Xe đặc chủng là gì

Bộ phá sóng Các thiết bị phá sóng thường được gắn lên xe nhằm làm nhiễu các loại sóng vô tuyến ở nhiều băng tần khác nhau, nhằm ngăn chặn việc kích nổ mìn hay vũ khí bằng tín hiệu vô tuyến. Thiết bị phá sóng có đủ các loại, từ đơn giản tới phức tạp. Các loại máy có công suất tầm 10W có thể phá sóng trong bán kính 5-10 mét tùy điều kiện địa hình. Có những loại máy có thể phá trong diện tích 1.000 mét vuông.

Nhiều loại máy đa nhiệm có thể tùy chọn để phá sóng riêng lẻ như sóng GSM hoặc DSC, sóng wifi, sóng 3G hay bluetooth. Thậm chí có thể điều khiển từ xa để lựa chọn nhiệm vụ. Với đặc tính cần linh động, kích thước bằng một chiếc valy hay lớn hơn thế, các thiết bị này có thể được cài lên một chiếc sedan thông thường cho tới các dòng chuyên dụng.

Mục đích sử dụng

Xe phá sóng thường được triển khai theo các đoàn xe quân sự, đoàn xe nguyên thủ hoặc nhân vật quan trọng nhằm vô hiệu hóa các loại bom điều khiển từ xa, bảo vệ sự an toàn cho cả đoàn xe. Vì vậy xe chở chúng cũng cần phải có tính năng tương ứng. Hầu hết xe phá sóng là loại gầm cao, chạy trên nhiều loại địa hình và công suất lớn. Cảnh sát Mỹ dùng những loại xe thùng dài của GMC hay thậm chí là Hummer cải tiến.

Trong một số trường hợp, xe phá sóng cũng được triển khai ở những nơi tập trung đông người khi có sự kiện lớn hoặc bạo động.

Với những loại dùng trên chiến trường thì xe gắn thiết bị này cũng cần phải đặc biệt theo, có loại xe phá sóng chạy bằng xích như xe tăng để đảm bảo vượt qua các địa hình hiểm trở nhất.


Đội quân "Viking" hàng khủng Warthog ATV với các thiết bị phá sóng.
Xe chạy gần như ở mọi địa hình, tốc độ tối đa 65 km/h và đi dưới nước ở tốc độ 5 km/h.


Xe phá sóng của cảnh sát Mỹ là loại dân dụng gầm cao.


Oshkosh M-ATV - xe bảo vệ chuyên dụng trong quân đội trang bị hệ thống phá sóng ở những chiến trường đặc biệt. 
Hai lốp của nó là loại run-flat, có thể đi 50 km ở tốc độ 50 km/h khi bị bắn thủng. Hệ thống treo độc lập vượt địa hình và dàn khung chống đạn.

Theo VietDzung [Giao thông Vận tải]

1. Lốp đặc chủng là gì?

Lốp đặc chủng là loại lốp chuyên biệt, chuyên dụng dành cho một số loại phương tiện vận tải đặc thù như: xe tải [tải mỏ], xúc lật, xe đào, xe lu rung, thiết bị cầu cảng, xe nâng trong nhà máy, xe thi công đường nhựa, xe dùng cho các mỏ công nghiệp, xe siêu tải... nên chúng có kích thước và trọng lượng rất lớn.

2. Cấu tạo của lốp đặc chủng

Về cấu tạo, lốp xe đặc chủng gồm một mặt lớp, lớp đệm cao su trung tâm, lớp cao su cứng phía trong và tanh lốp. Tuy nhiên, vì đây là loại lốp chuyên dụng dùng cho các loại xe siêu trường, siêu trọng nên chúng sẽ được cải tiến về thiết kế với những ưu điểm vượt trội về chất lượng như chống cắt chém tốt, ít sinh nhiệt, chống mài mòn cao, khả năng bám đường tốt,…vận hành dễ dàng và bền bỉ... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

3. Lốp đặc chủng có những loại nào?

Để giúp người dùng chọn được loại lốp phù hợp với nhu cầu nên loại lốp này sẽ được phân chia theo mục đích sử dụng. Theo đó, lốp đặc chủng được phân thành 3 loại cụ thể như sau:

- Lốp đặc chủng dành cho cảng: dành cho các dòng xe tải nặng, tải nhẹ, xe nâng, xe cẩu trong cảng; được thiết kế mức tải tương ứng với tốc độ, đa dạng cung đường sử dụng, chống chịu nhiệt tốt, chống cắt chém, chống mài mòn, chống nổ, khả năng bám đường tốt. 

- Lốp đặc chủng dành cho mỏ: dành riêng cho các loại xe tải, xe bốc dỡ, được thiết kế đặc biệt để hoạt động tốt trên các cung đường xấu, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, độ tải cao; dòng lốp này được thiết kế để chống mài mòn và mài mòn không đều, chống cắt chém, chịu nhiệt, chịu tải tốt.

- Lốp đặc chủng công nghiệp: nổi bật là các dòng lốp dùng để thi công đường nhựa, lốp nâng dùng trong nhà máy, xưởng sản xuất với hoa lốp đặc biệt để xoay trở, dẫn hướng tốt, bánh đặc nâng cao độ an toàn, chống hỏng gót, tăng và giảm độ mài mòn.

4. Vì sao nên chọn lốp đặc chủng?

Các ngành công nghiệp ngày càng phát triển đa dạng, bởi vậy các dòng xe tải chuyên biệt như xe siêu trường, siêu trọng với kích thước lớn, dài, trọng lượng lớn hoặc các loại xe sử dụng cho một điều kiện đường xá và thời tiết cụ thể được sử dụng ngày càng nhiều. 

Luôn phải chuyên chở những những hàng hóa, vật liệu nặng trên những cung đường dài hay những con đường hiểm trở, tất nhiên những loại xe này cần những cỡ lốp lớn, có sức chịu tải tốt, khả năng chống cắt và chống mài mòn cao và ổn định để đảm bảo sự vận hành trơn tru của các thiết bị giúp cho việc vận chuyển khối lượng hàng, vật liệu không bị gián đoạn.

5. Lốp đặc chủng có những hãng nào và mua lốp đặc chủng ở đâu thì tốt nhất?

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, lốp xe đặc chủng có rất nhiều thương hiệu như Bridgestone, Michelin, Alliance, Maxxis, Otani... Nhưng tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế mà các bạn lựa chọn cho mình thương hiệu lốp đặc chủng phù hợp.

Tuy nhiên, các bạn lại phân vân không biết nên chọn đơn vị nào vừa đầy đủ thương hiệu, vừa đa dạng mẫu mã, kích thước, chất lượng và uy tín để mua lốp đặc chủng. Bật mí với các bạn, một trong những đơn vị phân phối lốp xe đặc chủng chính hãng và uy tín trên thị trường hiện nay phải kể đến Công ty Cổ phần Lốp xe Việt [Viettire].

Mang trong mình hơn 30 năm kinh nghiệm với khách hàng trải dài từ Bắc vào Nam, Viettire chính là địa chỉ uy tín và tin cậy cho mỗi khách hàng khi có nhu cầu mua lốp đặc chủng.

Chọn mua lốp đặc chủng do Viettire cung cấp, bạn không chỉ yên tâm về chất lượng và giá thành mà còn nhận được sự tư vấn chính xác và sự hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN LỐP XE VIỆT

183 Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. HCM

HOTLINE: [028] 22 06 06 06 - Email: - Trang web: www.viettire.com

Chúc các bạn tìm được mẫu lốp đặc chủng phù hợp cho mình!

[Theo Viettire tổng hợp]

Hầu hết mọi người đều đã quá quen thuộc với những chiếc xe máy thông thường. Tuy nhiên, xe máy cũng được chia thành các loại khác nhau như xe ga, xe số, xe máy chuyên dùng và xe gắn máy… Vậy xe máy chuyên dùng là loại xe nào?

Xe máy chuyên dùng là một khái niệm chung để chỉ các loại xe máy được sử dùng cho các mục đích công việc cụ thể như: xe công trình, xe được sử dụng cho trong nông nghiệp hoặc lâm nghiệp… Đặc biệt, một dòng loại xe máy chuyên dùng còn được sử dụng trong quân đội an ninh có tham gia giao thông đường bộ hiện nay.

Xe máy chuyên dùng đặc chủng có nhiệm vụ dẫn đường

Do tính đặc thù nên các loại xe máy chuyên dùng này được được sử dụng không thường xuyên trong trong đời sống hằng ngày. Đây cũng chính là một trong những lý do mà khái niệm xe máy chuyên dùng là gì lại có rất ít người biết.

Xem thêm: Xe cơ giới là gì? Làn xe cơ giới là gì?

Xe máy chuyên dùng gồm những loại nào?

Hiện nay, theo quy định của nhà nước thì xe chuyên dùng bao gồm 3 loại là:

  • Nhóm xe máy thi công: là loại xe được sử dụng trong thi công công trình bao gồm các loại xe như: Máy đào, máy ủi, máy san, xe lu, xe trộn bê tông, máy tưới nhựa đường, máy vệ sinh mặt đường, máy cào bóc mặt đường…
  • Nhóm xe máy nông – lâm nghiệp: là các phương tiện được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm: xe máy kéo chuyên sử dụng bánh lốp hay xe máy kéo chuyên dùng bánh xích…
  • Nhóm xe máy chuyên dùng đặc chủng được sử dụng trong lĩnh vực công an, quốc phòng – an ninh: Là dòng xe phân khối lớn được đội ngũ công an và quân đội sử dụng trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
Xe chuyên dùng sử dụng trong lĩnh vực công an, quốc phòng – an ninh

Các quy định khi sử dụng và kiểm định xe máy chuyên dùng

Xe máy chuyên dùng tham gia giao thông

Tại Khoản 20, điều 3, luật Giao thông đường bộ 2008 đã đưa ra khái niệm xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có được tham gia giao thông đường bộ.”

Tuy nhiên, nếu so với việc xe máy thông dụng thì việc điều khiển xe máy chuyên dùng cần chú ý nhiều vấn đề như:

Tại khoản 1 Điều 62 Luật giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông ngoài các điều kiện về độ tuổi, và sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động thì  người điều khiển xe cần phải tuân thủ quy định như:

Được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Bằng hoặc chứng chỉ chỉ này do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.

Theo Điều 26, luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô, xe máy chuyên dùng… có tốc độ thấp hơn 70km/h sẽ không được đi vào đường cao tốc. Xe chuyên dùng chỉ được đi vào đường cao tốc khi phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Nếu phát hiện vi phạm, người điều khiển sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng. Bên cạnh đó, người điều khiển còn bị tước Giấy phép lái xe và Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 – 3 tháng.

Quy định khi thực hiện đăng ký xe chuyên dùng

+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký xe máy chuyên dùng theo quy định.

+ Bước 2: Đến nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông thuộc Sở Giao thông vận Tỉnh/thành phố

Khi đến nộp chủ sở hữu phải phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu [nếu là người ủy quyền thì người được ủy quyền phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu có xác nhận chữ ký của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…]

+ Bước 3: Bên phòng quản lý vận tải sẽ thực tiếp nhận và kiểm tra nội dung hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người sở hữu sẽ được viết giấy hẹn ngày và địa điểm kiểm tra xe máy chuyên dùng và thu lệ phí theo quy định;

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

+ Bước 4: Nhân viên phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông sẽ tổ chức kiểm tra xe máy chuyên dùng bằng cách đối chiếu với tờ khai cấp đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng; tổng hợp kết quả, sau đó cán bộ quản lý viết giấy hẹn.

+ Bước 5: Cá nhân, tổ chức đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký và biển số xe máy chuyên dùng tại Phòng Quản lý vận tải và An toàn giao thông.

giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng

Giấy tờ xác định quyền sở hữu xe máy chuyên dùng bắt buộc phải có một trong những giấy tờ sau:

+ Hợp đồng giấy mua bán, cho, tặng xe máy chuyên dùng hoặc văn bản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật;

+ Nếu là sản phẩm mua bán thì hóa đơn bán hàng phải tuân theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý và xác nhận thanh lý xe theo quy định của pháp luật;

+ Văn bản của bên cho thuê đồng ý cho bên thuê xe máy chuyên dùng được đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật

Quy định giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng

Giấy tờ xác định nguồn gốc xe máy chuyên dùng là một trong số các loại giấy tờ sau:

+ Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với các sản phẩm được sản xuất, lắp ráp trong nước.

+ Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe máy chuyên dùng nhập khẩu hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với xe máy chuyên dùng nhập khẩu.

Quy trình kiểm định xe máy chuyên dùng:

+ Trình tự thực hiện:

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ kiểm tra theo quy định tại Điều 19 của Thông tư 89 nộp cho Đơn vị kiểm tra.

+ Đơn vị kiểm tra tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc hoặc thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trong 02 ngày làm việc
  • Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì thống nhất thời gian và địa điểm kiểm tra

+ Đơn vị kiểm tra tiến hành kiểm tra:

  • Nếu kết quả không đạt thì thông báo ngay cho chủ sở hữu
  • Nếu kết quả đạt yêu cầu thì Đơn vị kiểm tra sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định trong thời hạn 01 ngày làm việc khi kiểm tra tại Đơn vị kiểm tra hoặc trong thời hạn 03 ngày làm việc khi kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra, kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về xe máy chuyên dùng và các quy định khi sử dụng xe máy chuyên dùng. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về dòng phương tiện này. 

Video liên quan

Chủ Đề