Thế nào là sàn giao dịch thương mại điện tử

Lĩnh vực thương mại điện tử du nhập vào Việt Nam hoạt động cũng được một thời gian và cũng có rất nhiều doanh nghiệp gặt hái được thành công lớn từ lĩnh vực này. Điều này đã gây sự chú ý cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thương mại điện tử hay cụ thể hơn là việc thiết kế website để bán hàng online, nhưng lại không xác định được đâu là  sàn giao dịch điện tử và đâu là website thương mại điện tử. Bài viết này WEBICO sẽ chia sẻ kiến thức cho những ai đang muốn tìm hiểu về khái niệm của sàn giao dịch điện tử, website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử  là trang thông tin điện tử phục vụ hoạt động thương mại và các hoạt động liên quan đến thương mại [như các trang website của các doanh nghiệp buôn bán hàng hóa, dịch vụ ..].Cụ thể hơn nó là trang web động có các tính năng mở rộng nâng cao và được áp dụng các công nghệ hiện đại để tạo dựng ra trang web, giúp người bán có thể bán được sản phẩm qua mạng internet và người mua có thể mua được sản phẩm họ cần thông qua mạng internet.

Chức năng chính của website thương mại điện tử đó là hiển thị thông tin sản phẩm, giới thiệu về sản phẩm, giá cả, chức năng mua hàng,… và giao dịch sẽ được thanh toán qua các cổng thanh toán trực tuyến như Ngân Lượng, Bảo Kim hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Những chức năng liên quan như: đăng và quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, đăng nhập và đăng ký, quản lý đơn hàng,… sẽ được tích hợp vào trong website khi bạn thiết kế website bán hàng.

Xem thêm:  Tips thiết kế form liên hệ cho website đẹp, tăng tỉ lệ chuyển đổi

Sau khi thành lập website thương mại điện tử bạn phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương để được xác nhận, nếu không sẽ bị phạt. Bạn có thể xem qua bài viết Đăng kí thành lập website thương mại điện tử cần gì ? để biết được những yêu cầu và điều kiện để chuẩn bị đầy đủ hơn.

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì ?

Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu hoặc người quản lý website có thể tiến hành bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên đó [là các trang rao vặt, mua bán …]. Hay nói cách khác, sàn giao dịch thương mại điện tử là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trực tuyến của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau trên cùng một website.

Theo quy định, website chỉ cần cho phép các cá nhân, tổ chức khác đăng ký tài khoản, đăng tải hình ảnh, thông tin quảng cáo về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh thì bắt buộc phải đăng ký dưới dạng sàn giao dịch thương mại điện tử.

Chức năng của sàn giao dịch thương mại điện tử đó là cầu nối giúp cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân bán được nhiều hàng hóa trên website thương mại điện tử đó, nó sẽ hiển thị các thông tin sản phẩm, giá cả, tình trạng, thông tin liên hệ của chủ shop,v.v….  Tương tự đối với sàn giao dịch thương mại điện tử khi thành lập bạn cũng cần phải đăng kí với Bộ Công Thương.

Xem thêm:  8 bước để làm cho thiết kế web Microinteractions tuyệt vời hơn.

Tuy nhiên, hiện chỉ các thương nhân, tổ chức mới được tiến hành đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử, không áp dụng cho cá nhân. Do vậy, để duy trì website, người thành lập cần đăng ký hình thức doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể. Bước tiếp theo mới tiến hành đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử [sàn giao dịch].

Mọi người nếu ai đang có ý định thành lập sàn giao dịch điện tử hay website thương mại điện tử thì nên lưu ý những chia sẻ trên, nó sẽ rất bổ ích cho các bạn đấy.

Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, việc mua bán, kinh doanh, trao đổi trên internet đã không còn quá xa lạ. Để đáp ứng nhu cầu và phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia kinh doanh, buôn bán trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và thu về các khoản lợi nhuận không hề nhỏ.

Vậy Sàn giao dịch TMĐT là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đến thị trường hiện nay? Những quy định của pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử? Thủ tục xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử? Để trả lời cho những câu hỏi này kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết.

Tìm hiểu về Thương mại điện tử và Hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử được hiểu là hoạt động mua bán sản phẩm [hoặc dịch vụ] thông qua các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

Sau một khoảng thời gian xuất hiện tại Việt Nam, các hoạt động thương mại điện tử đã chính thức được pháp luật công nhận năm 2013. Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị Định Số: 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử thì Hoạt động thương mại điện tử có thể hiểu là hoạt động tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng di động viễn thông hoặc các mạng mở khác.

Sàn giao dịch TMĐT là gì?

Sàn giao dịch TMĐT là một trong các loại Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, là mô hình kinh doanh được các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng phổ biến.

Có thể hiểu, Sàn giao dịch TMĐT là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website đó. Phải kể đến một số cái tên lớn đang vô cùng thành công khi áp dụng triển khai hình thức này như: Shopee, Lazada, Sendo, Tiki…

Sàn giao dịch TMĐT thường có các hình thức hoạt động như: Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ; Ngoài ra còn có các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Một số đặc trưng của sàn giao dịch TMĐT

Đặc trưng cơ bản:

Các phương thức giao dịch tại các sàn giao dịch TMĐT rất phong phú, bao gồm cả những phương thức mua bán thực và giao dịch khống; Sàn giao dịch điện tử thiết lập các quy tắc cho thành viên của mình và có thể áp dụng các hình thức thưởng phạt đối với các thành viên vi phạm; Số lượng những người mua, người bán, nhà cung cấp tham gia rất lớn; Những người tham gia có thể vừa là người mua và người bán và có quyền tự do khai thác cơ hội mua bán hàng hóa dịch vụ; Thể hiện quan hệ cung cầu hàng hóa của thị trường; Giá hình thành trên sàn giao dịch là giá chung cho thị trường.

Đặc trưng riêng:

Các quy trình mua bán đều thực hiện trực tuyến trên internet; Người mua, người bán có thể tham gia các giao dịch mua bán tại sàn giao dịch vào bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu trên thế giới; Chủng loại hàng hóa và dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú, bao gồm cả hàng hóa hữu hình lẫn hàng hóa vô hình.

Ý nghĩa của Sàn giao dịch TMĐT

Với chức năng là một cầu nối giữa các thương nhân, tổ chức, cá nhân buôn bán hàng hóa với khách hàng, Sàn giao dịch TMĐT không chỉ đem lại lợi ích cho thương nhân kinh doanh mà còn là môi trường không thể thiếu để người tiêu dùng được tự do lựa chọn mua sắm một cách nhanh chóng, tiện ích.

Đối với người tiêu dùng:

 Sàn giao dịch TMĐT mang đến cho khách hàng một phong cách mua hàng mới, phong cách mua hàng trực tiếp qua mạng, vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm bớt các ách tắc giao thông; Khách hàng có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi, phong phú hơn; Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với người sản xuất, bỏ qua nhiều khâu trung gian nên có thể mua hàng với giá cả rẻ hơn và nhanh hơn; Hình thức thanh đoán đa dạng, dễ tiến hành như thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ ngân hàng, qua các ứng dụng,…;

Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân buôn bán:

Mở rộng hệ thống khách hàng và khả năng tiếp cận với thị trường thế giới; Tăng doanh số bán hàng từ những khách hàng hiện tại, từ các dịch vụ tạo ra giá trị khác; Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh; Tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể truyền bá, phổ biến hình ảnh, nhãn hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp với các bạn hàng quốc tế; Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

Một số quy định của pháp luật về sàn giao dịch TMĐT

Những hành vi bị cấm trong sàn giao dịch TMĐT

Bởi đây là một trong những môi trường kinh doanh phổ biến, có nhiều vấn đề phát sinh nên nhà nước ta đã có những quy định về những hành vi bị cấm trong sàn giao dịch TMĐT rất rõ ràng.

Thứ nhất: Đối với những hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thì các hành vi, vi phạm bao gồm:

+ Lợi dụng danh nghĩa thương mại điện tử để tiến hành kinh doanh các mặt hàng giả, hàng nhái, những mặt hàng bị liệt vào danh mục cấm kinh doanh

+ Lợi dụng thương mại điện tử để tiến hành huy động vốn trái phép từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, để thu lợi cho bản thân

+ Khi chưa tiến hành đăng ký hoặc được cấp phép mà tiến hành cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử hoặc dịch vụ giám sát , đánh giá, chứng thực

+ Khi đăng ký thành lập website thương mại điện tử mà có hành vi gian dối, không khai đúng sự thật

Thứ hai: Hành vi vi phạm về thông tin trên website thương mại điện tử:

+ Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin đăng ký trên website thương mại điện tử;

+ Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận;

+ Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;

+ Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website có gắn đường dẫn này.

Thứ ba: Hành vi vi phạm khi Giao dịch trên website thương mại điện tử:

+ Thực hiện các hành vi lừa đảo người tiêu dùng trên sàn giao dịch thương mại điện tử

+ Dùng thông tin của các cá nhân, tổ chức khác mà chưa được sự đồng ý để tiến hành các hoạt động trên sàn giao dịch thương mại điện tử – Tấn công vào hệ điều hành của các thiết bị điện tử truy cập vào website nhằm buộc khách hàng phải lưu lại, trái với ý muốn của họ.

Các điều kiện để đăng ký sàn giao dịch thương mại điện tử

Thương nhân, tổ chức để có thể thành lập website phục vụ cho việc giao dịch điện tử thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có tư cách pháp nhân đồng thời có ngành nghề kinh doanh phù hợp với nội dung kinh doanh của website

+ Có tên đăng ký hợp lý theo quy định của pháp luật

+ Có quy chế hoạt động cho website phù hợp

+ Các tài liệu chứng thực bản thân

+ Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ trên sàn giao dịch điện tử với khách hàng.

+ Đáp ứng điều kiện về trình tự, thủ tục xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Sàn giao dịch TMĐT. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề