Word 2023 bị lỗi stop working khi go tieng viet năm 2024

Lỗi has stopped working trên máy tính của bạn là lỗi mà khi bạn đang khởi động hay sử dụng một phần mềm hay chương trình nào đó thì bị ngừng. Thường thì bạn sẽ được thông báo với một cửa sổ như thế này:

Nguyên nhân gây ra lỗi has stopped working là gì?

Đối với lỗi has stopped working thì có nhiều nguyên nhân gây ra và cần khắc phục sớm để tránh làm hư hỏng các bộ phần có liên quan. Một số nguyên nhân chính thường gặp ở lỗi này như:

- Bị tấn công bởi virus, malware…

- Lỗi RAM.

- Tình trạng phân mảnh ổ cứng.

- Các phần mềm trên hệ điều hành xảy ra xung đột.

- Lỗi cài đặt card màn hình hoặc driver quá cũ...

Cách sửa lỗi has stopped working trong win 7,8,10

Để khắc phục lỗi has stopped working cho máy tính của mình, các bạn hãy thử thực hiện theo những cách sau:

Chỉnh sửa trong Registry

Với cách sửa này, bạn thực hiện theo 4 bước:

Bước 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập vào lệnh “regedit” => nhấn Enter.

Bước 2: Tại cửa sổ Registry Editor, chọn HKEY_CURRENT_USER => Software => Microsoft => Windows => Windows Error Reporting.

Bước 3: Nháy chọn value DontShowUI => tại phần Value data thực hiện thay giá trị 0 thành giá trị 1 => chọn OK.

Bước 4: Sau khi hoàn thành bạn khởi động lại máy tính và sử dụng bình thường.

Vô hiệu hóa các ứng dụng chạy ngầm

Cách thứ hai để chữa lỗi has stopped working cho máy là vô hiệu hóa những ứng dụng chạy ngầm để tránh xung đột phần mềm, gồm 3 bước:

Bước 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập vào lệnh “msconfig” => nhấn Enter.

Bước 2: Tại cửa sổ System Configuration bạn chuyển sang tab Services => Tích chọn Hide all Microsoft services => tiếp tục chọn Disable all để thực hiện vô hiệu hóa tất cả các Services ngoài MS.

Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng các bạn đã tích vào Hide all Microsoft services trước khi Disable all. Nếu không bạn sẽ không thể vào lại Windows sau khi khởi động lại.

Bước 3: Khởi động lại máy tính để kết thúc công việc.

Chống phân mảnh ổ cứng

Ổ cứng bị phân mảnh là một trong số những nguyên nhân có thể gây ra lỗi has stopped working trên máy của bạn. Bạn có thể sử dụng Disk Defragmenter - một công cụ có sẵn trên Windows để chống phân mảnh ổ cứng.

Bước 1: Vào My Computer => nhấn chuột phải vào khoảng trống bất kỳ trong ổ cứng => chọn Properties.

Bước 2: Chọn Tool => Optimize => chọn phân vùng cần chống phân mảnh

Bước 3: chọn Analyze để kiểm tra xem phân vùng đã bị phân mảnh bao nhiêu % [có thể bỏ qua bước này]. Cuối cùng chọn Optimize để thực hiện chống phân mảnh.

Lưu ý: Ưu tiên thực hiện chống phân mảnh đối với các vùng chứa hệ điều hành Windows, ví dụ như ổ C.

Sử dụng Disk Cleanup kết hợp với Ccleaner

2 cách đơn giản để khởi động Disk Cleanup là:

Cách 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập vào lệnh “cleanmgr” => nhấn Enter.

Cách 2: Nhấn chuột phải chọn phân vùng cần sử dụng công cụ Disk Cleanup => chọn Properties.

Tại cửa sổ mới, chọn Disk Cleanup => chọn tập tin/file cần xóa rồi chọn Clean up system files.

Sử dụng kết hợp với Ccleaner để hoàn thành:

Chạy Cleaner [Run Ccleaner]=> nên để mặc định để chương trình tự động liệt kê các file rác, lịch sử truy cập trình duyệt…

Sau đó, nhấn Chạy Ccleaner [Run Ccleaner] một lần nữa là xong.

Sử dụng phần mềm diệt virus

Để diệt virus, bạn có thể sử dụng một số phần mềm có bản quyền như Kaspersky, Avast, Bitdefender…., đồng thời bảo vệ máy khỏi bị nhiễm virus.

Sử dụng: Quét virus => xóa các file bị nhiễm virus => khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.

Và đó là các nguyên nhân dẫn cũng như cách khắc phục lỗi has stopped working trong windows 7, 8, 10 dễ hiểu và tiện lợi nhất. Hy vọng bạn sẽ khắc phục được vấn đề này.

Hôm nay mình nhận được một email với nội dung là “Tại sao em đã tải và cài đặt Unikey để gõ Tiếng Việt rồi mà không thể gõ được Tiếng Việt? ….”

Vâng ! và để trả lời cho câu hỏi này thì mình đã quyết định viết một bài hướng dẫn cho các bạn, để những bạn khác nếu đang gặp tình trạng này thì có thể biết được nguyên nhân và có thể tự mình khắc phục được dễ dàng.

Cách khắc phục thì cũng rất đơn giản thôi, tuy nhiên đối với những bạn mới sử dụng máy tính chắc chắn là sẽ gặp khó khăn vì mình nhớ là hồi mới bắt đầu sử dụng máy tính cũng vất vả với lỗi này lắm.

Okey, giờ chúng ta sẽ đi vào vấn đề chính ngay nhé….

Mục Lục Nội Dung

1. Sửa lỗi không gõ được Tiếng Việt có dấu bằng Unikey

Đề xuất:

  • Bộ gõ Tiếng Việt trên Win 10 liệu có thay thế được Unikey?
  • [Bình chọn] 10 bộ gõ Tiếng Việt tốt nhất, bạn chọn bộ gõ nào?
  • Sửa lỗi loạn bàn phím Laptop, lỗi gõ chữ ra số, gõ số ra ký tự đặc biệt

+ Bước 1: Bạn hãy chắn chắn là đã kích hoạt chế độ gõ Tiếng Việt. Bạn nên tải phiên bản Unikey mới nhất để khắc phục hầu hết các lỗi cũ tồn đọng ở các phiên bản trước.

Để chuyển nhanh giữa chế độ Tiếng Việt có dấu và không dấu thì bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + ShiftAlt + Z .

+ Bước 2: Nếu đã kích hoạt rồi mà vẫn chưa được thì bạn cần phải xem lại bảng mã và kiểu gõ mà bạn đang sử dụng.

Và thông dụng nhất là chúng ta sẽ sử dụng bảng mã Unicode và kiểu gõ Telex. Nếu như bạn chọn sai thì hãy chọn lại như hình bên dưới nhé.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng bảng mã trên được.

Vì nhiều khi bạn tải được một tài liệu trên mạng về, họ đã sử dụng bảng mã khác nên khi bạn gõ Tiếng Việt có dấu vào các văn bản này thì chắc chắn sẽ gây ra lỗi hoặc là không thể hiển thị Tiếng Việt được.

Để giúp các bạn gõ Tiếng Việt chuẩn nhất thì mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách lựa chọn Bảng mãKiểu gõ chuẩn nhất.

2. Lựa chọn bảng mã và kiểu gõ chuẩn khi gõ Tiếng Việt

Mỗi bảng mã thì chúng ta lại có một kiểu gõ riêng:

Unicode: Đây là bộ mã chuẩn quốc tế và được thiết kế làm bộ mã duy nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên toàn thế giới. TCVN3: Bảng mã theo chuẩn cũ của Việt Nam .
  • VNI Windows: Đây là bảng mã do công ty VNI [Vietnam-International] xây dựng và sở hữu bản quyền.
Để tìm hiểu kỹ hơn thì các bạn có thể xem thêm tại Wikipedia.

\=> Nói chung là bạn chỉ cần nhớ như thế này cho nó dễ:

  1. Bãng mã VNI Windows: Bạn hãy sử dụng cho font chữ có VNI đứng ở đầu [ví dụ như VNI-Times, VNI-Korin, VNI 24 Love…]
  2. Bảng mã TCVN3[ABC]: Bạn hãy sử dụng cho font chữ có dấu chấm và .vn ở đầu tiên [ví dụ như .Vntime, .VntimeH…]
  3. Bảng mã Unicode: Bao gồm các font chữ còn lại, sử dụng được cho rất nhiều font ví dụ như Times New Roman, Arial,….

3. Chọn lại ngôn ngữ đầu vào cho bàn phím

Bạn thử chuyển đổi qua lại ngôn ngữ đầu vào cho bàn phím xem sao nhé. Chuyển đổi qua lại giữa ENG và `Alt + Z`0 xem sao.

Bạn có thể sử dụng tổ hợp phím `Alt + Z`1 để chuyển đổi cho nhanh cũng được.

4. Tắt tính năng kiểm tra chính tả của Unikey

Thông thường lỗi không gõ được Tiếng Việt trên máy tính đa phần là do bạn chọn sai Bảng mã và Kiểu gõ.

Thế nhưng, khi bạn đã thiết lập đúng chuẩn rồi mà vẫn lỗi thì bạn hãy tắt thử tính năng kiểm tra chính tả xem sao. Bạn nhấn vào phần mở rộng và bỏ tích đi như hình bên dưới.

Nếu như bạn đang sử dụng Windows 10 hoặc Windows 11 thì bạn hãy tắt thử tính năng `Alt + Z`2 bằng cách:

Nhấn tổ hợp `Alt + Z`3 hoặc `Alt + Z`4 để mở Windows Search => tìm kiếm với từ khóa `Alt + Z`5 => và mở thiết lập này ra.

Bạn chuyển sang `Alt + Z`6 như hình bên dưới. Thiết lập này sẽ giúp bạn tắt tính năng kiểm tra lỗi chính tả có sẵn trên Windows.

5. Lời kết

Okey ! như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách sửa lỗi không gõ được Tiếng Việt có dấu khi sử dụng bộ gõ Unikey rồi nhé.

Với cách làm này thì mình tin chắc là bạn có thể gõ được Tiếng Việt dễ dàng mà không xảy ra bất cứ một lỗi gì cả.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Bài viết đạt: 3.8/5 sao - [Có 25 lượt đánh giá]

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Chủ Đề