Viết ngắn văn bản bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh Tôi đứng lặng giờ lâu

Hôm nay, Giáo Dục Vozz sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 6:Đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đường đời đầu tiên.

Văn bản bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh tôi đứng lặng giờ lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên hãy đóng vai dế mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn từ 150 đến 200 chữ trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ .

Hy vọng với 3 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm tài liệu để hoàn thiện bài viết của mình.

Đề bài: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn [từ 150 đến 200 chữ], trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.

Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Tôi đã cậy mình có sức khỏe để bắt nạt những người hàng xóm xung quanh. Đầu tiên, tôi quát mắng mấy chị Cào Cào ở ngoài đầu bờ khiến các chị phải núp xuống dưới nhánh cỏ khi tôi đi qua. Rồi thỉnh thoảng, khi ngứa chân, tôi đã đá anh Gọng Vó khi anh từ vừa dưới đầm lên. Tôi đã nghĩ vậy là giỏi lắm. Nhưng đáng trách nhất là việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm. Nhưng rồi tôi còn chẳng đủ dũng khí để đứng ra nhận lỗi lầm của mình. Cuối cùng tôi khiến Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho đến chết. Tôi cảm thấy mình là một kẻ hèn nhát hết sức. Chỉ vì kiêu căng, ngạo mạn mà hại chết người bạn hàng xóm yếu đuối của mình. Tôi cũng không hề dũng cảm. Tôi rất ân hận, nhưng cách duy nhất để chuộc lại lỗi lầm lúc này là cố gắng sống tốt hơn, biết coi trọng và yêu quý những người xung quanh hơn. Bài học đường đời đầu tiên đã phải trả cái giá quá đắt.

Câu mở rộng thành phần:

  • Tôi cũng không hề dũng cảm. [Vị ngữ – bằng cụm động từ]
  • Bài học đường đời đầu tiên đã phải trả cái giá quá đắt. [Chủ ngữ – cụm danh từ, vị ngữ – cụm động từ]

Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Chính tôi đã hại Dế Choắt phải ra đi trong sự đau đớn. Lúc này, tôi đang cảm thấy vô cùng ân hận, đau đớn. Tôi ước rằng mình sẽ đồng ý đào giúp Dế Choắt một cái ngách thông sang nhà khi cậu ta nhờ vả. Hoặc tôi không dại dột mà trêu vào chị Cốc để rồi khiến cho người bạn ốm yếu phải chịu tội thay mình. Tôi nhận ra chính cái tính hung hăng, tự kiêu đã làm hại Dế Choắt. Trước nấm mồ của bạn, tôi nhận ra bài học đáng quý. Tôi cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình. Không chỉ vậy, tôi cũng phải biết suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động. Bài học đường đời đầu tiên thật đáng trân trọng.

Câu mở rộng thành phần:

  • Lúc này, tôi đang cảm thấy vô cùng ân hận, đau đớn. [Vị ngữ – mở rộng bằng cụm động từ]
  • Bài học đường đời đầu tiên thật đáng trân trọng. [Chủ ngữ – mở rộng bằng cụm danh từ]

Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Tôi đã trêu chị Cốc nhưng lại không dám đứng ra nhận lỗi. Để rồi, Dế Choắt – người bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp lại mang vạ vào thân. Cuối cùng, sai lầm của tôi lại trả giá bằng cái chết của Dế Choắt. Sự việc này là một bài học lớn với tôi. Lúc này, tôi cảm thấy mình thật hèn nhát, ngu ngốc. Tôi cảm thấy vô cùng cùng ân hận. Lời nói cuối cùng của Dế Choắt giúp tôi nhận ra bài học thấm thía. Tôi sẽ cố gắng học cách sống chan hòa với mọi người hơn. Đây chính là bài học đường đời đầu tiên quý giá của tôi.

Câu mở rộng thành phần:

  • Cuối cùng, sai lầm của tôi lại trả giá bằng cái chết của Dế Choắt. [Mở rộng chủ ngữ bằng cụm danh từ]
  • Tôi cảm thấy vô cùng cùng ân hận. [Mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ]

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh "Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên". Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn [ từ 150 đến 200 chữ ], trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ. Gạch chân dưới hai cụm từ đó.

Tôi đứng lặng trước nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm. Người bạn hàng xóm ấy đã không còn. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa. Giá như tôi đồng ý cho Dế Choắt đào một cái ngách thông sang nhà tôi, giá như tôi không trêu chọc chị Cốc để người bạn ốm yếu của tôi phải chịu hậu quả đau xót như vậy. Chính tính cách kiêu căng, tự phụ, coi thường và thích trêu chọc người khác của tôi đã làm hại Dế Choắt. Trước nấm mồ của bạn, tôi cũng đã tự hứa sẽ thay đổi cách sống: cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình.  Không những vậy, tôi cần phải suy nghĩ thấu đáo về mọi việc trước khi làm để không gây ra những sự việc đau lòng như vậy.

Các câu mở rộng thành phần chính:     

– Tôi đứng lặng trước nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm.

– Người bạn hàng xóm ấy/ đã không còn

Tôi là Dế Mèn, ngày hôm nay, tôi muốn kể cho mọi người nghe về bài học đường đời đầu tiên của mình. Lúc đó, tôi vốn là một kẻ kiêu căng, tự phụ và thích bày trò trêu chọc kẻ khác mà không nghĩ đến hậu quả. Ngờ đâu, trong một lần tôi bày trò chọc phá chị Cốc, đã làm liên lụy đến Dế Choắt - người bạn tội nghiệp nhỏ bé của mình. Khiến bạn ấy phải nhận lấy cái chết đau đớn và oan ức. Tiếng khóc đau đớn, thảm thiết của Dế Choắt ngày hôm ấy khiến tôi nhớ mãi. Chính vì thế, sự ân hận và day dứt cứ dằn vặt lấy tâm can tôi mỗi ngày, mỗi giờ. Vậy nên, tôi đã đến trước nấm mồ của Dế Choắt và quyết tâm thay đổi bản thân. Từ lúc nhận được bài học ấy, tôi thề rằng sẽ không bao giờ bày trò chọc phá kẻ khác nữa. Đồng thời cũng bỏ hẳn tính kiêu căng, tự phụ của mình. Tiếc rằng, Dế Choắt tội nghiệp lại không thể nhìn thấy tôi thay đổi sau khi nhận được bài học đắt giá ngày hôm ấy.

Câu mở rộng thành phần chính:

Khiến bạn ấy phải nhận lấy cái chết đau đớn và oan ức.Tiếng khóc đau đớn, thảm thiết của Dế Choắt ngày hôm ấy khiến tôi nhớ mãi.

Tiếc rằng, Dế Choắt tội nghiệp lại không thể nhìn thấy tôi thay đổi sau khi nhận được bài học đắt giá ngày hôm ấy.

...Xem thêm

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất [...] Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    [Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang]

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? [0,5 điểm]

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? [1 điểm]

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? [1 điểm]

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? [1,5 điểm]

    II. LÀM VĂN [6 điểm]

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN [4 điểm]

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả [ 0,5 điểm]

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: [1 điểm]

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. [1 điểm]Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. [0,5 điểm]Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. [0,5 điểm]

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. [0,75 điểm]Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. [0,75 điểm]

II. LÀM VĂN [6 điểm]

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. [0,5điểm]
Thân bài: [5 điểm]

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: [0,5điểm]

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Chủ Đề