Vì sao chọn vị trí giao dịch viên

Giao dịch viên ngân hàng là một công việc hấp dẫn khá nhiều bạn trẻ đặc biệt là những người theo học khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng. Cũng vì thế mà tỉ lệ cạnh tranh để có được vị trí này cũng rất cao. Vậy kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng để đảm bảo trúng tuyển là gì?

1. Chuẩn bị về mặt tác phong

Về mặt trang phục: 

Hãy ăn vận lịch sự, nhã nhặn phù hợp với thời tiết. Dưới đây là gợi ý về trang phục “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

  • Nữ: quần âu hoặc chân váy [ngang đầu gối hoặc trên hoặc dưới đầu gối không quá 5 phân] sẫm màu, kèm áo sơ mi màu sắc nhã nhặn, không bắt buộc phải là màu trắng đi cùng giày cao gót khoảng 5-7cm. Các nữ ứng viên có thể đeo trang sức nhưng cũng nên chọn kiểu dáng nhẹ nhàng, tránh trang sức quá nổi bật, cá tính như khuyên tai hoặc vòng to bản
  • Nam: quần âu, áo sơ mi màu sắc trung tính đi kèm giày da tại shop thời trang, tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.

Hãy chuẩn bị kĩ về trang phục trước buổi phỏng vấn

Về tác phong

  • Đến sớm 5-10 phút: Hãy nhớ nguyên tắc đến đúng giờ là đến muộn. Bạn thường không được phỏng vấn ngay khi có mặt nhưng việc đến sớm giúp giảm thiểu các nguy cơ như sự cố trên đường, sự cố trang phục… Bên cạnh đó, một số nhà tuyển dụng khó tính cũng đánh giá sự chu đáo và thái độ cầu thị của ứng viên thông qua việc họ xuất hiện sớm một chút so với thời gian được hẹn phỏng vấn.
  • Cầm túi trên tay: Đây là một điều đơn giản trong tác phong thường bị ứng viên bỏ quên, tránh đeo balo hoặc túi trên vai và khi bước vào phòng phỏng vấn bạn phải loay hoay quay đi quay lại để tháo túi/balo. Thay vào đó, hãy cầm trên tay và đặt nhẹ nhàng vào ghế trước khi ngồi xuống. Điều này sẽ tăng điểm thanh lịch cho ứng viên.
  • Nở nụ cười thân thiện: Một lưu ý không mới nhưng không bao giờ là thừa, việc nở một nụ cười thân thiện với các nhà tuyển dụng trước khi vào phỏng vấn sẽ tạo bầu không khí thoải mái, giảm bớt căng thẳng.

Những lưu ý trên rất dễ thực hiện và là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng rất hữu ích, giúp bạn “ghi điểm” với nhà tuyển dụng từ những điều nhỏ nhất.

Hãy chỉn chu trong tác phong khi đi phỏng vấn

2. Chuẩn bị về kĩ năng

Là một giao dịch viên, hằng ngày bạn cần tiếp xúc với rất nhiều khách hàng, mỗi người một tính nết, phong cách khác nhau, vì thế, có một số kĩ năng mà người ứng tuyển cần chú ý trau dồi để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp qua điện thoại và giao tiếp trực tiếp. Vị trí giao dịch viên yêu cầu khá cao về kỹ năng giao tiếp, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng. Nếu không tự tin, thành thạo thì bạn rất khó thỏa mãn khách hàng và không thể hoàn thành công việc
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Ngồi vào vị trí giao dịch viên giống như ngồi trên “ghế nóng” và rất nhiều vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình làm việc, bạn cần thành thạo kỹ năng giải quyết vấn đề để thực hiện tốt nghiệp vụ
  • Gây dựng hình ảnh chỉn chu, tác phong chuyên nghiệp: Giao dịch viên là bộ mặt của ngân hàng trong mắt khách hàng, họ cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp trong hình ảnh, trang phục, đầu tóc và thực hiện nhanh chóng các nghiệp vụ làm hài lòng khách hàng
Chuẩn bị các kỹ năng liên quan đến vị trị giao dịch viên ngân hàng

Hãy rèn luyện những kỹ năng trên thật thường xuyên không chỉ để giúp bạn thông qua vòng phỏng vấn mà còn là những kỹ năng cần thiết trong công việc của bạn sau này. Khéo léo thể hiện những kỹ năng này trong buổi phỏng vấn là cách trả lời phỏng vấn ngân hàng thông minh, giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác.

3. Chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí giao dịch viên ngân hàng

Rất nhiều người thắc mắc thi giao dịch viên ngân hàng cần ôn những gì. Thực tế, không có bộ câu hỏi nào cố định cho toàn bộ ngành ngân hàng nhưng nhìn chung, khi ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên, bạn sẽ được hỏi những dạng câu hỏi như sau:

a. Nhóm câu hỏi về hiểu biết chung về vị trí tuyển dụng: 

Câu hỏi: Theo bạn, vị trí giao dịch viên sẽ làm những công việc gì?

Trả lời: Về cơ bản bạn cần làm rõ 2 ý:

  •  Giao dịch viên là đại diện của ngân hàng tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khách hàng
  • Công việc cụ thể bao gồm: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hỗ trợ khách hàng, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng tới khách, thực hiện các tác vụ khác khi được yêu cầu.

Câu hỏi: Kĩ năng nào là quan trọng nhất đối với giao dịch viên

Trả lời: Dựa vào hiểu biết của bạn và thế mạnh của bản thân để đưa ra câu trả lời vì không có một đáp án cố định cho câu hỏi này, quan trọng nhất là bạn cần trả lời dứt khoát và lí giải thuyết phục lựa chọn của mình. Bạn có thể tham khảo các kỹ năng đã được nêu trên để trả lời câu hỏi này.

Sẵn sàng cho những câu hỏi “khó nhằn”

Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một số câu hỏi như:

  • Vì sao bạn lựa chọn ngân hàng chúng tôi?
  • Bạn biết gì về ngân hàng chúng tôi?
  • Đối với giao dịch viên thì đức tính nào là cần thiết nhất?

b. Nhóm câu hỏi tình huống thực tế

Đây là những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng rất quan trọng, là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng ứng xử của các ứng viên khi bước vào làm việc thực tế. Để trả lời những câu hỏi, bạn cần vững vàng kiến thức cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp. Bộ câu hỏi tình huống rất đa dạng, phong phú, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi dưới đây:

Câu hỏi: Có một khách hàng quan trọng bất ngờ muốn rút tiền để chuyển sang ngân hàng có lãi suất ưu đãi hơn. Làm thế nào để giữ chân vị khách này?

Trả lời: Em sẽ mời khách vào phòng riêng để tiện trao đổi. Em sẽ phân tích cho khách nhận thấy những khó khăn sẽ gặp phải nếu khách chuyển sang ngân hàng khác. Đó là thủ tục mất thời gian mà khoảng chênh lệch không quá đáng kể, rủi ro khi gửi ở một ngân hàng mới còn non trẻ [trong trường hợp ngân hàng đối thủ có quy mô nhỏ hơn ngân hàng chúng ta]. Khi sang ngân hàng mới, khách có thể sẽ không còn là khách hàng quan trọng, đãi ngộ và chăm sóc sẽ không bằng ngân hàng hiện tại.

Đừng lo lắng trước những câu hỏi tình huống

Câu hỏi: Có một khách hàng cần rút một số tiền lớn nhưng ngân hàng lại không đủ tiền mệnh giá lớn mà chỉ có tiền mệnh giá nhỏ, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo hiểu biết của em, khách hàng muốn giao dịch những khoản lớn thì cần liên hệ trước với bên ngân hàng để có biện pháp chuẩn bị kịp thời. Em sẽ trao đổi với khách, nếu khách đồng ý rút tiền mệnh giá nhỏ thì sẽ chuẩn bị để thực hiện giao dịch cho khách còn nếu khách không đồng ý thì xin lỗi khách, mong khách thông cảm và gợi ý ngày giao dịch gần nhất cho khách đồng thời gợi ý khách hãy báo sớm với ngân hàng khi có ý định rút một khoản tiền lớn để ngân hàng có đủ thời gian chuẩn bị, nâng cao trải nghiệm dịch vụ cho khách.

Những câu trả lời trên đây chỉ mang tính chất gợi ý, gợi mở, phần trả lời phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn, nghiệp vụ của bạn. Vì vậy lời khuyên là ứng viên hãy không ngừng trau dồi, nâng cao nghiệp vụ để xử lý tốt các câu hỏi tình huống.

Bài viết đưa ra một số kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng, tuy nhiên đây không phải mẫu số chung cho tất cả mọi người. Đừng vội lo nếu bạn vẫn còn chênh vênh trên con thuyền sự nghiệp của mình vì list việc làm ngành tài chính ngân hàng được update liên tục tại TopCV sẽ đồng hành cùng bạn . Tham khảo ngay và chọn cho mình một bến đỗ thật phù hợp bạn nhé!

Xem thêm: Các lưu ý “nhỏ nhặt” khi đi phỏng vấn nhưng lại được các nhà tuyển dụng cực kì để ý

Giao dịch viên là một trong những vị trí quan trọng, họ được xem là “bộ mặt” của các ngân hàng. Do đó, ngoài yếu tố ngoại hình, các giao dịch viên sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn khắt khe. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí này, hãy tham khảo ngay bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngay sau đây. Những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này sẽ có thể hữu ích cho bạn.

Câu 1: Bạn hiểu thế nào về vị trí nhân viên giao dịch viên?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp. Nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có thực sự thấu hiểu về công việc, vị trí mà bạn sẽ làm việc hay không. Với câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên, bạn có thể trả lời theo 2 gợi ý chính như sau:

Khái niệm của giao dịch viên

Giao dịch viên – Teller là vị trí làm việc tại ngân hàng, thường sẽ trực tại các quầy giao dịch trong thời gian làm việc. Giao dịch viên sẽ thực hiện hỗ trợ cho khách hàng thực hiện những giao dịch liên quan đến nghiệp vụ, dịch vụ của ngân hàng.

Khái quát công việc của giao dịch viên

  • Thực hiện tiếp đón khách hàng, tìm hiểu về nhu cầu và giúp khách hàng có thể thỏa mãn được nhu cầu đó.
  • Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng thực hiện những thủ tục cần thiết để có thể hoàn thành giao dịch.
  • Giới thiệu cho khách hàng những chương trình ưu đãi, khuyến mãi của ngân hàng.
  • Thực hiện thao tác nghiệp vụ liên quan đến giao dịch như gửi tiền, chuyển tiền, rút tiền cho khách hàng,…
  • Chăm sóc khách hàng để giúp xây dựng được hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng.
Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên thường gặp

Câu 2: Hãy nêu một số nghiệp vụ của giao dịch viên mà bạn biết?

Nghiệp vụ giao dịch viên là một trong những yếu tố quan trọng ở vị trí này. Do đó, câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này sẽ được đưa ra để nhà tuyển dụng xác định xem bạn có khả năng đáp ứng, hoàn thành công việc hàng ngày hay không. Với câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này, bạn có thể trả lời theo gợi ý như sau:

  • Thực hiện hạch toán những nghiệp vụ liên quan đến kế toán, thanh toán, kho quỹ, tiền tệ,… một cách đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp.
  • Thực hiện mở tài khoản ngân hàng và quản lý tài khoản đó cho khách hàng theo đúng quy định.
  • Thực hiện những giao dịch liên quan đến thu – chi tiền mặt giữa khách hàng với thủ quỹ.
  • Thực hiện đối chiếu số liệu của sao kê và cân đối tài khoản của từng mảng nghiệp vụ riêng.
  • Kiểm tra các loại hồ sơ liên quan đến hạch toán, chứng từ của thu – chi nội bộ.
  • Kiểm tra sự đúng đắn, chính xác của những số liệu hạch toán.
  • Thực hiện theo dõi, đôn đốc những bộ phận liên quan nhanh chóng xử lý những khoản liên quan đến phải trả, phải thu, các loại tài sản trung gian khác.
  • Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến phòng – chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.
  • Thực hiện những nghiệp vụ liên quan đến bảo mật thông tin, quyền sử dụng, mật khẩu, các chương trình được phân quyền truy cập.
  • Thực hiện quản lý tài sản, tiền mặt, ấn chỉ đã được bàn giao.
  • Lập các báo cáo liên quan đến giao dịch ngân hàng theo yêu cầu.

>>> Tham khảo: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng phổ biến hiện nay

Câu 3: Theo bạn, giao dịch viên có vai trò quan trọng như thế nào với ngân hàng?

Hiểu rõ được vai trò của vị trí mà bạn sẽ làm việc sẽ giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành tốt công việc được giao. Do đó, câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định ứng viên có đang hiểu rõ vai trò của mình hay không.

Để có thể dễ dàng vượt qua câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này, đầu tiên, bạn cần khẳng định rằng, giao dịch viên chính là “bộ mặt” của ngân hàng. Khách hàng sẽ đánh giá dịch vụ, chất lượng của ngân hàng thông qua quá trình trải nghiệm với giao dịch viên. Do đó, họ sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh vai trò chính ở trên, bạn cũng có thể nêu thêm một số vai trò khác sau đây để trả lời cho câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này. Bao gồm như sau:

  • Thực hiện cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng.
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kế toán, hạch toán, thanh toán, cân đối tài khoản.
  • Thực hiện nghiên cứu, đề xuất những nghiệp vụ, ý tưởng mới để giúp công việc được hiệu quả hơn.
  • Vai trò liên quan đến tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
Giao dịch viên được xem là “bộ mặt” của ngân hàng

Câu 4: Khi có khách hàng không hài lòng khi thực hiện giao dịch, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Đối với một giao dịch viên, khả năng xử lý tình huống là điều rất quan trọng. Đặc biệt là trong những tình huống khách hàng không cảm thấy hài lòng với quá trình thực hiện giao dịch.

Đây chính là lý do mà nhà tuyển dụng sẽ sử dụng rất nhiều câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên liên quan đến xử lý tình huống. Đây sẽ là một câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên xác định khả năng xử lý tình huống điển hình mà bạn có thể gặp.

Để có thể vượt qua được câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này, bạn có thể tham khảo một số cách để xử lý tình huống như sau:

  • Thực hiện xin lỗi, trấn an khách hàng ngay lập tức.
  • Khéo léo đưa ra sự ủng hộ, thấu hiểu với khách hàng về sự không hài lòng của họ.
  • Hỏi han khách hàng nhẹ nhàng về nguyên nhân vì sao họ cảm thấy không hài lòng với quá trình trải nghiệm giao dịch tại ngân hàng.
  • Nếu là lỗi xuất phát từ phía ngân hàng, hãy xin lỗi khách hàng một cách chân thành, cam kết sẽ không để khách hàng gặp lại tình huống đấy ở những lần giao dịch tiếp theo.
  • Trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của giao dịch viên, bạn sẽ cần liên hệ với người quản lý hoặc người có thẩm quyền để giảm bớt sự khó chịu của khách hàng.
  • Lưu ý, không nên thể hiện thái độ khó chịu, cáu kỉnh, có những hành động to tiếng khi đang giải quyết sự không hài lòng của khách hàng.

Câu 5: Bạn đã từng có kinh nghiệm xử lý số tiền lớn khi giao dịch chưa?

Việc phải xử lý những khoản tiền lớn trong khi làm giao dịch viên là điều không thể tránh khỏi. Do đó, khi nhà tuyển dụng dùng câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên liên quan đến vấn đề này, có nghĩa họ đang muốn kiểm tra về phản ứng, kinh nghiệm của bạn.

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này, đầu tiên bạn cần nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng rằng, việc giao dịch số tiền lớn sẽ dễ tạo ra áp lực. Vì vậy, nếu trong trường hợp bạn là người thực hiện các giao dịch lớn đó, bạn sẽ áp dụng những nguyên tắc làm việc riêng. Những nguyên tắc này sẽ tránh được sai sót khi thực hiện giao dịch.

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng vượt qua câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này. Ví dụ như:

  • Thực hiện xác nhận lại số tiền giao dịch tối thiểu ba lần bằng máy đếm tiền tại ngân hàng.
  • Trước khi ấn lệnh giao dịch, cần thực hiện kiểm tra lại những thông tin trên phần mềm giao dịch. Bạn có thể trả lời thêm, để chắc chắn hơn bạn sẽ nhờ thêm 1 – 2 đồng nghiệp khác kiểm tra lại thông tin giao dịch.
  • Sau khi thực hiện giao dịch, tôi sẽ đề nghị khách hàng kiểm tra lại thông tin ngay sau đó để chắc chắn quá trình giao dịch chuẩn xác.
  • Cuối ca của mỗi ngày, tôi sẽ kiểm tra lại kỹ lưỡng, kiểm đếm các giao dịch, bao gồm giao dịch với số tiền lớn ở trên trước khi kết ca bàn giao.
Giao dịch lớn khi làm giao dịch viên tại ngân hàng là điều khó tránh khỏi

Câu 6: Từ quan điểm cá nhân, bạn nhận thấy giao dịch viên cần có kỹ năng gì?

Để trở thành giao dịch viên, bạn sẽ cần phải có những kỹ năng nhất định. Với câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này, nhà tuyển dụng muốn xác định xem bạn có tìm hiểu và muốn đạt được hiệu quả hơn trong công việc hay không. Bên cạnh đó, câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này cũng sẽ giúp nhà tuyển dụng phần nào xác định được bạn đang có những kỹ năng này.

Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, hãy tham khảo một số nhóm kỹ năng sau đây. Những nhóm kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể vượt qua câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này dễ dàng hơn. Bao gồm:

  • Nhóm kỹ năng cơ bản: Làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tốt, kỹ năng thiết lập được mối quan hệ với khách hàng bền vững, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng đặt câu hỏi, xử lý tình huống,…
  • Phẩm chất cần có: Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc, thích ứng nhanh với công việc văn phòng, hòa nhã, thích giao tiếp, có khả năng tiếng Anh tốt là lợi thế, thành thạo tin học văn phòng,…
  • Kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có: Kiến thức liên quan đến tài chính, ngân hàng, nghiệp vụ kế toán, kho quỹ. Những kiến thức chung về thị trường, khách hàng, ngân hàng cạnh tranh. Kiến thức liên quan đến các sản phẩm của ngân hàng.

>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Tổng hợp thông tin về các vị trí nhân viên ngân hàng bạn cần biết

Câu 7: Theo bạn, những áp lực mà giao dịch viên sẽ phải đối mặt là gì?

Ngân hàng là một trong những ngành phải đối mặt thường xuyên với các áp lực liên quan đến công việc. Những áp lực này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, trong đó có vị trí giao dịch viên. Vì vậy, câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này sẽ được sử dụng để xác định xem ứng viên có đang hiểu đúng về vị trí giao dịch viên hay không.

Bạn cũng có thể tham khảo một số áp lực mà bất kỳ vị trí nào trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có giao dịch viên sẽ gặp phải như sau:

  • Áp lực về thời gian làm việc.
  • Áp lực về yêu cầu luôn cần sự chính xác, tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng công việc hàng ngày.
  • Áp lực liên quan đến doanh số mà họ cần đạt được.
  • Áp lực liên quan đến trách nhiệm với công việc hàng ngày.

Trên đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên mà bạn có thể gặp. Hy vọng với những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên này, bạn sẽ có thể chuẩn bị tốt hơn và thành công khi ứng tuyển vào vị trí giao dịch viên. Đừng quên chuẩn bị trang phục chỉnh tề, lịch sự để giúp buổi phỏng vấn thành công hơn nhé.

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Video liên quan

Chủ Đề