Tự xử lý giãn dây chằng khủy tay

Giãn dây chằng là dạng chấn thương tương đối phổ biến, trong đó dây chằng vùng cổ tay có tỷ lệ gặp phải cao hơn. Lý do là vì hầu hết chúng ta đều có phản xạ đưa tay chống khi ngã hoặc trượt chân. Vậy nếu bị chấn thương dây chằng tại bộ phận này thì có thể chữa trị, phục hồi theo những phương pháp nào? MEDLATEC sẽ cùng các bạn độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


02/08/2020 | Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân như thế nào thì an toàn?
03/06/2020 | Bong gân cổ chân: Biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn

1. Có chế độ nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe hợp lý

Về cơ bản, khi cơ thể chúng ta chịu tổn thương thì điều đầu tiên nên làm chính là thực hiện nghỉ ngơi để sức khỏe có thời gian phục hồi. Sau khi phát hiện giãn dây chằng cổ tay, hãy hạn chế tối đa các hoạt động thể thao hoặc các động tác vận động cơ bắp mạnh. Nếu có thể, chúng ta cũng nên tránh di chuyển và ưu tiên nghỉ ngơi nhẹ nhàng tại nhà.

Hãy ưu tiên nghỉ ngơi tại nhà sau khi giãn dây chằng cổ tay

Mặc dù cần hạn chế vận động nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta nằm im hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí, một tư thế. Việc ép cơ thể phải nghỉ ngơi sẽ vô tình tạo áp lực nhiều hơn cho cơ bắp và khiến cổ tay lâu phục hồi hơn. Thậm chí nếu nằm nghỉ không đúng cách, chúng ta có thể chèn ép mạch máu, cơ hoặc dây chằng tại vùng cổ tay và gây cảm giác đau đớn, khó chịu.

Ngoài việc nghỉ ngơi, người đang bị giãn dây chằng cổ tay cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình tự hồi phục của cơ thể. Hãy cố gắng đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng nói chung, tích cực bổ sung vitamin và khoáng chất. Rượu, bia, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích được đánh giá là không thân thiện đối với sức khỏe trong khoảng thời gian này.

2. Để cổ tay được nghỉ ngơi trong ít nhất 48 giờ

Trong thời gian điều trị cũng như phục hồi sức khỏe, người đang bị giãn dây chằng nên hạn chế tối đa sử dụng khớp cổ tay đang chịu chấn thương. Kinh nghiệm là chúng ta nên tập sử dụng phần cổ tay còn lại để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Đối với các công việc nặng nhọc, người bệnh nên có kế hoạch bàn giao cho đồng nghiệp hoặc nhờ người thân hỗ trợ.

Thường thì khoảng 48 giờ đồng hồ sau chấn thương cổ tay bị tổn thương dây chằng đã có thể hoạt động nhẹ nhàng trở lại. Lúc này người bệnh có thể dần sử dụng lại cánh tay này trong một số công việc đơn giản còn khoảng thời gian trước đó tốt nhất chúng ta nên để bộ phận này được nghỉ ngơi, tránh phải chịu áp lực.

3. Sử dụng nẹp hoặc băng cổ tay

Nẹp và băng cổ tay được một số bác sĩ chuyên khoa khuyến khích người bệnh sử dụng nếu cảm thấy cần thiết. Về cơ bản, băng cổ tay sẽ giúp chúng ta bớt cảm giác đau và sưng còn nẹp thì giúp cố định khớp cổ tay, hạn chế tình trạng tác động mạnh đến vùng dây chằng đang bị tổn thương.

Người bệnh có thể băng cổ tay nếu cảm thấy cần thiết

Đối với băng cổ tay, chúng ta có thể thực hiện băng vài giờ đồng hồ mỗi ngày cho đến khi không còn cảm giác đau nhức hay bất tiện. Đối với nẹp, hãy ưu tiên xin lời khuyên hoặc tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thường xuyên. Lý do là vì nếu sử dụng dụng cụ hỗ trợ này sai cách thì có khả năng vùng cơ và dây chằng tại cổ tay sẽ trở nên căng cứng hoặc yếu, vô lực sau khi phục hồi.

4. Giữ cổ tay ở tư thế khoa học khi ngủ

Thường thì các bệnh nhân bị giãn dây chằng sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn tư thế ngủ có lợi nhất, hạn chế cảm giác đau tại khu vực cổ tay. Nếu bác sĩ không có chỉ định gì đặc biệt thì chúng ta có thể chủ động hỏi và nhờ tư vấn. Tư thế ngủ thường được khuyến khích là để cổ tay lên gối mỏng, mềm và nâng cổ tay lên cao hơn tim. Hạn chế việc nằm nghiêng sang bên cổ tay chấn thương vì có thể chèn ép khớp và các cơ, tạo cảm giác đau đớn.

5. Thực hiện các bài tập căng cơ hoặc Yoga

Thường thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyến khích việc bệnh nhân bị giãn dây chằng thực hiện một số bài tập căng cơ nhẹ nhàng. Hầu hết đây là các động tác vận động khớp cổ tay đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu cũng như rút ngắn thời gian phục hồi.

Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ cũng là cách giảm đau, hỗ trợ phục hồi hiệu quả

Ngoài các bài tập chuyên khoa, tập Yoga cũng là giải pháp có lợi cho sức khỏe nói chung cũng như tình trạng tổn thương dây chằng nói riêng. Theo đó, một số động tác Yoga nhẹ nhàng có thể giảm bớt cảm giác đau, cải thiện cơ bắp cũng như ngăn ngừa bệnh viêm, lão hóa xương khớp ở người trưởng thành.

6. Xoa bóp nhẹ nhàng

Thực hiện biện pháp xoa bóp có thể cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức, khó chịu do giãn dây chằng gây ra. Nhiều bác sĩ chuyên khoa cũng khẳng định việc xoa bóp sẽ tác động trực tiếp đến một số huyệt trên cơ thể, tăng cường đẩy thông khí huyết, lưu thông máu. Nếu muốn thư giãn tinh thần, chúng ta cũng có thể sử dụng thêm các loại tinh dầu để massage nhẹ nhàng.

Lưu ý, tất cả các động tác xoa bóp đều cần thực hiện ở cường độ nhẹ, tránh việc tác động trực tiếp, mạnh đến vùng dây chằng đang bị tổn thương sẽ phản tác dụng.

7. Sử dụng thuốc cho người bị giãn dây chằng

Không phải tất cả các trường hợp giãn dây chằng cổ tay đều được bác sĩ kê đơn thuốc. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt cá nhân thì có thể xin tư vấn của bác sĩ về vấn đề này.

Các loại thuốc được kê cho người bệnh đang bị tổn thương dây chằng chủ yếu là loại giảm đau, kháng viêm. Theo đó, khi uống thuốc chúng ta sẽ nhanh chóng thấy cảm giác đau biến mất, vùng khớp cổ tay nhẹ nhõm hơn. Một số loại giảm đau, kháng viêm phổ biến hiện nay có thể kể đến như steroid [NSAIDs], Motrin,... 

Có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Tuy nhiên biện pháp sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau có nhược điểm lớn là có để lại tác dụng phụ. Theo phản hồi từ các bệnh nhân từng bị tổn thương dây chằng, thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét vết thương hở hoặc dễ chảy máu,... Để đảm bảo an toàn, hãy đảm bảo sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa nhé!

MEDLATEC đã vừa cùng các bạn độc giả tìm hiểu các biện pháp giảm đau, hỗ trợ phục hồi giãn dây chằng cổ tay đơn giản mà hiệu quả. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp kể trên nhưng chưa đem lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Độc giả có thể trực tiếp đến các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi đến số 1900 56 56 56 để nhận được tư vấn, hỗ trợ nhé!

Chủ Đề