Giãn cách xã hội bao nhiêu ngày

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3418/QĐ-UBND về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP Thanh Hoá.

Nhằm mục tiêu bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng cho Nhân dân là trên hết, trước hết; Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thực hiện cách ly toàn xã hội trong vòng 07 ngày, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 02-9-2021 trên phạm vi toàn thành phố Thanh Hóa theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn, tổ dân phố cách ly với thôn, tổ dân phố, xã, phường cách ly với xã, phường; phân xưởng, nhà máy sản xuất phải đảm bảo sản xuất an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo đúng quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết, như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy; cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn thể Nhân dân tự giác chấp hành các yêu cầu, các biện pháp phòng, chống dịch, tích cực chủ động tham gia khai báo y tế tự nguyện, thực hiện đầy đủ các biện pháp tự bảo vệ mình, gia đình mình và tham gia có trách nhiệm với hoạt động phòng, chống dịch của các cơ quan chức năng và cộng đồng; người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Sở Y tế, Công an tỉnh, UBND thành phố Thanh Hóa phải thần tốc, cương quyết, dồn mọi nguồn lực và bằng mọi biện pháp xử lý triệt để các “ổ dịch” tại Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực và các “điểm dịch” khác; tranh thủ từng phút, từng giờ xét nghiệm, truy vết, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại “ổ dịch”, “điểm dịch”; tiếp tục kêu gọi người dân đã qua lại các “ổ dịch”, “điểm dịch” khai báo y tế và liên hệ để được xét nghiệm.

Giao Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế và các ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo, phối hợp và hướng dẫn UBND thành phố Thanh Hóa khẩn trương triển khai các phương án giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19; yêu cầu tất cả mọi người dân thực hiện nghiêm nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đấy” [trừ các hoạt động ở Điều 1 Quyết định này]. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tuyệt đối không để người dân và các phương tiện di chuyển ra khỏi địa bàn thành phố.

Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 03/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch COVID-19 và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tùy tình hình thực tế và diễn biến dịch bệnh, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa được áp dụng một số biện pháp cao hơn nhằm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

UBND thành phố Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, căn cứ yếu tố dịch tễ của các ca dương tính SARS-CoV-2 và tình hình thực tế, huy động cao nhất nguồn lực để khẩn trương tổ chức xét nghiệm, tầm soát COVID-19 diện rộng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong thời gian sớm nhất, nhanh nhất, trước hết là các cơ quan, đơn vị, địa bàn có các ca dương tính SARS-CoV-2 [F0].

Các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc ở nhà; chỉ những trường hợp thực sự cần thiết như: trực lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19, trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật, các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động lây nhiễm dịch bệnh do không thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch tại công sở.

Giao UBND thành phố Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan và theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, khẩn trương triển khai các kênh phân phối, cung cấp đầy đủ điện, nước, lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh và các hàng hóa thiết yếu khác, phục vụ sinh hoạt và đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, lương thực, thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Tiểu ban Thông tin - Tuyên truyền, Ứng dụng công nghệ thông tin của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, UBND thành phố Thanh Hóa và các cơ quan Báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền ủng hộ chủ trương nhằm bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ngành, đơn vị cấp tỉnh; các Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, phát biểu tại Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch COVID-19 tối 4/9. [Ảnh: Chương Đài/TTXVN]

Ngày 4/9, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã quyết định tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian thực hiện đến hết ngày 15/9.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phạm vi quản lý khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9.

[5 ngày tầm soát diện rộng, Đồng Tháp tách nhiều F0 ra khỏi cộng đồng]

Trước tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, ngành chức năng đề nghị các địa phương tăng cường hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, yêu cầu người dân thực hiện nghiêm quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông điệp 5K của Bộ Y tế, thực hiện khai báo y tế trên Bluezone hoặc tokhaiyte.vn.

Tại Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch COVID-19 vào tối 4/9, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong nhấn mạnh, giai đoạn mới phải tiếp tục thực hiện nghiêm giãn cách, quản lý tốt địa bàn theo vùng xanh, vùng an toàn, khu phong tỏa, khu cách ly, đồng thời tiếp tục giảm sâu số F0, đặt mục tiêu dưới 50 ca mắc/ngày, giảm sâu tỷ lệ tử vong.

Đặc biệt, giai đoạn này là giai đoạn từng bước thích ứng và khôi phục hoạt động sản xuất, yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cụ thể hóa văn bản hướng dẫn để người dân vẫn thực hiện tốt giãn cách xã hội theo đúng Chỉ thị 16 nhưng có điều kiện thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong điều kiện kiểm soát dịch một cách an toàn và đảm bảo các yếu tố phòng dịch.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp, trong ngày 4/9, Đồng Tháp ghi nhận thêm 120 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 nâng tổng số ca mắc đến 17 giờ ngày 4/9 là 7.394 ca. Trong đó, 5.377 bệnh nhân đã được xuất viện, 159 trường hợp tử vong và tỉnh đang điều trị 1.851 ca.

Hiện toàn tỉnh có 106 khu vực đang phong tỏa; có 13 xã dự báo “Nguy cơ rất cao”, 12 xã “Nguy cơ cao”, 30 xã “Nguy cơ” và 88 xã “Bình thường mới”./.

Chương Đài [TTXVN/Vietnam+]

.

Cập nhật lúc: 21:39, 31/08/2021 [GMT+7]

[ĐN]- Tối 31-8-2021, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân đo thân nhiệt kiểm tra sức khỏe tại một chốt kiểm soát dịch bệnh

Theo đó, để ngăn chặn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, sớm đưa tỉnh Đồng Nai trở về trạng thái bình thường mới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 8-7-2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về quyết liệt thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 1-9-2021 đến hết ngày 15-9-2021. Nguyên tắc là người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, ấp/khu phố cách ly với ấp/khu phố, xã/phường cách ly với xã/phường, huyện/thành phố cách ly với huyện/thành phố. Yêu cầu người dân thực hiện nghiêm, khuyến cáo không ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo một trong ba phương án: “3 tại chỗ”; “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc linh động áp dụng cùng lúc 2 phương án trên từ 0 giờ ngày 1-9 đến hết ngày 15-9-2021.

Kể từ 0 giờ ngày 1-9-2021 đến hết ngày 15-9-2021, tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; các cơ quan Trung ương có trụ sở trên địa bàn tỉnh bố trí nhân sự làm việc tại trụ sở không vượt quá ¼ tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn lại của đơn vị làm việc trực tuyến tại nhà để duy trì hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Riêng đối với các bộ phận tham mưu công tác phòng chống dịch hoặc thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt do cơ quan, đơn vị sắp xếp, bố trí số lượng phù hợp để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động [tại đơn vị và làm việc trực tuyến tại nhà], đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao; đảm bảo công tác phòng chống dịch tại trụ sở cơ quan làm việc và cấp giấy đi đường.

Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm cung cấp số lượng và danh sách đề nghị cấp Giấy đi đường, điền đầy đủ thông tin trên mẫu. Giấy đi đường gửi về Công an tỉnh/huyện trước ngày 5-9-2021 để phối hợp cấp, quản lý đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định.

UBND tỉnh giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh kiểm soát chặt chẽ lực lượng Quân sự làm nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng; phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; danh sách gửi Công an tỉnh trước ngày 3-9-2021 để phối hợp quản lý.

Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở GT-VT hướng dẫn, cấp giấy xác nhận đối với các hệ thống phân phối [siêu thị, chợ, chuỗi cửa hàng tiện ích, điểm bán hàng cố định]; nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn, thực hiện các quy định kiểm soát [phải có thẻ nhân viên và giấy xác nhận công tác của đơn vị]. Riêng lực lượng giao nhận hàng hóa [shipper] tiếp tục thực hiện theo Công văn số 4197/SCT-TM ngày 06/8/2021 của Sở Công Thương về hướng dẫn việc di chuyển của đội ngũ người giao/nhận hàng hóa trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng chỉ được hoạt động trong phạm vi 1 huyện, thành phố trong tỉnh. Phối hợp UBND các huyện, thành phố đảm bảo nguồn cung cấp hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian giãn cách xã hội.

Giao UBND các huyện, thành phố phối hợp Sở Công Thương cung ứng hàng hóa thiết yếu trên địa bàn; chỉ đạo, giao trách nhiệm cho UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nội dung sau: Cấp giấy đi chợ cho các hộ gia đình trên địa bàn quản lý đảm bảo chặt chẽ, khoa học, chia khung giờ cụ thể, tránh việc tập trung đông người; mỗi hộ gia đình chỉ được cấp 1 phiếu đi chợ/1 tuần; phiếu đi chợ phải thể hiện được thông tin các điểm mua sắm trong nội bộ xã, phường, thị trấn; cấp giấy xác nhận thực hiện nhiệm vụ cho thành viên Tổ Covid cộng đồng để lưu thông trên địa bàn hoạt động của xã, phường, thị trấn.

Hạnh Dung

Video liên quan

Chủ Đề