Vì sao phải vỗ ợ hơi cho trẻ

Chăm sóc trẻ sơ sinh

03/07/2019

Bé sơ sinh thường bú nhiều cử trong ngày, trong quá trình bú bé cũng có thể nuốt vào một lượng không khí. Nếu không được ợ hơi, không khí tồn đọng có thể gây đầy bụng, khó chịu và có khi là nguyên nhân gây ra trào ngược, nôn trớ cho bé. Mẹ cần lưu ý đến tư thế bế bé, cách xoa hoặc vỗ lưng để hỗ trợ bé đẩy hơi ra khỏi bụng.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc hẳn rất nhiều mẹ từng gặp phải các trường hợp như: bé dù đã bú no nhưng vẫn còn quấy khóc, vừa ăn xong chưa được bao lâu thì lại bị nôn trớ òng ọc, dù đã ăn no và ngủ ngon nhưng chỉ khoảng 30 phút sau trẻ lại bị ọc sữa, đang bú bình thường nhưng lại quay mặt đi chỗ khác và thể hiện sự khó chịu... Điều này cho thấy bé sơ sinh đang bị đầy hơi. 

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh giúp trẻ cảm thấy dễ chịu. [Ảnh minh họa]

Nếu như mẹ biết cách nhận diện và áp dụng các bước vỗ ợ hơi dành cho trẻ sơ sinh sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái, không bị nôn trớ, quấy khóc. 

Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi?

Khi bé sơ sinh cần ợ hơi, bé có thể bắt đầu vặn vẹo khi mẹ đang cố cho bé bú hoặc bắt đầu quấy khóc khi bú bình hoặc bú mẹ. Em bé thậm chí có thể từ chối tiếp tục ăn cho đến khi hết hơi. Mỗi em bé đều khác nhau về mức độ thường xuyên cần được ợ hơi. Trẻ bú mẹ ít có nhu cầu ợ hơi thường xuyên hơn trẻ bú bình vì dòng sữa công thức qua núm vú có thể nhanh hơn, khiến trẻ nuốt nhiều không khí hơn. 

Cách nhận biết trẻ đã ợ hơi rất đơn giản, mẹ hãy cho bé ợ hơi ngay sau ăn, bằng cách ôm bé tựa đầu trên vai hoặc ngực bạn, khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng bé cho đến khi đã thấy bé phát ra tiếng ợ sảng khoái là được. 

Có nhiều cách vỗ ợ hơi khác nhau cho trẻ sơ sinh. [Ảnh minh họa]

Đối với trẻ sơ sinh bú bình, trong khoảng thời gian ăn, mẹ nên cho bé ợ hơi ít nhất một lần hoặc thường xuyên hơn khi bé quấy khóc, quay mặt đi, tỏ vẻ khó chịu và không chịu bú. Đối với trẻ bú mẹ, sau mỗi lần đổi bên ngực, mẹ cũng nên vỗ ợ hơi trước khi muốn đổi bên cho bé bú. Vỗ ợ hơi trong bao nhiêu phút? Sau mỗi bữa ăn, mẹ sẽ tiếp tục cho bé ợ hơi, sau lần ợ hơi đầu tiên thì mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé trong khoảng 5-10 phút nữa. 

Trẻ bao nhiêu tháng thì không cần vỗ ợ hơi?

Theo các nghiên cứu, bé có thể ngừng ợ hơi cho đến khoảng từ 4-6 tháng tuổi. Em bé có thể được ợ theo nhiều cách và trong khi được bế ở nhiều tư thế khác nhau . Nếu bạn cảm thấy rằng em bé của bạn cần được ợ hơi, nhưng không thành công với một tư thế, bạn có thể thử chuyển đổi kỹ thuật.

Nhiều cha mẹ mới sinh cho con ợ hơi vì lo lắng rằng bé sẽ không thể tự thải khí ra ngoài. Tuy nhiên, một số trẻ dễ dàng tự ợ hơi hoặc có vẻ ít trớ hơn bình thường. Có thể không cần cho bé ợ hơi trong khi bú.

Các bé có thể ngừng ợ hơi cho đến khoảng từ 4-6 tháng tuổi. [Ảnh minh họa]

Trẻ không ợ hơi, mẹ phải làm sao?

Nếu sau vài phút trẻ không phát ra tiếng ợ hơi, mẹ nên đổi tư thế khác cho bé. Nếu như bé vẫn tiếp tục chưa ợ hơi, mẹ nên dừng lại vì lúc này có thể là do con không nuốt quá nhiều không khí nên không cần ợ. 

Trong khoảng 6 tháng đầu đời, các mẹ nên học cách vỗ ợ hơi dành cho trẻ sơ sinh đúng cách. Sau khoảng thời gian này, trẻ sẽ phát triển hệ tiêu hóa và hoàn thiện hơn nên cơ thể của trẻ có thể tự đẩy khí ra khỏi dạ dày mình mà mẹ không cần phải trợ giúp. 

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/lam-sao-biet-tre-so-sinh-da-o-hoi-d256196.htmlNguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/lam-sao-biet-tre-so-sinh-da-o-hoi-d256196.html

Theo Linh San Tổng hợp [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc hẳn các mẹ đã từng gặp phải một số trường hợp như: con dù đã ăn no những vẫn quấy khóc, mới ăn chưa bao lâu thì nôn trớ toàn bộ sữa, ăn no và ngủ ngon sau bữa ăn nhưng khoảng 30 phút thì tỉnh dậy quấy khóc rồi ọc sữa, đang bú thì quay mặt đi chỗ khác và tỏ vẻ khó chịu,... Đây đều là biểu hiện của việc trẻ đang bị đầy hơi.

Nếu mẹ áp dụng cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh vào lúc này thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và bớt nôn trớ, quấy khóc hơn rất nhiều.

Biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú sẽ giúp trẻ bớt quấy khóc, nôn trớ. Ảnh minh họa

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị đầy hơi?

Trẻ sơ sinh [đặc biệt là trong 3 tháng đầu đời] rất dễ bị đầy hơi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Đầy hơi sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn bình thường, nôn trớ và thậm chí là không muốn ăn, bú sữa.

Một số nguyên nhân có thể khiến trẻ bị đầy hơi là:

- Khi trẻ khóc, trẻ há miệng ra và lúc này trẻ sẽ nuốt phải một lượng khí vào người.

- Trẻ mút sữa quá nhanh khiến cho khí và sữa cùng đi vào dạ dày. Thông thường, trẻ bú bình sẽ dễ nuốt phải khí hơn so với bú mẹ.

- Tư thế cho bé bú chưa đúng cách.

Khi nào cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh?

Biết cách vỗ ợ hơi cho trẻ sẽ giúp trẻ tống được các khí bị kẹt lại trong cơ thể ra ngoài, từ đó giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời phòng tránh cho con bị ọc sữa, nôn trớ sau khi ăn cũng như khi ngủ. Tần suất vỗ ợ hơi cho trẻ tùy thuộc vào cách mẹ cho bé ăn.

Đối với bú bình, trong khoảng thời gian ăn, mẹ nên ợ hơi cho bé ít nhất một lần hoặc thường xuyên hơn khi bé quấy khóc, tỏ ra khó chịu, quay mặt đi không chịu bú. Khi trẻ bú mẹ, mỗi lần đổi bên ngực, mẹ nên cho bé ợ hơi trước khi tiếp tục bú. Sau bữa ăn, mẹ tiếp tục vỗ ợ hơi cho trẻ và sau cái ợ đầu tiên, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ thêm 5-10 phút nữa.

Sau tiếng ợ đầu tiên, bố mẹ nên tiếp tục vỗ ợ hơi cho bé khoảng 5-10 phút nữa. Ảnh minh họa

Nếu đang ợ hơi mà bé khóc, gồng mình, uốn éo thì đây là lúc hơi đang chuẩn bị lên. Lúc này, nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ không thích mẹ ợ hơi nên dừng lại để dỗ con nhưng đây là việc làm hoàn toàn sai lầm. Lời khuyên dành cho mẹ lúc này là hơi đưa người nhẹ, chậm để con tập trung vào thứ khác và chịu cho mẹ ợ hơi.

Đôi khi trẻ ngủ thiếp trong khi ăn, nhưng ngay cả khi trông con có vẻ ngủ ngon thì mẹ cũng cần phải vỗ ợ hơi cho con trước khi đặt xuống giường. Nếu không, trẻ có thể ngủ một giấc ngắn [khoảng 30 phút] rồi tỉnh dậy và quấy khóc do lúc này hơi mắc kẹt trong người đang lên.

Những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Vỗ ợ hơi cho trẻ là cách mẹ dùng tay xoa lưng trẻ theo hình tròn hoặc chụm bàn tay vỗ nhẹ từ dưới lên. Trong quá trình vỗ lưng, bé có thể trớ ra một chút sữa nên trước đó mẹ nên lót sẵn một chiếc khăn sạch lên đùi hoặc vai để tránh bẩn quần áo.

Có 3 cách vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh là nằm sấp, bế vác, ngồi lòng. Mẹ nên thử cả 3 cách vỗ lưng cho bé sơ sinh ợ hơi đó để biết được cách nào phù hợp nhất với con mình.

Đây là 3 cách vỗ ợ hơi cho bé. Ảnh minh họa

- Nằm sấp: Để bé nằm sấp trên đòn cánh tay, đảm bảo phần đầu bé cao hơn ngực rồi vỗ ợ hơi cho bé. Hoặc, mẹ có thể cho bé nằm sấp ngang đùi, bụng bé đặt lên một chân và đầu bé sẽ nằm ở chân bên kia rồi nhẹ nhàng giúp bé vỗ ợ hơi.

- Bế vác trên vai: Mẹ hãy bế vác bé, để đầu bé tựa vào vai, thân áp vào ngực. Một tay mẹ bế bé, một tay vỗ ợ hơi cho bé.

- Ngồi lòng: Cách ợ hơi cho trẻ sơ sinh thứ 3 là để bé ngồi thẳng trên đùi mẹ. Lúc này, mẹ sẽ dùng một tay để giữ trẻ và tay còn lại sẽ thực hiện ợ hơi cho bé.

Mẹ nên làm gì nếu con không ợ?

Nếu trẻ không phát ra tiếng ợ sau vài phút vỗ ợ hơi, mẹ nên đổi tư thế khác. Nếu bé vẫn chưa ợ thì mẹ nên dừng lại vì có thể con không nuốt nhiều khí nên không cần ợ.

Trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên học cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh để áp dụng đúng cho con. Sau khoảng thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoàn thiện hơn, cơ thể trẻ có thể tự đẩy khí ra khỏi dạ dày mà không cần sự trợ giúp của mẹ.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/mach-me-3-cach-vo-o-hoi-cho-tre-so-sinh-sau-khi-bu-c32a75583...Nguồn: //khampha.vn/me-va-be/mach-me-3-cach-vo-o-hoi-cho-tre-so-sinh-sau-khi-bu-c32a755834.html

Theo Hà Phương [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề