Tế bào não là gì

Xét nghiệm dịch não tủy là xét nghiệm quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Hiện nay khoa học công nghệ phát triển có rất nhiều phương pháp thực hiện xét nghiệm dịch não tủy cho người bệnh.

1. Xét nghiệm dịch não tủy là gì?

Dịch não tủy hay đám rối màng đệm là một nhóm tế bào nằm sâu trong não, ở cơ thể của người trưởng thành có khoảng 150 ml dịch não tủy. Loại dịch này trong suốt không màu, có tác dụng bảo vệ tủy sống và não khỏi những sang chấn cơ học. Ngoài ra dịch não tủy còn tham gia vào việc vận chuyển dinh dưỡng và thực hiện chuyển hóa ở hệ thần kinh trung ương.

Nếu dịch não tủy xuất hiện vi khuẩn hay virus sẽ gây ảnh hưởng xấu đến não. Do đó Xét nghiệm dịch não tủy là xét nghiệm để kiểm tra tình trạng của dịch, nhờ đó mà có những chẩn đoán bệnh phù hợp và phương pháp điều trị kịp thời. Một số bệnh có thể kế đến như lao màng não, viêm màng não hoặc viêm tủy.

Xét nghiệm dịch não tủy giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh

2. Thành phần và chức năng của dịch não tủy

2.1. Thành phần của dịch não tủy

Trong dịch não tủy của người bình thường có dưới 5 loại lympho bào hoặc tế bào đơn nhân. Trong dịch não tủy không có tế bào đa nhân hoặc hồng cầu.

Ngoài ra trong dịch não tủy có chứa các thành phần như protein, chloride, lipid, glucose,... với tỷ lệ như sau:

- Lượng protein chiếm khoảng 38 đến 39 mg [Xét trong 100ml dịch não tủy].

- Lượng glucose chiếm khoảng 61 mg trong 100 ml dịch não tủy.

- Lượng Chloride là 124 mEq/1 lít tương đương 120% giá trị trong huyết tương.

- Lượng Lipid chiếm khoảng 1,25 mg trong 100ml dịch não tủy.

Lượng Glucose trong dịch não tủy chiếm khoảng 61mg/100ml

Ngoài ra còn một số lưu ý về thành phần như sau:

- Không phải cứ xuất hiện trong thành phần của dịch não tủy thì sẽ có trong thành phần của máu. Do đó phải thực hiện đo song song lượng chất có trong máu và dịch não tủy để so sánh. Đặc biệt 2 loại đó là protein và glucose.

- Tỷ lệ thành phần của glucose và protein có thể thay đổi dọc theo trục dịch não tủy.

Trong 100ml dịch não tủy, thành phần protein và glucose ở các khu vực như sau:

- Ở não thất sẽ có 10mg protein và 60mg glucose.

- Ở bể lớn có 20mg protein và 65mg glucose.

- Ở khoang dưới nhện cột sống thắt lưng có 40mg protein và 40mg glucose.

2.2. Chức năng của dịch não tủy

Vào giai đoạn sớm của thời kỳ hoài thai dịch não tủy có nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi, chức năng này sẽ mất dần đi khi bào thai phát triển.

Dịch não tủy đóng vai trò là chất bôi trơn giữa não với khung màng cứng hoặc giữa tủy sống với cột sống.

Bảo vệ hệ thần kinh khỏi các sang chấn cơ học và duy trì sự tuần hoàn của các dịch thần kinh.

Vị trí não thất để thực hiện phương pháp chọc não thất

3. Kết quả xét nghiệm dịch não tủy cho ta biết điều gì?

Qua nhận biết màu sắc bằng mắt thường ta có thể đưa ra một số chẩn đoán lâm sàng như sau:

- Dịch não tủy trong suốt không màu tức là không có vấn đề gì và người xét nghiệm thường có kết quả xét nghiệm bình thường.

Chọc tủy sống là phương pháp an toàn và thực hiện phổ biến nhất hiện nay

- Nếu dịch có màu mờ đục thì rất có thể bệnh nhân bị tích tụ các tế bào bạch cầu.

- Trong dịch có máu thì có thể bạn đang bị tắc nghẽn dây cột sống hoặc xuất huyết.

- Dịch có những màu khác lạ như vàng hoặc nâu do sự tăng protein trong dịch não tủy.

Ngoài ra còn sử dụng kết quả để chẩn đoán một số bệnh sau:

Bệnh viêm màng não mủ

Lượng tế bào tăng 500 đến 1000 bạch cầu/1 mm3. Glucose trong dịch não tủy giảm rõ rệt. Lượng protein toàn phần tăng từ 100 đến 300 mg%.

Bệnh tai biến mạch máu não

Trong dịch não tủy có thể chứa máu không đông, lương protein tăng lên. Thành phần tế bào trong dịch não tủy tương tự như thành phần trong máu.

Bệnh u não

Các tế bào khác bình thường, thường thấy protein tăng hơn 100mg%.

Ngoài ra còn được sử dụng để chẩn đoán các bệnh như viêm màng não lao hoặc viêm màng não do virus.

Xét nghiệm dịch não tủy trong việc phát hiện bệnh viêm màng não mủ

Xét nghiệm này có tác dụng quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương. Căn cứ vào sự thay đổi thành phần trong dịch não tủy kết hợp với các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán thăm dò khác mà bác sĩ sẽ cho ra kết luận các bệnh tương ứng mà bệnh nhân mắc phải. Thông thường các bệnh liên quan đến viêm não hoặc tai biến mạch máu não như đã trình bày ở trên.

Xét nghiệm dịch não tủy là phương pháp xét nghiệm được sử dụng thường xuyên và có độ an toàn cao.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang cung cấp các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm dịch não tủy.

Với hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trong cả nước. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012.

Với đầy đủ các thiết bị y tế hiện đại, công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chắc chắn sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra kết quả xét nghiệm cũng như phác đồ điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu tại nhà, vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi của người bệnh. Kết quả xét nghiệm bệnh lậu có thể được trả qua điện thoại, email hoặc trả tận nơi tùy theo yêu cầu của người bệnh.

Để tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân, hiện bệnh viện triển khai bảo lãnh viện phí đối với đa dạng các thẻ bảo hiểm như Bảo Việt, Manulife,...

Nếu có vấn đề thắc mắc về việc xét nghiệm, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

Nhiều quan niệm cho rằng con người chúng ta chỉ mới tận dụng được 10% công suất của não và nếu có thể sử dụng hết 90% công suất còn lại, chúng ta sẽ có những khả năng đáng kinh ngạc. Mặc dù vẫn chưa rõ quan niệm này bắt nguồn từ đâu và lan truyền nhanh đến mức nào, nhưng ý tưởng về việc chúng ta có thể sử dụng hết sức mạnh của bộ não con người nghe rất hấp dẫn.

Tuy nhiên điều này là vô căn cứ, vì ngay cả trong trạng thái nghỉ ngơi, não vẫn hoạt động và cần năng lượng. Việc quét não đã chỉ ra rằng, chúng ta sử dụng bộ não khá nhiều, ngay cả trong lúc ngủ. Khi một phần não đang làm việc thì phần não còn lại sẽ có nhiệm vụ duy trì hoạt động sống của cơ thể. Đó là lý do vì sao dù không suy nghĩ, bộ não của bạn vẫn liên tục hoạt động.

Nếu chúng ta chỉ sử dụng 10% bộ não, thì có lẽ 90% còn lại của bộ não có thể giúp chúng ta ngăn chặn được cơn đột quỵ, đau tim… hoặc gì đó tương tự, và rõ ràng là điều đó không thể xảy ra.

5. Bạn thuận não phải hay não trái?

Bạn sử dụng não trái hay não phải nhiều hơn? Một vài câu hỏi trắc nghiệm trên Internet có thể giúp bạn xác định được câu trả lời. Một số người thuận não phải, một số khác dùng bán cầu não trái nhiều hơn. Thú vị thay, một số người có thể sử dụng cả hai bán cầu não với mức độ tương đương nhau.

Những người sử dụng não trái được cho là có năng khiếu toán học và phân tích hơn, trong khi những người sử dụng não phải nhiều thường sáng tạo hơn.

Nhưng liệu điều này có thật sự đúng không? Câu trả lời là “không”. Mặc dù mỗi bán cầu não người có vai trò khác nhau, nhưng nó không quyết định được khả năng và tính cách của con người. Tuy nhiên, có một điều đúng là, bán cầu não trái liên quan nhiều đến việc sử dụng ngôn ngữ, trong khi đó, bán cầu phải thường có vai trò trong những giao tiếp phi ngôn ngữ.

6. Bộ não con người có thay đổi theo tuổi tác?

Khi già đi, các cấu trúc của bộ não con người sẽ bắt đầu co lại một cách tự nhiên và mất dần các tế bào thần kinh. Thùy trán và thùy thái dương là hai vùng não quan trọng trong việc hình thành nhận thức và trí nhớ của con người có thể từ từ co lại khi chúng ta bước sang tuổi 60, 70. Điều này khiến cho việc học hỏi và tiếp nhận thông tin của người lớn tuổi thường kém hơn người trẻ, đồng thời khiến họ dễ gặp phải các bệnh liên quan đến tuổi già như mất trí nhớ, sa sút trí tuệ…

Tuy nhiên, một tin vui là, khi các tế bào thần kinh mất đi, một số tế bào mới sẽ được hình thành. Quá trình tạo ra các tế bào thần kinh mới trong não người trưởng thành được gọi là neurogenesis. Ước tính cho thấy một người trưởng thành trung bình sẽ tạo ra 700 tế bào thần kinh mới mỗi ngày. Điều này có nghĩa là khi đến tuổi trung niên, chúng ta sẽ thay thế hầu hết các tế bào thần kinh có trong não.

Bộ não con người là một cơ quan quan trọng mà chúng ta vẫn chưa thể khám phá hết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn một số thông tin thú vị liên quan đến cơ quan này.

Tế bào thần kinh là một trong các loại tế bào quan trọng nhất của con người. Chúng chịu trách nhiệm nhận và truyền đạt thông tin từ khắp các vùng trên cơ thể. Thông qua các tín hiệu điện và hóa học, tế bào thần kinh đã phối hợp để tạo ra các chức năng cần thiết cho sự sống. Từ đó, nó quyết định các phản ứng của cơ thể và thay đổi trạng thái của các cơ quan nội tạng [ví dụ như thay đổi nhịp tim]. Đồng thời hệ thần kinh cũng cho phép con người suy nghĩ và ghi nhớ những gì đang diễn ra. Để làm điều này, hệ thần kinh cần có một mạng lưới tinh vi. Đó là sự kết nối phức tạp giữa các tế bào thần kinh. Cùng Bác sĩ Lương Sỹ Bắc tìm hiểu về tế bào thần kinh qua bài viết sau.

Tế bào thần kinh là gì?

Tế bào thần kinh còn được gọi là neuron [theo tiếng Pháp]. Chúng là những tế bào có chức năng dẫn truyền xung điện. Các tế bào thần kinh chiếm khoảng mười phần trăm não bộ. Phần còn lại bao gồm các tế bào thần kinh đệm và tế bào hình sao. Những tế bào này giúp hỗ trợ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh.

Người ta ước tính rằng có khoảng 86 tỷ tế bào thần kinh trong não. Để đạt được con số khổng lồ này, một bào thai đang phát triển phải tạo ra khoảng 250.000 tế bào thần kinh mỗi phút. Đây là loại tế bào dài nhất cơ thể và được biệt hóa cao. Vì vậy chúng không có khả năng phân chia. Bù lại chúng có khả năng tái sinh một phần của tế bào nếu bị tổn thương.

Mỗi neuron được kết nối với 1.000 neuron khác, tạo ra một mạng lưới giao tiếp cực kỳ phức tạp. Tế bào thần kinh được xem là đơn vị cơ bản của hệ thống thần kinh.

Mạng lưới liên kết thần kinh

Cấu trúc tế bào thần kinh bao gồm những thành phần nào?

Các tế bào thần kinh chỉ có thể được nhìn thấy bằng kính hiển vi, được chia thành ba phần:

  • Thân tế bào: là chỗ phình to của neuron. Bao gồm nhân tế bào, lưới nội sinh chất, ty thể, ribosom, lysosom, bộ máy Golgi, tơ thần kinh, ống siêu vi và các bào quan khác. Thân tế bào cung cấp dinh dưỡng cho neuron, có thể phát sinh xung động thần kinh và có thể tiếp nhận xung động thần kinh từ nơi khác truyền tới neuron.
  • Sợi nhánh, còn gọi là đuôi gai: là các tua ngắn mỏng manh mọc ra từ thân tế bào. Mỗi neuron đều có nhiều đuôi gai, mỗi đuôi gai được chia thành nhiều nhánh. Chúng có chức năng tiếp nhận các xung thần kinh từ tế bào khác, truyền chúng tới thân tế bào. Đây là tín hiệu hướng tâm. Tác động của các xung này có thể là kích thích hoặc ức chế.
  • Sợi trục: sợi đơn dài mang thông tin từ thân tế bào và chuyển đến các tế bào khác. Đường kính của các sợi trục thường có kích thước khác nhau, dao động từ từ 0,5 μm – 22 μm. Dọc sợi trục được bao bọc bởi một lớp vỏ myelin, tạo thành bởi các tế bào Schwann. Bao myelin không liền mạch mà được chia thành từng đoạn. Giữa các bao myelin là các eo Ranvier. Khoảng cách giữa 2 eo Ranvier khoảng 1,5 – 2 mm. Còn diện tích tiếp xúc giữa các nhánh nhỏ phân từ cuối sợi trục của nơ-ron này với sợi nhánh của nơ-ron khác hoặc các cơ quan thụ cảm được gọi là Synapse [khớp thần kinh].

Cả sợi nhánh và sợi trục đôi khi được gọi chung là sợi thần kinh.

Chiều dài các sợi trục có sự chênh lệch rất nhiều. Một số sợi có thể rất ngắn, trong khi một số khác có thể dài hơn 1 mét. Các sợi trục dài nhất còn được gọi là hạch rễ lưng. Đây là một cụm các tế bào thần kinh mang thông tin từ da đến não. Ở người cao, một số sợi trục trong hạch rễ lưng xuất phát từ ngón chân cho đến thân não có thể dài tới 2 mét.

Phân loại các tế bào thần kinh như thế nào?

Các neuron có thể được chia thành các loại khác nhau theo từng cách phân loại.

Theo hướng dẫn truyền xung thần kinh

  • Các neuron ly tâm. Chúng lấy các thông điệp từ hệ thống thần kinh trung ương [não và tủy sống]. Tiếp đó đưa chúng đến các tế bào ở các bộ phận khác của cơ thể.
  • Các neuron hướng tâm. Nhận thông điệp từ phần còn lại của cơ thể và đưa chúng đến hệ thống thần kinh trung ương.
  • Neuron trung gian. Truyền tải những thông điệp chuyển tiếp giữa các tế bào thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương.

Theo chức năng của tế bào

  • Tế bào thần kinh cảm giác. Mang tín hiệu từ các giác quan đến hệ thống thần kinh trung ương.
  • Loại tế bào chuyển tiếp. Mang tín hiệu từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống thần kinh trung ương.
  • Tế bào thần vận động. Mang tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương đến các cơ.

Chức năng của tế bào thần kinh là gì?

Chức năng cơ bản của neuron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh. Cụ thể:

  • Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát xung thần kinh.
  • Dẫn truyền là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều từ nơi phát sinh. Hay là tiếp nhận về thân nơron và truyền đi theo dọc sợi trục.
Phản xạ kéo dãn

Quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh như thế nào?

Quá trình

Một tế bào thần kinh nhận được tín hiệu đầu vào từ các tế bào thần kinh khá. Các tín hiệu này cộng lại cho đến khi chúng vượt quá một ngưỡng cụ thể.

Vượt quá ngưỡng, tế bào thần kinh được kích hoạt, gửi một xung điện dọc theo sợi trục của nó. Quá trình này được gọi là điện thế hoạt động. Một điện thế hoạt động được tạo ra bởi sự chuyển động của các nguyên tử tích điện [ion] trên màng sợi trục.

Các tế bào thần kinh khi nghỉ ngơi, bên trong tích điện âm nhiều hơn bên ngoài màng tế bào. Điều này tạo nên điện thế màng, hoặc là điện thế nghỉ. Độ lớn thường khoảng -70 millivolts [mV].

Khi thân tế bào của một dây thần kinh nhận đủ tín hiệu để kích hoạt, một phần sợi trục gần thân tế bào sẽ khử cực. Điện thế màng nhanh chóng tăng lên và sau đó giảm xuống [trong khoảng 1.000 giây]. Sự thay đổi điện thế này kích hoạt quá trình khử cực trong phần sợi trục bên cạnh nó. Và cứ thế tiếp tục, cho đến khi đã đi dọc theo toàn bộ chiều dài của sợi trục.

Sau khi mỗi phần được hoạt hóa, nó đi vào một trạng thái siêu phân cực ngắn. Đây là thời kì trơ, do đó nó ít có khả năng được kích hoạt lại ngay lập tức.

Thông thường, ion kali [K +] và natri [Na +] đóng vai trò chính tạo ra điện thế hoạt động. Các ion di chuyển vào và ra khỏi các sợi trục thông qua kênh và bơm ion có điện thế.

Đây là mô tả ngắn gọn quá trình điện thế hoạt động

  • Các kênh Na + mở cho phép Na + tràn vào tế bào, làm cho điện thế dương hơn.
  • Khi tế bào đạt đến một điện tích nhất định, các kênh K + sẽ mở. Các kênh mở cho phép K + thoát ra khỏi tế bào.
  • Kênh Na + sau đó đóng, kênh K + vẫn mở cho phép điện tích dương rời khỏi tế bào. Điện thế màng giảm dần.
  • Khi điện thế màng trở về trạng thái nghỉ, các kênh K + sẽ đóng lại.

Cuối cùng, bơm natri / kali vận chuyển Na + ra khỏi tế bào và K + trở lại tế bào. Hoạt động này cần thiết để sẵn sàng cho tiềm năng hành động tiếp theo.

Điện thế hoạt động sẽ làm việc theo nguyên tắc “tất cả hoặc là không”. Nếu kích thích trên ngưỡng thì có hiện tượng khử cực, và ngược lại. Ở các kích thích trên ngưỡng, độ lớn kích thích sẽ thể hiện qua tần số phát xung. Kích thích mạnh hơn sẽ có tần số phát sinh xung điện lớn hơn.

Điện thế tế bào thần kinh

Tín hiệu thần kinh dẫn truyền qua các synapse như thế nào?

Các neuron được kết nối với nhau và liên hệ với mô khác để có thể gửi các tín hiệu. Tuy nhiên, nó không được kết nối bằng cách tiếp xúc trực tiếp. Kết nối luôn thông qua khớp nối giữa các tế bào, được gọi là synape.

Các synapse này có thể là điện hoặc hóa học. Nói cách khác, tín hiệu được truyền từ sợi thần kinh đầu tiên [tế bào thần kinh tiền synapse] đến tế bào thần kinh tiếp theo [tế bào sau synapse] được truyền qua synapse bằng tín hiệu điện hoặc hóa học.

Synapse hóa học

Một khi tín hiệu dẫn truyền đến đầu tận sợi trục, nó sẽ kích hoạt tế bào thần kinh tiền synapse giải phóng các hóa chất [chất dẫn truyền thần kinh] vào khoảng cách giữa hai tế bào. Khoảng cách này được gọi là khe synapse.

Chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán qua khe synap. Chất này tương tác với các thụ thể trên màng tế bào thần kinh sau synapse, gây ra phản ứng.

Các synapse hóa học được phân loại tùy thuộc vào các chất dẫn truyền thần kinh mà chúng giải phóng:

  • Glutamergic – giải phóng glutamine. Chúng thường có tính kích thích, có nghĩa là chúng có nhiều khả năng kích hoạt điện thế hoạt động.
  • GABAergic – giải phóng GABA [axit gamma-Aminobutyric]. Chúng thường có tính ức chế. Có nghĩa là chúng làm giảm khả năng tế bào thần kinh sau synapse sẽ dẫn truyền xung điện.
  • Cholinergic – giải phóng acetylcholine. Chúng được tìm thấy giữa các tế bào thần kinh vận động và các sợi cơ [synapse thần kinh cơ].
  • Adrenergic – giải phóng norepinephrine [adrenaline].

Synapse điện

  • Synapse điện ít phổ biến hơn, nhưng được tìm thấy trên khắp hệ thống thần kinh trung ương. Trong các synapse điện, các màng sau và trước synapse được đưa lại gần nhau hơn nhiều so với các synapse hóa học, nghĩa là chúng có thể truyền trực tiếp dòng điện.
  • Các synapse điện hoạt động nhanh hơn nhiều so với các khớp thần kinh hóa học. Vì vậy chúng được tìm thấy ở những nơi cần hành động nhanh, ví dụ như trong các phản xạ phòng thủ.
  • Các synapse hóa học có thể kích hoạt các phản ứng phức tạp. Nhưng các khớp thần kinh điện chỉ có thể tạo ra các phản ứng đơn giản. Tuy nhiên, không giống như các khớp thần kinh hóa học, synapse điện có thể dẫn truyền hai chiều – nghĩa là thông tin có thể đi theo một trong hai hướng.

Tế bào thần kinh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong điều hòa hoạt động cơ thể. Gần như tất cả hoạt động sống đều chịu sự điều khiển của tế bào này. Đó là cả mạng lưới liên kết phức tạp nhưng nhịp nhàng và có tốc độ dẫn truyền cao. Điều đó đảm bảo cho cơ thể hoạt động đồng bộ và chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề