Nghị đinh xử lý nhãn mác

Ngày 30/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo Nghị định 126/2021, mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng ghi không đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, hoặc bị thay đổi [trước đây quy định là “không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi”] như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 05 triệu đồng.

[Trước đây quy định là hàng hóa vi phạm có giá trị đến 05 triệu đồng].

- Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 05 - dưới 10 triệu đồng.

[Mức phạt trước đây là từ 03 - 06 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 05 - 10 triệu đồng]

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10 - dưới 20 triệu đồng.

[Trước đây, phạt tiền từ 06 - 10 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10 - đến 20 triệu đồng].

- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 - dưới 30 triệu đồng.

[Trước đây, mức phạt này áp dụng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20 - 30 triệu đồng].

- Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30 - dưới 50 triệu đồng;

[Trước đây, mức phạt này áp dụng với hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30 - 50 triệu đồng]…

Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được thay thế bởi Phụ lục I Nghị định số 111/2021/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 3 Điều 2.

PHỤ LỤC II

QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA
[Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ]

1. Cách thể hiện một số đơn vị đo được dùng để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa

STT

ĐƠN VỊ ĐO

CÁCH THỂ HIỆN

1

Đơn vị đo khối lượng

kilôgam [kg], gam [g], miligam [mg], microgam [µg].

2

Đơn vị đo thể tích

lít [l], mililít [ml]; microlít [µl].

3

Trường hợp hàng hóa ở trạng thái rắn thì dùng đơn vị đo th tích

mét khối [m3], decimét khối [dm3], centimét khối [cm3], milimét khối [mm3].

4

Đơn vị đo diện tích

mét vuông [m2], decimét vuông [dm2], centimét vuông [cm2], milimét vuông [mm2].

5

Đơn vị đo độ dài

mét [m], decimét [dm], centimét [cm], milimét [mm].

Ghi đơn vị đo định lượng trên nhãn hàng hóa bằng tên đầy đủ hoặc ký hiệu của đơn vị đo.

2. Cách ghi định lượng của hàng hóa

TT

TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HÓA

CÁCH GHI

1

- Hàng hóa dạng rắn, khí.

- Hàng hóa là hỗn hợp rắn và lỏng.

- Hàng hóa là khí nén.

- Khối lượng tịnh.

- Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn.

- Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực [hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tng khối lượng của khí nén, bình áp lực].

2

- Hàng hóa dng nhão, keo sệt.

- Hàng hóa dạng nhão có trong các bình phun.

- Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực.

- Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun.

3

- Hàng hóa dạng lỏng.

- Hàng hóa dạng lỏng trong các bình phun.

- Thể tích thực ở 20 °C.

- Thể tích thực ở 20 °gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun.

4

Thuốc dùng cho người; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật:

- Dạng viên;

- Dạng bột;

- Dạng lỏng;

- Thuốc kích dục cho cá đẻ.

Số lượng viên, khối lượng 1 viên.

- Khối lượng tịnh.

- Thể tích thực.

- Đơn vị Quốc tế UI hoặc IU.

- Số bào tử.

5

Giống cây trồng: Hạt giống.

- Khối lượng tịnh.

6

Giống thủy sản

- Lượng tế bào;

- Số con hoặc số cá thể;

- Khối lượng tịnh.

7

Hàng hóa là vật phẩm gồm nhiều cỡ khác nhau theo kích thước bề mặt của chúng.

Kích thước bề mặt: chiều dài và chiều rộng hoặc đường kính hoặc đường chéo.

8

Hàng hóa dạng lá xếp theo tấm.

Độ dày, diện tích hoặc [chiều dài] [chiều rộng] của 1 tấm.

9

Hàng hóa dạng lá xếp theo cuộn.

Độ dày, chiều rộng của lá và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của 1 cuộn.

10

Hàng hóa dạng sợi, dạng thanh.

Tiết diện hoặc những thông số tương đương [nhng thông số có thể suy ra được tiết diện đó] và độ dài hoặc khối lượng tịnh của sợi, của thanh.

- Nếu sợi, thanh được tạo thành từ nhiều sợi nhỏ hơn.

- Ghi tiết diện/sợi, số lượng sợi và chiều dài hoặc khối lượng tịnh của sợi hoặc thanh.

- Nếu sợi, thanh có vỏ bọc.

- Ghi thêm chiều dày lớp vỏ bọc.

11

Đường ống.

Đường kính ngoài và đường kính trong hoặc độ dày và chiều dài của ống.

12

Lưới tấm.

Chiều dài kéo căng, chiều ngang kéo căng hoặc số mắt lưới chiều ngang và khối lượng tịnh.

13

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, vật dụng.

Kích thước của khối sản phẩm, hàng hóa đó.

PHỤ LỤC III

QUY ĐỊNH CÁCH GHI NGÀY SẢN XUẤT, HẠN SỬ DỤNG VÀ MÓC THỜI GIAN KHÁC CỦA HÀNG HÓA
[Kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ]

1. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng

STT

TRƯỜNG HỢP

CÁCH GHI

1

Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản quy định tại Điều 14 Nghị định này. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm [.], dấu gạch chéo [/], dấu gạch ngang [-] hoặc dấu cách [ ].

- NSX: 020416
HSD: 021018; hoặc

- NSX 02 04 16
HSD 02 10 18; hoặc

- NSX: 02042016
HSD: 02102018; hoặc

- NSX: 02042016
HSD: 02 10 2018; hoặc

- NSX: 02/04/16
HSD: 02/10/18; hoặc

- NSX: 020416
HSD: 30 tháng; hoặc

- NSX: 020416
HSD: 30 tháng kể từ NSX.

- HSD: 021018
NSX 30 tháng trước HSD

- NSX: 160402 [năm/ tháng/ngày]
HSD: 181002 [năm/ tháng/ngày]

2

Trường hợp không ghi được chữ “NSX”, “HSD” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn.

Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020416 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: “Xem NSX, HSD ở đáy bao bì”.

3

Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài NSX”, “HSD” thì phải hướng dẫn trên nhãn.

Ví dụ: Ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là “MFG 020416 EXP 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG” “EXP” trên bao bì.

4

Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm.

Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là “SX 02/16” hoặc “SX 02/2016” hoặc “Sản xuất tháng 02 năm 2016”.

5

Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm.

Sản xuất năm 2016 thì trên nhãn ghi là “Sản xuất năm 2016” hoặc “Năm sản xuất: 2016”.

6

Hn sử dụng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 của Nghị định     /2017/NĐ-CP còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng [Expiration date hoặc use by dates] và hạn sử dụng tốt nhất [Best if used by dates hoặc Best before dates].

- Hạn sử dụng cuối cùng [Expiration date hoặc use by dates] ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD” theo trường hợp 1, 2, 3 Mục này.

- Hạn sử dụng tốt nhất [Best before dates] phải ghi đầy đủ cả cụm từ là “Sử dụng tốt nhất trước...”. Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ “Sử dụng tốt nhất trước” theo quy định tại trường hợp 1, 2 hoặc 3 Mục này.

2. Cách ghi mốc thời gian khác của hàng hóa

STT

LOI HÀNG HÓA

MT HÀNG

CÁCH GHI

1

Lương thực

Nông sản, ngũ cc.

Vụ thu hoạch hoặc ngày bao gói.

2

Thực phẩm

Thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.

Ngày sản xuất là ngày cấp đông lần đầu tiên của sản phẩm.

Hạn sử dụng là ngày được nhà sản xuất tại nước xuất khẩu ghi trên bao bì hàng hóa xuất khẩu.

3

Thuốc dùng cho người

Thuốc dùng cho người.

Ngày bắt đầu sản xuất.

Nếu là thuốc pha chế theo đơn.

Ghi thêm ngày pha chế.

4

Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật.

Ngày sản xuất.

5

Giống cây trồng; giống vật nuôi

Giống cây trồng, vật nuôi.

Ngày xuất xưởng hoặc ngày xuất bán.

6

Các sản phẩm từ dầu mỏ

Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác.

Ngày kiểm tra xuất xưởng.

2. Cách ghi khác về thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa

LOẠI HÀNG HÓA

MẶT HÀNG

CÁCH GHI

Thực phẩm

Thực phẩm thủy sản: Nếu bổ sung nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm.

Ghi thêm thành phần định lượng của nguyên liệu khác, phụ gia thực phẩm tương ứng.

Phụ gia thực phẩm

Chất phụ gia thực phẩm.

- Nếu phụ gia thực phẩm có hai hoặc nhiều chất phụ gia trong cùng 1 bao gói.

- Liệt kê đầy đủ theo thứ tự tỷ lệ khối lượng của chúng trong bao gói.

Thức ăn chăn nuôi

- Nếu có bổ sung chất phi dinh dưỡng để phòng bệnh.

- Nếu là thức ăn tổng hợp.

- Nếu là thức ăn bổ sung.

Thành phần định lượng chính.

- Ghi thêm thành phần chất phi dinh dưỡng.

- Ghi thêm hàm lượng protein, lipit, tro, xơ, độ ẩm, độ hòa tan.

- Ghi thêm hàm lượng các chất bổ sung.

Dược liệu

Dược liệu.

Khối lượng của dược liệu.

Thuốc thú y, vc xin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y

Thuốc thú y.

Thành phần, thành phần định lượng hoạt chất.

Thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học dùng trong thủy sản

Thuốc thú y thủy sản

Công thức cu tạo hoặc thành phần cấu tạo.

Thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật.

Thành phần định lượng các loại hoạt chất, hàm lượng dung môi [nếu làm thay đổi độ độc của thuốc].

Sản phẩm dệt, may, da giày

Hàng may mặc.

- Nếu có nhiều lớp.

Thành phần định lượng chính của vật liệu.

- Ghi thành phần định lượng chính của từng lớp.

Đồ gỗ

- Gỗ xẻ cùng một loài cây.

- Gỗ xẻ từ nhiều loài cây.

- Tên loài.

- Nhóm gỗ.

Sản phẩm gỗ dân dụng.

Tên g.

Sản phẩm luyện kim

- Thép.

- Kim loại.

- Quặng.

- Mác thép.

- Loại, độ tinh khiết [% kim loại].

- Hàm lượng quặng [% khối lượng].

Các sản phẩm từ dầu mỏ

Khí đồng hành và khí hydrocarbon khác.

Thành phần khí [% thể tích].

Hóa chất

- Hóa chất.

- Công thức hóa học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng.

- Hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.

- Ghi thêm dung lượng nạp.

Phân bón

Phân bón.

Thành phần định lượng.

Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này được thay thế bởi Phụ lục IV Nghị định số 111/2021/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 3 Điều 2.

Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này được thay thế bởi Phụ lục V Nghị định số 111/2021/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 3 Điều 2.

Chủ Đề