Vì sao nên sống đơn giản

Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: 8 Key Lessons for Living a Simple Life.

Trong nhiều năm liền, tôi sống một cuộc sống [tương đối] đơn giản. Đôi khi, cuộc sống của tôi cũng có chút phức tạp nhưng những lúc ấy, tôi lại gợi nhắc bản thân về cam kết sống đơn giản mà tôi đã tuyên bố.

Sống một cuộc sống đơn giản là việc giảm bớt đi những thứ không cần thiết nên bạn sẽ cảm thấy thư thái; là làm với một số ít thứ bạn có vì bạn nhận ra rằng có nhiều hơn và làm nhiều hơn không dẫn tới hạnh phúc; là tìm kiếm niềm vui trong những thứ đơn giản, mãn nguyện kể cả khi ở một mình, yên tĩnh, chiêm nghiệm và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại.

Qua nhiều năm sống đơn giản, tôi đã đúc rút được một số bài học cốt lõi về lối sống đơn giản. Tôi nghĩ là tôi sẽ chia sẻ một số với bạn.

1. Chúng ta tự tạo ra những rắc rối cho bản thân mình. Tất cả những căng thẳng, bực bội và tuyệt vọng, tất cả những bận rộn và vội vã… chúng ta tạo ra những thứ này với những dính mắc [attachment] trong đầu. Bằng cách buông xả tất cả, chúng ta có thể thư giãn và sống đơn giản hơn.

2. Để tâm đến những dính mắc khiến bạn mất bình tĩnh và làm mọi thứ phức tạp. Chẳng hạn, nếu bạn bám víu vào những thứ ủy mị, phi lý trí thì bạn sẽ không thể thoát ra khỏi sự rối rắm đó. Nếu bạn cố bám víu vào một lối sống thì bạn sẽ không thể buông bỏ nhiều thứ. Nếu bạn bị cuốn vào guồng quay của rất nhiều công việc và lại tranh thủ chát chít với mọi người thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên cực kỳ phức tạp.

3. Xao nhãng, bận rộn và quá tải là những thói quen tinh thần [mental habit]. Chúng ta không cần bất cứ thói quen nào như vậy, nhưng trớ trêu là qua nhiều năm, chúng ta lại tích lũy chúng bởi vì chúng khiến chúng ta cảm thấy khuây khỏa. Hãy loại bỏ những thói quen tinh thần đầy tiêu cực này để đơn giản hóa cuộc sống. Thử tưởng tượng cuộc sống sẽ như thế nào nếu chúng ta không bị xao nhãng, quá bận rộn và quá tải?

4. Luôn đặt cuộc sống của bạn trong chế độ toàn màn hình [với sự chú tâm hoàn toàn]. Hãy tưởng tượng mọi thứ bạn làm – trả lời email/tin nhắn, rửa bát, đọc báo – hãy làm chúng trong chế độ toàn màn hình nên bạn sẽ không còn để ý hay liếc nhìn vào bất cứ điều gì khác. Bạn để tâm hoàn toàn vào nó và làm với sự tập trung cao nhất. Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nhỉ? Theo kinh nghiệm của tôi, nó sẽ ít căng thẳng hơn khi bạn làm việc và sống theo cách này. Bạn toàn tâm toàn ý cho mọi thứ bạn muốn và bạn sẽ làm chúng tốt hơn nhiều. Thậm chí bạn còn rất hứng thú khi được làm chúng.

5. Tạo ra khoảng nghỉ giữa mỗi công việc. Mỗi ngày, chúng ta có xu hướng ôm đồm nhiều việc vào người. Chúng ta đánh giá thấp thời gian chúng ta cần bỏ ra để làm mọi thứ. Chúng ta quên mất việc luôn phải duy trì những hoạt động thường ngày như cởi quần áo, đánh răng hay nấu ăn. Chúng ta không bao giờ cảm thấy chúng ta có đủ thời gian bởi vì chúng ta cố gắng làm quá nhiều. Nhưng sẽ thế nào nếu chúng ta làm ít đi? Sẽ thế nào nếu chúng ta không cố gắng làm dồn dập mọi thứ nên chúng ta có thời gian và tâm trí để thực sự làm chúng tốt hơn, một cách toàn tâm toàn ý? Sẽ thế nào nếu chúng ta dành ra vài phút nghỉ ngơi giữa mỗi công việc để tận hưởng cảm giác làm xong thứ gì đó, để tận hưởng khoảng thời gian thư giãn quý giá và để tận hưởng cảm giác được sống?

6. Hãy tìm kiếm niềm vui trong một vài thứ đơn giản. Với tôi, chúng bao gồm viết lách, đọc/học, đi bộ và làm những thứ tích cực khác, ăn đồ ăn đơn giản, thiền, dành thời gian chất lượng với những người tôi quan tâm. Hầu hết chúng đều không tốn kém gì hay đòi hỏi bất cứ nguồn lực hữu hình nào! Tôi không nói rằng tôi không sở hữu thứ gì cả, cũng không phải tôi chỉ làm vài việc này. Nhưng khi tôi luôn nhớ những thứ đơn giản tôi muốn làm, cuộc sống của tôi đột nhiên cũng trở nên đơn giản hơn. Tôi có thể buông bỏ những ràng buộc và dính mắc bám víu lấy đầu tôi, và chỉ tìm kiếm niềm vui đơn giản trong những công việc đơn giản.

7. Hãy hiểu rõ điều bạn muốn và nói không với việc ôm đồm thêm nhiều thứ. Hiếm khi chúng ta rõ ràng về thứ chúng ta muốn. Khi nhìn thấy ai đó đăng một bức ảnh đầy hấp dẫn, đột nhiên chúng ta bị ám ảnh bởi nó, luôn nghĩ về nó và rồi cả cuộc đời chúng ta bị chệch sang một hướng mới. Khi ai đó mở lời với chúng ta thứ gì đó hay ho, ngay lập tức chúng ta muốn nói “có”, bởi vì tâm trí chúng ta bản chất thích nói “có” với mọi thứ. Sẽ thế nào nếu chúng ta trở nên rõ ràng về điều chúng ta muốn? Sẽ thế nào nếu chúng ta học cách nói có ít đi và nói không nhiều hơn? Hãy nói không với nhiều thứ để đơn giản hóa cuộc sống.

8. Hãy thực hành thật nhuần nhuyễn bài tập “không làm gì”. Bao lâu rồi bạn thực sự không làm gì? Về cơ bản, chúng ta luôn “làm thứ gì đó”, nhưng khi tôi nói “không làm gì” nghĩa là chỉ ngồi ở đó và chẳng làm gì cả. Không cần lên kế hoạch, không cần đọc, không cần xem, không cần làm việc nhà hay tranh thủ ăn trong khi bạn không làm gì. Chỉ đừng làm bất cứ điều gì cả. Đừng thực hiện bất cứ thứ gì, đừng quan tâm tới bất cứ thứ gì. Chỉ ngồi không mà thôi.

Khi không làm gì cả, bạn sẽ nhận ra bộ não của bạn luôn khao khát làm thứ gì đó. Nó sẽ thúc giục bạn nhìn quanh xem có thứ gì phải hoàn thành và lục tung trí nhớ của bạn để cho bạn một lý do cần phải hành động. Tuy nhiên, hãy kiềm chế sự thôi thúc và cứ tiếp tục không làm gì. Hãy học cách kiểm soát ham muốn của bạn. Sau vài lần tập, bạn sẽ quen dần và bạn sẽ cảm nhận được tác dụng. Đôi khi, bạn cũng nên cảm thấy biết ơn và hài lòng với cuộc sống, không phàn nàn, không cầu toàn. Hãy để cho bản thân được nghỉ ngơi thực sự.

Những bài học này không phải là tất cả những thứ bạn cần để sống một cuộc sống đơn giản. Bài học tuyệt vời nhất vẫn là tự bạn khám phá ra giá trị và điều kỳ diệu của lối sống này. Hãy thử xem và quan sát điều sẽ xảy ra – tôi nghĩ bạn sẽ phát hiện ra vài thứ đẹp đẽ về bản thân và cuộc sống đấy.

Sự đơn giản tuyệt vời nhất chính là thứ mà có thể gột tả được bản chất của vẻ đẹp nguyên sơ, niềm vui và những nỗi đau xé ruột của cuộc sống.

Sách hay về chủ đề này mình biết:

Ảnh đầu bài: Unsplash.

Có bao giờ bạn tự hỏi mình: vì sao đi làm cực nhọc thế mà lương bổng cứ bay đi đâu hết, mỗi cuối tháng không thấy dư tiền trong ví, còn những hoá đơn cần chi trả thì cứ chất đầy? Nếu bạn lâm vào tình trạng tương tự, rất có thể kế hoạch tài chính của bạn đang bị ảnh hưởng từ nếp sinh hoạt của bạn. Vậy làm thế nào để vừa có thể sống khoẻ, vừa có thể dư dả về tài chính? Hãy tìm câu trả lời qua 3 bí kíp sống lành mạnh sau của Prudential nhé!

Nếu nhà bạn có thói quen đi ăn bên ngoài thì nên hạn chế lại và thay bằng những bữa cơm tự chế biến tại gia. Những bữa cơm nhà vừa tiết kiệm chi phí, lại vừa đảm bảo vệ sinh hơn so với việc đi ăn ở ngoài. Không chỉ vậy, mỗi buổi tối bạn có thể nấu dư ra một chút để chuẩn bị cho bữa trưa của ngày hôm sau tại cơ quan. Thật tiện quá đúng không nào?

Lưu ý là bạn đừng nên lạm dụng những thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn. Dù có thể giúp thời gian nấu nướng của bạn nhanh hơn, thực phẩm đóng hộp không chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao như thực phẩm tươi sống. Hơn nữa, với thực phẩm tươi sống, bạn lại không phải lo lắng về chất bảo quản hay những phụ gia đi kèm. Bên cạnh đó, giá thành của những thực phẩm tươi sống thường lúc nào cũng tiết kiệm hơn là đồ ăn chế biến sẵn. Nhờ vậy mà quỹ tiền ăn mỗi tháng của bạn sẽ giảm đi một lượng chi phí đáng kể.

Sẽ có những khoảng thời gian gia đình mình dành ra để thư giãn bên nhau, bạn hãy cân nhắc cẩn thận chi phí cho mỗi hình thức giải trí trước khi quyết định tham gia cùng cả nhà. Đôi khi, có những phương thức giải trí cùng một giá tiền hay thậm chí có thể rẻ hơn lại có thể đem về nhiều lợi ích thiết thực cho gia đình hơn là những thú vui khác đấy!

Ví dụ, thay vì bỏ ra một khoản để đưa cả gia đình đi xem phim giải trí mỗi cuối tuần, rồi ăn bỏng ngô, uống nước ngọt trong rạp [những thực phẩm không tốt cho cơ thể chút nào]; bạn đưa cả nhà đi chơi công viên, sở thú hoặc cắm trại ở ngoại thành. Chi phí cho những hoạt động này đương nhiên sẽ mềm hơn đi xem phim, lại đòi hỏi bạn và gia đình phải vận động nhiều hơn. Không chỉ vậy, thay vì chỉ tập trung vào bộ phim và không nói với nhau một lời nào, bạn và các thành viên trong gia đình có thể trò chuyện hoặc cùng nhau chơi những trò chơi tập thể, từ đó giúp mối quan hệ gia đình trở nên gắn kết hơn.

Hầu hết mọi người thường có xu hướng cân đo đong đếm rất cẩn thận khi sắp phải chi trả một khoản tiền lớn, nhưng lại khá thờ ơ trong những khoản chi tiêu nhỏ hơn. Những khoản chi tiêu này khi cộng dồn lại bạn sẽ thấy đó cũng là một khoản kha khá vào mỗi cuối năm. Do vậy, nếu kiểm soát hiệu quả các khoản chi tiêu định kỳ/thường ngày thì bạn sẽ có thêm một khoản cộng thêm nữa vào quỹ tiết kiệm của mình. Những câu hỏi như sau có thể giúp bạn nhận diện mấu chốt vấn đề chi tiêu nằm ở đâu:

  • Mỗi ngày bạn uống bao nhiêu ly café? Liệu bạn có thể pha café từ nhà mang theo thay vì mua tại các cửa hàng bên ngoài?
  • Các gói cước điện thoại, truyền hình, mạng wifi nhà bạn đang dùng có thực sự đúng với nhu cầu của gia đình? Bạn có thể thay thế bằng các gói cước rẻ hơn được không?
  • Tiền điện, tiền nước các tháng chênh lệch nhau có nhiều không? Thành viên nào trong nhà là người cần sửa đổi thói quen để tiết kiệm hơn những khoản phí sinh hoạt này?
  • Thẻ tập gym đã bao lâu rồi bạn chưa sử dụng? Liệu có thể chuyển sang hình thức thẻ rẻ hơn, hoặc chạy bộ, đi tập thể dục miễn phí ở công viên?

Với thói quen tự đặt câu hỏi trước những chi tiêu hằng ngày như trên và tự tìm giải pháp hiệu quả nhất, bạn sẽ dễ dàng nhìn ra được những chi tiêu thường ngày của mình đang có vấn đề ở chỗ nào để điều chỉnh lại cho đúng. Khả năng lớn là sau đó bạn sẽ thốt lên đầy phấn khích: hoá ra để giữ mức sống lành mạnh, mình chẳng cần phải chi trả nhiều đến thế!

Với 3 bí quyết đơn giản để sống lành mạnh từ Prudential, hy vọng bạn và gia đình vừa áp dụng được cách sinh hoạt khoa học, vừa có thể dành dụm thật nhiều cho quỹ gia đình trong tương lai gần.

Video liên quan

Chủ Đề