Vì sao chơi thể thao nhịp tim lại chậm

Tập thể dục ở người rối loạn nhịp tim là cần thiết nhưng nếu thấy có các triệu chứng như đánh trống ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi, da đỏ ửng hay xanh xao, cảm giác nóng trong cơ thể, mất ý thức, chóng mặt, đau ngực, khó thở khi tập thể dục thì bạn nên dừng ngay để nhịp tim ổn định trở lại. Điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo cách tập luyện của bạn là chưa đúng, hoặc bệnh đang ở giai đoạn cấp tính, tập luyện lúc này chỉ khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nguy hiểm hơn.

Tuy nhiên, về lâu dài không có nghĩa là bạn ngưng tập thể dục vĩnh viễn. Bởi lẽ việc luyện tập thường xuyên, ở mức độ phù hợp mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị rối loạn nhịp tim.

Người rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục không? Câu trả lời là “không” nếu thấy khó thở, đánh trống ngực...

Lợi ích của việc tập thể dục với người rối loạn nhịp tim

Căn bệnh rối loạn nhịp tim làm tim đập không đều, khả năng bơm máu của tim cũng giảm đi. Trong khi đó, hoạt động thể chất vừa phải giúp tăng cường máu đến tim và các cơ quan, cơ thể nhận được nhiều oxy và chất dinh dưỡng, có nghĩa là quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, trai tim khi đó cũng không phải làm việc “vất vả”. Thậm chí, một số dạng rối loạn nhịp tim còn có thể cải thiện rất nhiều nhờ tập thể thao [ví dụ như rối loạn thần kinh tim].

Nghiên cứu cho thấy, người hay tập đều đặn thường xuyên nguy cơ tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim thấp hơn hẳn so với những người không tập. Ngoài ra, tập luyện cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như cao huyết áp hay tiểu đường…

Trên lý thuyết là như vậy, nhưng thực tế, việc bắt đầu luyện tập như thế nào, tập ra sao, bao nhiêu tiếng/ngày, tập môn nào là hiệu quả nhất sẽ rất khác nhau ở mỗi người. Do đó, mỗi lần đi khám bệnh, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng cần biết những lưu ý luyện tập an toàn dưới đây để hạn chế rủi ro.

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho người bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

Nguyên tắc người rối loạn nhịp tim phải biết khi tập thể dục

Để đảm bảo an toàn và biết chắc chắn bạn đang tập với cường độ phù hợp, bạn cần:

  • Bắt đầu tập luyện với cường độ thấp: Nếu trước kia bạn chưa từng tập thì chỉ nên bắt đầu tập trong 5-10 phút đi bộ, sau đó tăng dần thời gian tập và cường độ mỗi ngày. Nếu có triệu chứng đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực, có nghĩa là bạn  nên giảm cường độ.
  • Theo dõi nhịp tim khi tập bằng đồng hồ thông minh, ứng dụng đo nhịp tim trên điện thoại di động...: Nhịp tim tối đa được cho phép trong khi tập bằng 220 trừ số tuổi của bạn. Ví dụ bạn 40 tuổi thì nhịp tim tối đa khi tập là 180 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt qua ngưỡng này, có nghĩa là cường độ bài tập quá nặng, khi đó bạn nên giảm tốc độ bài tập. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn nên chuyển sang các bài tập nhẹ nhàng hơn hoặc đi khám lại vì có thể diễn tiến của bệnh đang nặng lên.
  • Duy trì uống thuốc đều đặn và đúng giờ: để tránh những cơn nhịp nhanh đột ngột xuất hiện khi tập.
  • Tập thường xuyên và điều độ: tập luyện như vậy sẽ hiệu quả hơn là bạn tập quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn. Trước khi bắt đầu, bạn nên sắp xếp lịch tập cố định vào khoảng thời gian trong ngày và duy trì tối thiểu 3 buổi/tuần, mỗi buổi 30-60 phút.
  • Tự theo dõi sức khỏe: Bạn là người hiểu sức khỏe của mình nhất, do đó, trong quá trình luyện tập, hãy để ý thêm về các triệu chứng khác của cơ thể. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tạm ngưng việc luyện tập và hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Người bị rối loạn nhịp xoang vẫn có thể tập thể dục bình thường nhưng các dạng rối loạn nhịp nguy hiểm như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất cần phải theo dõi cẩn thận, chỉ nên bắt đầu bằng bài tập hít sâu thở chậm, đi bộ rồi mới cân nhắc tăng cường đồ tập lên, không tên tập gym hay bài tập quá nặng.

Chú ý tập “điều độ, thường xuyên” và “theo dõi nhịp tim” trong khi tập

Môn thể thao phù hợp với người rối loạn nhịp tim

Với mỗi bệnh rối loạn nhịp tim khác nhau [chẳng hạn như rung nhĩ, rung thất, nhịp xoang nhanh, rối loạn thần kinh tim] sẽ có nhiều lựa chọn về các bài tập và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên chọn các bài tập vừa phải, tăng cường sử dụng nhiều nhóm cơ và hạn chế các động tác mang vác quá nặng. Một số bài tập bạn có thể tham khảo như bơi lội, cầu lông, quần vợt, thể dục dụng cụ, tập dưỡng sinh, tập thái cực quyền… Với người thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress nên tập thêm các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, hoặc hít sâu thở chậm. Còn nếu bạn không thích tập luyện theo nhóm thì đạp xe, đi bộ là bộ môn phù hợp.

Một số bộ môn người rối loạn nhịp tim nên tập luyện

Gia đình cần theo dõi sát sao nếu có trẻ nhỏ bị rối loạn nhịp

Người lớn sẽ hiểu rõ bản thân mình, hiểu đâu là giới hạn khi tập luyện nhưng trẻ em bị rối loạn nhịp tim thì không như vậy. Cơ thể trẻ nhạy cảm và khả năng tập luyện cũng kém hơn. Cùng 1 bài tập đó, ngày hôm qua đứa trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng ngày hôm nay tập lại khiến rối loạn nhịp nặng hơn. Vì thế mà cha mẹ cần giám sát, theo dõi sát sao bé trong khi tập để tránh những biến cố xảy ra nhé!

Ngoài những thông tin về việc luyện tập thể thao kể trên, chúng tôi cũng muốn bạn hiểu rằng, tập luyện chỉ là một trong rất nhiều cách để giúp ổn định nhịp tim. Chẳng hạn như việc dùng thuốc định kỳ, đúng chỉ định, tái khám sức khỏe thường xuyên, kiểm soát chế độ ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, để hạn chế bệnh tiến triển nặng dần, giúp cải thiện triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp, sử dụng thêm những thảo dược thiên nhiên cũng nhận được đánh giá cao của các chuyên gia tim mạch. Nổi bật trong số đó có Khổ sâm - thảo dược quý có khả năng ổn nhịp tim, làm giảm bớt triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực.

Qua bài viết này hy vọng bạn đã tự trả lời được câu hỏi “rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục không” và biết cách tập luyện phù hợp nhất để vừa kiểm soát tốt nhịp tim, vừa nâng cao sức khỏe trái tim.

Nhịp tim là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng mà tất cả chúng ta cần quan tâm. Khi vận động thể chất, nhịp tim của chúng ta sẽ nhanh hơn mức bình thường. Xác định nhịp tim khi tập luyện, vận động cũng giúp đánh giá một phần sức khỏe tim mạch của bạn. Do đó, nhiều người thắc mắc tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn và nên tập như thế nào để tăng cường sức khỏe tim mạch.

1. Khi tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn?

1.1. Nhịp tim khi tập thể dục phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Ở người trưởng thành, tim sẽ đập từ 60 đến 100 nhịp/ phút. Khi chúng ta chạy bộ nhịp tim sẽ nhanh hơn do sự lưu thông máu đến các cơ bắp tăng mạnh để đảm bảo cơ thể nhận được đủ oxy và lượng dưỡng chất cần thiết.

Ở người trưởng thành, tim sẽ đập từ 60 đến 100 nhịp/ phút

Tuy nhiên sự gia tăng nhịp tim ở mỗi người lại khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể là:

- Tuổi tác.

- Nhiệt độ và độ ẩm.

- Sự căng thẳng hay thoải mái của người tập.

- Mức độ tập luyện:

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nhịp tim khi thể dục chẳng hạn như thuốc điều trị các bệnh lý tuyến giáp, nhưng cũng có những loại thuốc lại làm tim đập chậm lại khi vận động.

1.2. Khi bạn tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn?

Đối với những vận động viên điền kinh trong độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi, nhịp tim trung bình của họ khi chạy là ở mức 100 – 160 bpm. Tuy nhiên rất khó để trả lời rằng đây đã phải là nhịp tim lý tưởng khi chạy bộ hay chưa. Nguyên nhân vì mức tính nhịp tim lý tưởng, an toàn khi tập luyện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan.

Nên theo dõi nhịp tim khi tập luyện

Theo các chuyên gia, tập thể dục là một thói quen rất tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu chúng ta tập đúng cách. Ngược lại, nếu tập sai cách sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn, khi mới bắt đầu tập bạn đã tập với cường độ quá nặng, tập quá lâu có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe tim mạch. Nên tập ở mức vừa phải để sức khỏe tim mạch được cải thiện dần. Các nhà khoa học Mỹ cho rằng chỉ nên thập ở mức 50 đến 85% so với nhịp tim tối đa.

Có một công thức giúp bạn xác định nhịp tim an toàn khi tập thể dục là lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn. Chẳng hạn, bạn 30 tuổi thì nhịp tim tối đa khi bạn chạy sẽ là 220-30= 190bpm.

Việc xác định nhịp tim tối đa trong quá trình tập luyện là rất quan trọng. Đó là một mốc để chúng ta có thể dựa vào đó để điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp so với sức khỏe. Qua đó, bạn sẽ đạt được hiệu quả cao nhất sau quá trình tập luyện.

Vậy cụ thể khi bạn tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn?

- Đối với những người ở độ tuổi 20 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 100 đến 170 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 30 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 95 đến 162 bpm

- Đối với những người ở độ tuổi 35 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 93-157 bpm

- Đối với những người ở độ tuổi 40 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 90 đến 153 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 45 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 88 đến 149 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 50 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 85 đến 145 bpm.

- Đối với những người ở độ tuổi 60 tuổi: Nhịp tim tối đa trong khi tập thể dục là 80 đến 136 bpm.

Trên đây chỉ là những con số tham khảo. Tùy vào sức khỏe hiện tại mà nhịp tim của bạn cũng có thể thay đổi đôi chút. Tuy nhiên, nếu nhịp tim của bạn quá nhanh khi tập luyện thì nên đi khám để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị.

2. Tim đập quá nhanh khi chạy bộ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nếu để tim đập nhanh khi chạy bộ trong suốt một thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải một số bệnh tim mạch mạn tính trong tương lai. Một số vấn đề về tim mạch có thể xảy ra nếu nhịp tim quá nhanh khi tập luyện như: đau ngực, rối loạn nhịp tim, khó thở,… Do vậy, bạn cần quan tâm và điều chỉnh nhịp tim tối đa khi chạy về mức phù hợp.

Nên lựa chọn bài tập phù hợp với sức của mình

Trong khi tập luyện, nếu xuất hiện một số biểu hiện như đầu lâng lâng, hoa mắt chóng mặt, hơi thở ngắt quãng kèm theo buồn nôn thì bạn nên ngừng tập. Khi tập thể dục, đặc biệt là khi chạy bộ, bạn nên sử dụng máy đo nhịp tim để có thể theo dõi chính xác nhịp tim của mình, từ đó tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Nếu tim đập quá nhanh khi tập thể dục, bạn nên đi khám sớm

  • Phương pháp giúp bạn giảm nhịp tim khi chạy bộ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất:

+ Nếu bạn không phải là người thường xuyên tập thể dục, mới bắt đầu kế hoạch tập thể dục, hãy vận động ở mức vừa phải, sau đó tăng dần cường độ tập luyện. Tránh bắt đầu với những bài tập cường độ mạnh.

+ Nên tập thể dục sau ăn ít nhất 1,5 tiếng.

+ Dành thời gian 5 phút để khởi động kéo căng cơ và đợi thêm 5 phút để cơ thể của bạn có thể hạ nhiệt sau vận động.

+ Nên tập luyện với mức độ ổn định nghĩa là bạn có thể nói chuyện mà vẫn duy trì tốc độ tập.

Với những thông tin trên, bạn đã có thể trả lời câu hỏi tập thể dục nhịp tim bao nhiêu là an toàn và biết cách vận động hợp lý, phù hợp với sức khỏe để đạt được lợi ích tốt nhất. Lưu ý không nên tập quá sức để hạn chế xảy ra những rủi ro không đáng có. Nếu bạn cần được giải đáp thêm về các vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề