuôi chim cúm núm đang rất phát triển ở một số khu vực tỉnh miền Tây; đặc biệt là vùng sát biên giới Tây Nam.

Chúng cực kì dễ nuôi

Câu hỏi thường gặp

Đàn gà nước 20 con, được hơn 10 ngày tuổi. Gà bị chảy nước mắt, một vài ngày sau bị mù rồi chết. Hỏi cách khắc phục?

– Dùng thuốc OXYTETRACYLIN + KANAMYCIN cho uống 1 lần/ngày / 5 – 7 ngày.– Dùng thuốc OXYTETRACYLIN hoặc KANAMYCIN 1% nhỏ mắt 1 – 2 lần/ngày.– Trong quá trình điều trị nâng cao sức đề kháng cho đà gà dùng chất điện gải GLUCO _ C + VITAMIN tổng hợp pha nước uống thay nước 3 – 5 ngày.– Thay chất đệm chuồng.– Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng.

Đàn gà bị chết 2 con, 1 con có biểu hiện trước khi chết là khó thở và ngửa mặt lên trời. Có tiêm Newcasstle được 3 ngày, đàn gà được 50 ngày tuổi, hiện nay có 4 – 5 con không đi lại ăn uống. Nguyên nhân và cách khắc phục?

Video liên quan

Chủ Đề