Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu là gì

Chắc hẳn những người làm kinh doanh không còn xa lạ gì với những thuật ngữ như “nguồn lực tài chính”, “gói thầu”, “đấu thầu”… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ những yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu cũng như các hình thức đấu thầu phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin quan trọng của những yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và một vài thông tin bên lề khác để bạn tham khảo nhé.

Các hình thức đấu thầu

Hình thức đấu thầu rộng rãi

Một trong những hình thức đấu thầu phổ biến nhất hiện nay chính là đấu thầu rộng rãi. Nói một cách dễ hiểu, hình thức đấu thầu này cho phép mời thầu không giới hạn các bên tham gia, thu hút được số lượng rất lớn nhà dự thầu. Sự cạnh tranh càng lớn thúc đẩy chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đấu thầu. Hình thức đấu thầu này còn giúp bên mở thầu có điều kiện so sánh và lựa chọn ra đơn vị nhận thầu phù hợp nhất với tính chất của công trình, đồng thời hạn chế tình trạng thông thầu.

Hình thức đấu thầu hạn chế

Có tính chất ngược lại hoàn toàn so với hình thức đấu thầu rộng rãi chính là đấu thầu hạn chế, nghĩa là chỉ có một số nhà dự thầu được mời tham gia. Những nhà dự thầu này phải phù hợp với tính chất của công trình hoặc sản phẩm, có tiềm năng và nguồn lực tài chính vững mạnh. Ưu điểm của hình thức đấu thầu này là giúp quá trình thẩm định, đánh giá và xét duyệt nhanh, hiệu quả; nhược điểm là do không công khai nên có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh không công bằng, có sự thiên vị hoặc ưu ái khó kiểm soát.

Hình thức chào hàng cạnh tranh

Hình thức chào hàng cạnh tranh gồm các gói thầu có giá trị dưới 5 tỷ đồng, gói thầu mua bán các mặt hàng thiết yếu và gói thầu theo quy định của thông tư số 56 ban hành năm 2016. Để được áp dụng gói thầu này, cần phải có kế hoạch lựa chọn đơn vị dự thầu và có kế hoạch dự toán đã được phê duyệt. Đồng thời, cần phải có sẵn sản phẩm dự trù cũng như đơn vị dự thầu phải thuộc danh sách của hệ thống dữ liệu cơ sở quốc gia.

Hình thức chỉ định thầu

Chỉ các đơn vị được phê duyệt, có dự toán ngân sách đúng quy định và có tên trong cơ sở dữ liệu đấu thầu quốc gia mới đủ điều kiện tham gia hình thức chỉ định thầu. Những gói thầu này có giá trị tối đa 500 triệu đồng, đối với gói thầu vật tư ý tế có giá trị không quá 1 tỷ đồng…

Hình thức mua sắm trực tiếp

Các nhà thầu sẽ được quyền lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp khi đã thắng một trong hai loại đấu thầu: rộng rãi hoặc hạn chế. Đây cũng được coi là một trong những hình thức đấu thầu cạnh tranh, giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian đấu thầu.

Hình thức tham gia cộng đồng

Khi tất cả cộng đồng, dân cư nơi gói thầu thực hiện được tham gia được gọi là hình thức tham gia cộng đồng. Những gói thầu này thường có mục tiêu xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo hoặc vì cộng đồng, xã hội…

Lựa chọn nhà thầu [trường hợp đặc biệt]

Trong những trường hợp đặc biệt, gói thầu có tính đặc thù thì sẽ lựa chọn nhà thầu dựa theo quy định của bộ luật đấu thầu. Hình thức này yêu cầu người phụ trách lên phương án và trình lên thủ tướng để tham khảo ý kiến và xét duyệt lựa chọn nhà thầu phù hợp.

Tại sao phải chứng minh nguồn lực tài chính khi đấu thầu?

Các công ty hoặc doanh nghiệp nếu muốn tham gia đấu thầu thì điều quan trọng bắt buộc phải có chính là chứng minh nguồn lực tài chính. Thủ tục này có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm chứng minh, đảm bảo rằng các nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính về đầy đủ các khía cạnh như nhân sự, máy móc, tiền bạc, kỹ thuật… Đồng thời, các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực để đảm nhận dự án cũng như đúng tiến độ thi công công trình như đã cam kết.

Để chứng minh được nguồn lực tài chính, các công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo tài khoản có hàng chục tỷ tại ngân hàng hoặc có tài sản thế chấp để tiến hành vay nóng, huy động nguồn vốn. 

Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu

Trong quá trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ mời thầu, những tổ chức, công ty tham gia dự thầu phải tuân thủ theo những quy định mà bên mời thầu đưa ra. Những yêu cầu này cần đảm bảo công bằng, công khai và đem lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bên mời thầu cũng không được đưa ra những yêu cầu kìm hãm sự tham gia của các bên dự thầu, đồng thời phải tạo điều kiện công bằng, không ưu ái cho một bộ phận nhà thầu nào đó.

Bên cạnh đó, bên mời thầu không được tự ý chỉnh sửa những quy định mang tính cố định đã đề ra, còn với một số quy định mang tính linh hoạt có thể chỉnh sửa sao cho phù hợp với thực tế. Với những gói thầu có khoảng thời gian thực hiện dưới 12 tháng thì nguồn lực tài chính cần đảm bảo sẽ được tính bằng đơn giá của gói thầu nhân với 30%. Đối với những gói thầu có thời hạn trên 12 tháng, khoảng thời gian kéo dài trên 12 tháng sẽ được xác định bằng giá trị của gói thầu trong thời gian thực tế nhân lên 3 lần.

Trong một vài lĩnh vực hoặc sản phẩm đặc biệt, quá trình thẩm định năng lực của nhà thầu và yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu cũng thay đổi linh hoạt dựa theo nhiều yếu tố. Khi đó, tỷ lệ giá trị công việc sẽ dao động trong khoảng từ 50 – 70% công việc của toàn bộ gói thầu.

Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu cũng như các hình thức đấu thầu phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích với bạn trong quá trình kinh doan và tham dự đấu thầu.

Video liên quan

Chủ Đề