Sme Banking là gì

Nội dung nổi bật

- Tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME] được đánh giá là rất tiềm năng cả trong nước lẫn thế giới

- Các ngân hàng chắc chắn sẽ cạnh tranh mạnh mẽ ở phân khúc này. Các khó khăn cũng xuất hiện đòi hỏi ngân hàng phải có chiến lược

- ABBank có tham vọng nâng thị phần cho vay SME lên 60% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng này.

Sáng ngày 20/3/2015, Ngân hàng TMCP An Bình [ABBank] và Tổ chức Tài chính Quốc tế [IFC] đã ký kết hợp đồng tư vấn và khởi động dự án “Nâng cao năng lực cạnh tranh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ [SME]”.

Nhiều cơ hội

Chia sẻ bên lề buổi lễ ký kết, ông Neil Ramsden - Chuyên gia cao cấp SME Banking toàn cầu của IFC, Chuyên gia trưởng của Dự án hợp tác về SME Banking với ABBank cho biết, IFC nhìn nhận lạc quan về phân khúc khách hàng SME ở Việt Nam. Theo IFC, hiện nay nước ta có khoảng 700 nghìn doanh nghiệp SME được đăng ký chính thức, chưa kể các doanh nghiệp chưa được đăng ký và các doanh nghiệp phát triển từ hộ gia đình đi lên, vì thế quy mô của phân khúc này rất lớn và đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các ngân hàng.

Còn đại diện của ABBank - bà Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó Tổng giám đốc cũng cho rằng SME là các doanh nghiệp quy mô khá nhỏ, chỉ có nhu cầu vay một vài tỷ, tuy nhiên tổng số lượng các DN này lại lớn, chiếm 95 – 97% doanh nghiệp trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, các ngân hàng trên thế giới đều rất tham vọng và chú trọng đến mảng này.

Ở Việt Nam, phân khúc SME chưa được khai thác đầy đủ do chúng ta chưa đưa ra chiến lược và ưu tiên phát triển đầy đủ. Nhận thức rõ vấn đề này nên ABBank đã đặt mục tiêu nâng mạnh thị phần cho vay doanh nghiệp SME trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp của ngân hàng này lên tới 60% [từ mức hơn 40% hiện tại] và việc áp dụng dự án cho vay với doanh nghiệp SME như đang hợp tác với IFC sẽ triển khai rộng khắp các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng.

Chia sẻ thêm về dự án lần này, bà Mai cho biết đây là một dự án quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ của ABBank trong việc phục vụ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, từng bước khẳng định vị thế của nhà băng trên thị trường bán lẻ.

Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai trong vòng 18 tháng và tập trung vào một số nội dung chính như: xây dựng phân khúc SME chuẩn tại ABBank, ban hành các chính sách, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ tín dụng, hạn chế rủi ro dành cho khách hàng SME; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phát triển các công cụ, chính sách phục vụ cho công tác tiếp cận khách hàng của nhân viên ngân hàng.

“Chúng tôi sẽ tập trung phát triển chất lượng dịch vụ và năng lực đội ngũ bán hàng, cung cấp các gói giải pháp tài chính trọn gói được thiết kế riêng theo đặc trưng của từng phân khúc, từng ngành nghề, tính riêng biệt về quản trị điều hành của ngân hàng”, bà Mai nói.

Nhưng không ít khó khăn

Thừa nhận SME là mảng tiềm năng nhưng cả đại diện của ABBank và IFC cũng chung nhận định rằng sự chú trọng của các ngân hàng, các tổ chức tài chính sẽ làm cho thị trường chứng kiến sự cạnh tranh rất mạnh mẽ và cũng có nhiều khó khăn. Những khó khăn chung có thể kể đến như nguồn vốn để cho vay, tài sản đảm bảo, doanh nghiệp phá sản hàng loạt và cạnh tranh về lãi suất, dịch vụ...

Giải đáp những vướng mắc này, theo phó tổng giám đốc ABBank, lãi suất đúng là nhân tố quan trọng với các doanh nghiệp, nhưng không chỉ có lãi suất quyết định tất cả mà bên cạnh đó còn có các giải pháp về tài chính, các dịch vụ đi kèm.

Theo bà Ngọc Mai, người gửi tiền thì luôn muốn lãi suất gửi cao còn người vay muốn lãi suất thấp và đây là bài toán được đưa ra không chỉ ở ABBank mà còn cả trong hệ thống. “Hàng năm chúng tôi đều đặt ra mức lãi suất thấp hơn kỳ vọng của khách hàng. Để cân bằng hơn, chúng tôi cũng đã liên tục có các gói giải pháp, chương trình dành riêng cho khách hàng đặc biệt là nhóm SME có thể nhận được nhiều ưu đãi và khuyến khích khách hàng tham gia”.

Về nguồn vốn, thông thường các khách hàng muốn vay trong trung hoặc dài hạn, nhưng ngân hàng lại có cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu. Nói về khó khăn này, theo đại diện ABBank, ngân hàng cũng tìm kiếm nguồn vốn với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới thông qua Ngân hàng Nhà nước trong chương trình SMEFP III [chương trình cho vay được các ngân hàng phối hợp với Ban Quản lý các Dự án tín dụng quốc tế – NHNN và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản [JICA]].

Về nút thắt tài sản đảm bảo, theo lãnh đạo ABBank, khi cho vay khách hàng, bản thân ngân hàng luôn nhắm đến đầu tiên là tài sản đảm bảo và khách hàng có nhu cầu thực sự hay không, có được sử dụng hiệu quả hay không, có đem lại dòng tiền mong muốn cho khách hàng và nền kinh tế hay không để tiến hành thẩm định các khoản vay.

Với vấn đề kinh tế khó khăn và doanh nghiệp phá sản thì lãnh đạo ngân hàng cho rằng hiện nay doanh nghiệp phá sản vẫn song song với doanh nghiệp lập mớivà xét chung là tổng doanh nghiệp vẫn tăng. Với đà phục hồi kinh tế trong 2 năm tới mà các chuyên gia dự báo, ngân hàng tin tưởng hoạt động của mảng này sẽ có những kỳ vọng tăng trưởng tốt trong những năm tới đây.

Tựu chung lại, mảng SME giàu tiềm năng, có khó khăn nhưng ngân hàng cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án chiến lược cụ thể để tự tin với mục tiêu đã đặt ra là cho vay ngày càng nhiều các doanh nghiệp SME.

Tùng Lâm

Chúng tôi nhận thấy Quý khách có thể đang không sử dụng trình duyệt web mới nhất. Nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng cường bảo mật trực tuyến, xin Quý khách vui lòng cập nhật trình duyệt web, hoặc truy cập thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng.

Quay lại Trang chủ

Ngành ngân hàng nỗ lực "bắt tay" với SMEs

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa [SME] hiện chiếm trên 90% số doanh nghiệp [DN] hiện có và đóng góp gần 40% vào GDP cả nước, thu hút gần 80% lực lượng lao động, khiến khối doanh nghiệp này đang dần trở thành đối tượng trung tâm của các chính sách kinh tế.

Sau nhiều năm bị các tổ chức tín dụng "bỏ lơ”, liệu các chuyển động của hệ thống ngân hàng [NH] gần đây có tạo ra "làn gió mới"?

Làn gió mới?

SME là khu vực đầu tư hấp dẫn khi khối DN này đã và đang nhận được sự quan tâm và đồng hành rất lớn của Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 và các chính sách hỗ trợ tín dụng.

Gần đây, sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay tín chấp đối với DN, nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi và nới lỏng các điều kiện vay vốn. Hiện một số NH như BIDV, Viettinbank, Maritime Bank, VPBank, ABBank, ACB đã có những hạng mục vốn cho các SME vay tín chấp.

Đầu tiên có thể nhắc đến gói tín dụng Đồng hành cùng doanh nghiệp siêu nhỏ của BIDV với ưu đãi lãi suất từ 6,8%/năm áp dụng cho các khoản vay dưới 12 tháng.

ABBank ra mắt dịch vụ tài chính tín dụng chuyên biệt cho SME [SME Banking] với 7 sản phẩm. Dịch vụ này hướng đến đối tượng vay tín chấp [SME Easy, SME Easy Plus, SME Easy Auto và SME Top Up] và có tài sản đảm bảo [SME Biz Loan, SME Fast loan, SME Flex]. Mỗi sản phẩm được thiết kế tùy vào đặc thù của từng DN, như DN siêu nhỏ, DN mới khởi nghiệp hoặc DN tiền thân là hộ kinh doanh.

VietinBank cũng đã xây dựng chính sách với ba hình thức cấp tín dụng cho khách hàng SME bao gồm cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm [TSBĐ], cấp tín dụng có một phần TSBĐ, cấp tín dụng có TSBĐ. NH này cũng đưa hệ thống phê duyệt tập trung vào việc cho vay.

Bắt đầu triển khai từ đầu năm 2017, PVcomBank tung gói ưu đãi vay Linh hoạt cấp vốn - Đột phá tăng trưởng với hạn mức 1.500 tỷ đồng nên các DN siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh với lãi suất từ 7,5%/năm. PVcomBank còn cho DN thế chấp tài sản từ người thân như bất động sản, sổ tiết kiệm, ô tô.

Với tiêu chí "bật tung rào cản về vốn cho SME", VPBank là NH đầu tiên giảm lãi suất sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách giảm lãi suất. Từ ngày 10/7/2017, lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các DNVVN đã được VPBank điều chỉnh giảm từ 0,5% đến 1%, tùy lĩnh vực ngành nghề của DN, thời gian quan hệ tín dụng với VPBank, mức độ đa dạng các sản phẩm NH mà DN sử dụng cũng như chất lượng thanh toán nợ.

Tuy nhiên, kết quả của các chương trình mới này thế nào, SME có dễ tiếp cận vốn hơn trước kia không, vẫn phải chờ thời gian trả lời.

Cần có bảo lãnh của Chính phủ

Ông Huỳnh Bửu Quang - Tổng giám đốc Maritime Bank dẫn nghiên cứu của Maritime Bank, cho biết, nhiều chủ DN có ba nỗi lo lớn là làm gì để có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh ổn định, làm sao quản trị DN hiệu quả và làm sao để tồn tại và phát triển, tức là làm sao để phát triển khách hàng, doanh thu.

NH vận hành dựa trên tiền của người dân gửi vào. Chính vì vậy, việc quản trị rủi ro, việc cho vay, thu hồi vốn là yêu cầu trọng yếu nhất của mỗi NH. Trong Thông tư 39, Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về cho vay, tạo những cơ chế mới thích hợp hơn, thông thoáng hơn để các NH chủ động xem xét nhu cầu về vốn của DN. Ngân hàng Nhà nước cũng có các quy định yêu cầu thực hiện theo chủ trương, chính sách của Chính phủ để hỗ trợ DN. Về góc độ quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các NH phải quản lý rủi ro tốt hơn, phải giảm nợ xấu và có đủ vốn cho DN vay.

Thế nhưng, vốn cho SME sẽ mãi là vấn đề, ông Quang nhận định. Bên có nhu cầu về vốn thì rất nhiều, nhưng bên có vốn để cung cấp lại hữu hạn. Rồi NH cho vay phải đánh giá xem năng lực của người đi vay. Điều này khiến luôn có khoảng cách giữa một bên là người đi vay muốn vay bất kể điều kiện gì để có vốn sản xuất, kinh doanh, nhưng bên cho vay lại luôn đề phòng rủi ro.

Với quy mô nhỏ, nguồn vốn hạn chế, việc tiếp cận khách hàng và quảng bá thương hiệu rộng rãi là một trở ngại đối với SME. Do đó, ngoài những hỗ trợ ban đầu về vốn, quy trình hay sản phẩm, các NH cần những giải pháp hữu ích để giúp họ mở rộng khách hàng, phát triển kinh doanh. Mỗi NH có giải pháp khác nhau để giải quyết. Maritime Bank mới đây đã có những gói giải pháp cụ thể, phù hợp với nhu cầu, giai đoạn phát triển, cách thức vận hành của SME.

Maritime Bank đã dành gói tài trợ 6 tỷ đồng cho DN nhỏ với tỷ lệ tài trợ dựa trên tài sản đảm bảo rất cao, cũng như thời gian rất ngắn để DN được quyết định là có hạn mức tín dụng. Theo đánh giá của ông Quang, đây hiện là giải pháp tốt nhất trên thị trường, chỉ trong ba ngày là NH trả lời DN có được vay hay không và nếu được vay thì thủ tục giải ngân hoàn tất sau một ngày.

Đối với DN vừa đã phát triển nhưng tài sản đảm bảo không theo kịp nhu cầu vốn. Vì vậy, Maritime Bank có gói sản phẩm tín dụng với tỷ lệ tín chấp so với giá trị tài sản đảm bảo rất cao cũng như thời hạn quyết định tín dụng cho DN chỉ tối đa 5 ngày làm việc kể từ khi có đầy đủ thông tin của DN. Cạnh đó, Maritime Bank cũng cho vay tín chấp hoàn toàn với số tiền lên tới 4 tỷ đồng với lãi suất cạnh tranh, giải ngân chỉ trong ba ngày sau khi nhận được đủ thông tin của DN.

Giảm áp lực vốn cho SME có thể học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan, Hong Kong, Singapore. Chính phủ các nước này đều có những gói hỗ trợ cho SME đồng thời bảo lãnh cho DN được vay vốn NH. Họ không bảo lãnh 100% nhưng với tỷ lệ nhất định để giúp NH giảm bớt rủi ro.

Trong phân khúc DN, DN nhỏ rủi ro cao hơn DN vừa, DN vừa rủi ro cao hơn DN lớn. Các NH khi cho vay DN lớn vài trăm tỷ đồng không phải là vấn đề, nhưng đối với DN nhỏ, việc cho vay vài trăm triệu rất khó. Chính vì vậy, nếu Chính phủ có thể bảo lãnh cho vay, việc tiếp cận vốn của SME bớt nan giải hơn rất nhiều. Hiện, nhiều chính phủ trên thế giới đã làm cách này, Việt Nam có thể nghiên cứu và triển khai.

Theo PHẠM THỦY - HẢI VÂN

Doanh nhân Sài Gòn

Từ khóa: ngân hàng, SME, doanh nghiệp

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề