Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc ai đẹp nhất

Người Trung Quốc tự hào khi trong điển tích lịch sử nước nhà có 4 đại mỹ nhân được ví von nhan sắc "bế nguyệt tu hoa chi mạo, trầm ngư thẹn chi dung" nổi tiếng. Tuy nhiên, ít ai biết những người đẹp này cũng cần các món "bảo bối" để tạo nên nhan sắc "vạn người mê". Cùng lần lượt tìm hiểu đó là gì nhé!

Tây Thi

Thực chất, Tây Thi không hoàn toàn có vẻ đẹp thiên phú, mà cần có phụ kiện để hoàn thiện vẻ ngoài của mình. Nàng vốn có đôi tai vừa tròn, vừa nhỏ, không hề tương xứng với gương mặt xinh đẹp khiến "cá lặn".

Song để bù đắp cho sự thiếu hụt tự nhiên này, Tây Thi đã làm một đôi bông tai bằng vàng lớn và nặng. Đôi hoa tai nặng trĩu ấy không chỉ làm dài đôi tai của Tây Thi, mà còn giúp khuôn mặt hình quả dưa của nữ nhân càng xinh đẹp lay động lòng người.

Điêu Thuyền

Tương truyền, Điêu Thuyền sinh ra trong một gia đình nghèo, vốn có thể trạng gầy gò, đáng thương. Mẹ cô vì lo lắng không nuôi được cô nên đã muốn siết cổ đến chết bẳng một sợi dây thừng. Nhưng có lẽ cuối cùng bà đã mềm lòng và Điêu Thuyền mệnh lớn vẫn chưa chết, nhưng trên cổ cô đã bị lưu lại một vết sẹo. Náng bị bán đi khi chưa đầy mười tuổi, càng lớn lên càng xinh đẹp, diện mạo tuyệt sắc giai nhận khiến cho "nguyệt thẹn".

Tuy nhiên, khuyết điểm lớn nhất của cô là vết sẹo trên cổ, cộng thêm cơ thể có mùi khó ngửi. Điêu Thuyền nghĩ ra cách hay, đó là tạo một chiếc vòng cổ dày, với mặt dây chứa đầy long diên hương để che đi những vết sẹo trên cổ và khỏa lấp đi mùi hương cơ thể.

Dương Qúy Phi

Dương Qúy Phi vốn được mệnh danh "Hồi mâu nhất tiếu bách mị sinh, lục cung phấn đại vô nhan sắc" [quay đầu mở một nụ cười mê hoặc cả trăm người, tìm khắp sau cung cũng không được người có nhan sắc như vậy]. Nhưng thực ra, nàng vốn có thân hình bụ bẫm, háu ăn tới mức bị đau răng, hôi miệng.

Bên cạnh đó, bước đi cũng nặng nề, dáng đi xấu xí. Sau đó, một vị quan dâng cho nàng một đôi cá ngọc, một xanh và một đỏ, cho nàng ngậm vào miệng để chữa khỏi bệnh đau răng và hôi miệng.

Cùng với đó, Dương Qúy Phi đeo trên váy rất nhiều chuông vàng nhỏ và ngọc bội, khi bước đi ngọc bội cùng chuông vàng va vào nhau vang lên lanh canh, trên người sáng lên vì vàng ngọc, bước những bước khiến người ta vui tai. Điều này đã bù đắp khiếm khuyết bước đi nặng nề của mỹ nữ.

Vương Chiêu Quân

Tuy có ngoại hình "chim sa" nhưng Vương Chiêu Quân lại có bàn chân to. Thời Hán Vũ Đế chưa có tập tục buộc chân nhưng người con gái trưởng thành có bàn chân to cũng không được coi là đẹp.

Đương thời cũng có tập tục đeo ngọc bội, Vương Chiêu Quân nhờ thợ làm một bộ. Dưới váy áo đeo đầy những đồ trang sức ngọc bội tuyệt đẹp. Bằng cách này, chiếc váy dài chấm gót không chỉ che đi khuyết điểm đôi chân to mà khi bước đi cũng mang lại những âm thanh "đinh đinh đoong đoong" vui tai tạo thần thái thướt tha.

PV [Theo Khỏe & Đẹp]

Sắc đẹp của tứ đại mỹ nhân được miêu tả qua 4 thành ngữ nổi tiếng theo thứ tự thời gian như sau:

1. 西施沉魚 - Tây Thi Trầm Ngư2. 昭君落雁 - Chiêu Quân Lạc Nhạn3. 貂嬋閉月 - Điêu Thuyền Bế Nguyệt

4. 貴妃羞花 - Quý Phi Tu Hoa

>>> Xem thêm : Những người phụ nữ quyền lực khét tiếng nhất lịch sử Trung Hoa

Nàng Tây Thi hay còn được gọi là Tây Tử là một đại mỹ nhân thời Xuân Thu. Vốn là một cô gái nước Việt làm nghề dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm [nay là phía Nam Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc].

Nổi tiếng xinh đẹp, đến mức “chim sa cá lặn” nàng gặp gỡ và yêu mến Phạm Lãi, một đại thần nước Việt, một trọng thần của Việt Vương là Câu Tiễn. 

Tương truyền, một hôm khi Tây Thi cùng các thôn nữ đến giặt giũ bên sông. Khi nàng Tây Thi giặt, bóng nàng soi xuống mặt nước sông trong suốt vô cùng xinh đẹp. Trông thấy nàng cá mải nhìn say mê mà quên cả bơi dần dần lặn dưới đáy sông. Từ đó, người trong làng gọi nàng là “Trầm Ngư” cá chìm sâu dưới nước.

Trước công nguyên, năm 494 nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt Vương đã dùng “kế mỹ nhân” dâng nàng cho Phù Sai [là ngô Vương]. Sau khi quay về, Câu Tiễn đã gây dựng binh lực, đánh bại Phù Sai Ngô Vương và trở thành giai thoại lịch sử nổi tiếng ở thời Xuân Thu.

Vương Chiêu Quân, họ Vương tự Chiêu Quân có tên thật là Vương Tường. Nàng vốn là một cung nữ dưới thời nhà Tây Hán.

Sắc đẹp của nàng được ví như “lạc nhạn” tức vẻ đẹp đó khiến chim nhạn đang bay trên trời cũng phải thẩn thơ mà sa xuống đất.

Vương Chiêu Quân được sinh ra trong một gia đình dưới thời nhà Tây Hán. Nhờ sắc đẹp trời phú nàng được tuyển chọn trong cung nhưng không được Nguyên Đế biết đến. 

Truyền thuyết kể rằng, vua Hán Nguyên Đế chỉ chọn phi tần theo các bức chân dung các cung nữ. Lúc bấy giờ, Mao Diên Thọ chỉ vẽ những bức tranh đẹp nhất cho cô gái nào hối lộ.

Vương Chiêu Quân nhất định không hối lộ Mao Diên Thọ. Kết quả chân dung của nàng được vẻ cực kỳ xấu xí. Kể từ đó nàng phải chịu cuộc sống cơ cực khốn khó nhiều năm trong cung, không có bất kỳ một cơ hội nào để được Hán Nguyên Đế sủng ái. 

Năm 33 trước công nguyên, chúa Thiền Vu Hồ Hán Tà thị tộc Hung Nô xin hòa với triều đình nhà Hán. Vương Chiêu Quân tự nguyện xin đi lấy chúa và được phong là Ninh Hồ Yên Hung.

Nàng đi vào lịch sử Trung Quốc như một mỹ nhân hòa bình với rất nhiều cống hiến cho an ninh quốc gia và quan hệ hòa bình giữa 2 dân tộc. Sắc đẹp của nàng được góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa Hung Nô và nhà Hán.

Điêu Thuyền là một đại mỹ nhân xinh đẹp xuất hiện từ truyền thuyết dân gian Trung Hoa. Nàng bắt đầu được biết đến rộng rãi từ bộ tiểu thuyết cổ điển “Tam Quốc Danh Nghĩa”. Sắc đẹp của nàng được ví như “Bế nguyệt” tức mặt Trăng phải giấu mình e thẹn trước vẻ đẹp trong sáng của nàng.

Điêu Thuyền sống dưới thời Hán Hiến Đế. Vốn là một kỹ nữ trong phủ quan Tư đồ Vương Doãn. Đây là một chức quan quản lý nhân khẩu và ruộng đất trong nước.

Nhờ sắc đẹp và sự khéo léo tài tình của mình Điều Thuyên đã dùng kế liên hoàn ly gián quan hệ Đổng Trác và đại tướng Lã Bố [là con nuôi]. Cuối cùng đã nhờ được tay Lã Bố giết chết Đổng Trác.

Dù được biết đến là nhân vật hư cấu, nhưng Điêu Thuyên vẫn được lưu giữ, trân trọng và đúc kết tại trong văn hóa Trung Hoa qua các tác phẩm liên quan đến Đổng Trác hay hí kịch Phụng Nghi Đình.

Dương Ngọc Hoàn là sủng phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ.

Theo văn hóa lịch sử Trung Hoa, sắc đẹp của nàng được ví như Tư hoa, khiến hoa phải thu mình lại vì hổ thẹn.

Nhắc đến Dương Ngọc Hoàn, đó là câu chuyện tình duyên giữa nàng và Đường Huyền Tông trong khung cảnh xa hoa, ước lệ nhà Đường đang thịnh thế.

Dương Quý Phi vốn không quan tâm đến chính trị trong triều đình nhưng vì được tôn sủng nên chị em gái nàng đều được phong làm phu nhân. Đồng thời anh em họ hàng của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều đình lúc bấy giờ. 

Năm 775 sau Công nguyên, Dương Quốc Trung bị giết do An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ. Sau khi bị giết, Dương Quý Phi cũng bị treo cổ.

1. Tây Thi – Mỹ nhân trầm ngư [cá lặn đi trốn]


Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là con một người kiếm củi. Nàng dệt vải ở núi Trữ La, thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, nàng Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. 

Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Khi nàng đi hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả vỗ cánh nên rơi xuống đất.

Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên bơi, dần lặn xuống đáy sông. 

Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi Trầm Ngư". Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng chúm chím.  

Trong trận đánh quyết tử với nước Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô bắt sang làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, trước khi Câu Tiễn sang Ngô, Văn Chủng đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có "Mỹ nhân kế" - dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. 

Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn âm thầm sai Phạm Lãi tuyển 2.000 mỹ nữ, trong đó có Tây Thi. Mặc dù trên đường sang Ngô, nàng và Phạm Lãi đã phải lòng nhau nhưng không bộc lộ ra mặt mà luôn trung thành giúp sức cho Câu Tiễn vốn đang nhịn nhục tìm cách trả thù. 

Vua Ngô, Phù Sai, là một vị vua anh hùng, nhưng từ khi Tây Thi xuất hiện lại lơi lỏng việc nước, bỏ bê chính sự, ngày đêm cùng nàng chìm đắm trong xa hoa, hưởng lạc, dần mất hết ý chí.

Sau khi sống với Phù Sai lâu năm, Tây Thi đã dần yêu Phù Sai thật sự. Tây Thi cùng Ngũ Tử Tư, người chống đối Tây Thi khi nàng mới vào cung nhưng sau này đã nể nàng vì văn chương uyên bác và có lòng thành thật sự với nhà vua, khuyên nhà vua không nên đánh Tề.

Lúc này Phù Sai đã tín nhiệm Câu Tiễn cộng với tham vọng làm bá chủ thiên hạ nên đã ra quân đánh Tề, làm hao tổn nhân lực, thực phẩm, nhiều người chết. Trong khi đó Câu Tiễn thừa cơ hội đánh úp và đã chiến thắng chiếm được Ngô, thỏa mộng trả thù. 

2. Vương Chiêu Quân -  Mỹ nhân lạc nhạn [chim nhạn sa]

Vương Chiêu Quân được coi là "á hậu" trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, vẻ đẹp chỉ xếp sau Tây Thi. Nàng là một trong hai đại mỹ nhân của triều Hán. Cùng với nàng Triệu Phi Yến, Chiêu Quân đi vào lịch sử như một người đẹp có nhiều cống hiến cho hòa bình giữa người Hán và người Hung Nô. 

Vương Chiêu Quân tên thật là Vương Tường, sinh ra trong một gia đình thường dân ở Hồ Bắc. Khoảng năm 40 TCN, đời Hán Nguyên Đế, vì xinh đẹp nức tiếng nên nàng được tuyển vào nội cung. Khi nhập cung đổi tên thành Vương Chiêu Quân. 

Chiêu Quân thông thạo tứ nghệ gồm: cầm, kỳ, thi, họa, đặc biệt nàng có biệt tài gảy đàn tỳ bà, do đó trong tranh Chiêu Quân thường xuất hiện với một vẻ đẹp u buồn, choàng khăn đỏ, mặc áo lông, ôm đàn tỳ bà, cùng với một con bạch mã.

Tương truyền, vì số phi tần trong hậu cung của Hán Nguyên Đế quá đông nên hoàng đế ra lệnh cho các họa sĩ phải vẽ hình các cung phi để hoàng đế chọn. Vì từ chối đút lót cho họa sĩ là Mao Diên Thọ, hậu quả bức chân dung vẽ Chiêu Quân thật xấu xí nên nàng không được Nguyên Đế để mắt tới. 

Năm 33 TCN, thủ lĩnh Hung Nô là Hô Hàn Tà đến kinh đô Trường An để tỏ lòng thần phục nhà Hán và đề nghị được trở thành con rể của Hán Nguyên Đế. Thay vì gả một công chúa cho thiền vu thì Hô Hàn Tà đã được ban cho 5 cung nữ chọn từ hậu cung.

Thời đó xứ Hung Nô xa xôi cách trở, một đi không hẹn ngày trở về, người dân Hung Nô sống du mục trên các hoang mạc khô cằn, vì thế các cung nữ không ai dám sang. Duy chỉ có Vương Chiêu Quân bước ra tình nguyện lấy Hô Hàn Tà.

Đến ngày hôn lễ giữa Hô Hàn Tà và Chiêu Quân, Nguyên Đế thấy nàng xinh đẹp nên rất hối tiếc. Ông bèn hạ lệnh mang bức tranh nàng ra xem, thì thấy bức tranh do họa sĩ Mao Diên Thọ vẽ không giống chân dung thật, bèn sai xử trảm Thọ. 

Chiêu Quân lấy Hô Hàn Tà, tuy được sủng ái nhưng nàng luôn canh cánh nỗi buồn nhớ quê hương. Năm 31 TCN, Hô Hàn Tà chết, theo tập quán nối dây của người Hung Nô, Chiêu Quân trở thành phi tần của thiền vu tiếp theo là Phục Chu Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà.

Công lao của Chiêu Quân không chỉ ở việc nàng tự nguyện gả sang Hung Nô, hơn thế nữa sau khi thành hôn với hai đời Thiền Vu, chính nhờ tài sắc và sự khéo léo của nàng là nhân tố chính duy trì nền hòa bình giữa nhà Hán và Hung Nô kéo dài trên 60 năm, tránh cho dân lành kiếp nạn binh đao. 

Truyền thuyết "Chiêu quân xuất tái" [Đi đến biên cương] tả rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương. Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc".

Một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Điển tích "mỹ nhân lạc nhạn" do đó mà có.

3. Điêu Thuyền – Mỹ nhân bế nguyệt [Trăng thẹn phải trốn đi]

Điêu Thuyền, họ Nhiệm, tên Hồng Xương, sinh ở thời Đông Hán. 15 tuổi vào cung làm nữ tỳ chuyên phục vụ coi sóc trang phục cho các quan trong triều, do vậy sau này đều gọi nàng là Điêu Thuyền [là chức danh thời đó]. Nàng được đánh giá xếp thứ 3 trong số 4 mỹ nhân nổi tiếng Trung Quốc.  Điêu Thuyền là bậc quốc sắc thiên hương, khuynh nước khuynh thành, thông minh hơn người. Tương truyền suốt 3 năm sau khi nàng ra đời, tất thảy hoa đào trong thôn nàng ở không nở hoa, vì thấy hổ thẹn trước sắc đẹp của nàng. Có lần đêm khuya, nàng đi dạo thưởng trăng, Hằng Nga thấy mình không sánh nổi, vội vã trốn sau mây, vì vậy Điêu Thuyền còn được gọi là mỹ nhân bế nguyệt. 

Khác với Dương Quý Phi gắn với vẻ đẹp tròn trịa theo tiêu chuẩn thời Đường, Điêu Thuyền lại là mỹ nhân có dáng mạo mỏng manh, thướt tha như liễu rủ, cử chỉ điệu bộ vô cùng trang nhã, thanh tú, mỗi bước chân của nàng nhẹ nhàng như đang lướt trên mây. 

Năm 190, Lạc Dương có loạn chư hầu, vua tôi tán loạn tháo thân, Điêu Thuyền chạy ra khỏi cung, sau được quan tư đồ Vương Doãn thu nạp về phủ, nhận làm con gái nuôi. Vương Doãn là quan to trong triều Hán nhưng quyền lực khi đó thuộc về thái sư Đổng Trác.

Trác có người con nuôi là Lã Bố sức khỏe địch muôn người nên trong triều không ai dám cãi. Nhận thấy sắc đẹp, tài trí và lòng hiếu thảo của Điêu Thuyền, tư đồ Vương Doãn nảy ra kế liên hoàn được sắp đặt công phu nhằm ly gián cha con Đổng Trác và Lã Bố. 

Vương Doãn một mặt mời Lã Bố đến phủ, sai Điêu Thuyền quyến rũ Lã Bố, mặt khác gả Điêu Thuyền cho Đổng Trác sau đó vu cho ông bố nuôi phỗng tay trên khiến Lã Bố căm tức, phẫn nộ. Vì mê mệt sắc đẹp của Điêu Thuyền, năm 192, được sự giúp đỡ của Vương Doãn, Lã Bố nhân cơ hội thuận lợi để giết gã gian thần Đổng Trác. Chính kế sách ly gián của Vương Doãn và Điêu Thuyền đã giết Đổng Trác, là việc mà 18 lộ chư hầu binh hùng tướng mạnh của Viên Thiệu không làm được. 

4. Dương Quý Phi – Mỹ nhân tu hoa [Hoa thẹn vì không đẹp bằng]

Dương Quý Phi, tên thật là Dương Ngọc Hoàn [719- 756], sắc đẹp tuyệt trần, tinh thông ca vũ, được hậu thế tôn vinh là một trong tứ đại mỹ nhân lịch sử Trung Hoa.

Mồ côi cha mẹ khi mới lọt lòng, cô bé Ngọc Hoàn bị mang tiếng cao số, khắc song thân, may có người chú làm quan ở Hà Nam nhận về nuôi dưỡng, nhờ đó Ngọc Hoàn mới thoát khỏi kiếp nạn làm trẻ mồ côi, bị bơ vơ ghẻ lạnh. Từ Thục Châu đến Hà Nam, không chỉ cho Ngọc Hoàn một mái ấm gia đình, mà đây còn là bước ngoặt thay đổi số mệnh của nàng. 

Năm 734, con gái của Đường Huyền Tông là Cảm Nghĩa công chúa mở tiệc thành hôn, Ngọc Hoàn may mắn được tham dự. Tối đó, bị tiếng sét ái tình trước sắc đẹp của Ngọc Hoàn, em trai của Cảm Nghĩa công chúa là Thọ Vương Lý Mạo về đòi mẹ là Võ Huệ Phi [phi tử được sủng ái nhất của Đường Huyền Tông] cưới bằng được Ngọc Hoàn và phong nàng là Thọ Vương Phi.

Bước chân vào phủ Lý Mạo, Ngọc Hoàn có cơ hội được học đàn hát, ca múa, và các phương pháp làm đẹp vốn chỉ dành cho phụ nữ thượng lưu thời đó. 

Năm 737, mẹ chồng của Ngọc Hoàn là Võ Huệ Phi qua đời. Thấy Huyền Tông đau xót trước cái chết của ái phi, không màng sủng ái bất cứ phi tần nào trong tam cung lục viện, có người tiến cử với Huyền Tông "Dương Ngọc Hoàn có sắc đẹp tuyệt trần".

Theo ghi chép của "Tân Đường Thư" , tháng 10/740, Huyền Tông lấy danh nghĩa cầu phúc cho mẫu thân là Đậu Thái Hậu, ra ý chỉ lệnh Dương Ngọc Hoàn xuất gia làm nữ đạo sĩ, đạo hiệu là "Thái Chân", đồng thời chỉ hôn con gái của Vĩ Chiêu Huấn cho Lý Mạo, thế làm Thọ Vương Phi, sau đó mới lập Dương Ngọc Hoàn làm Quý Phi, phế bỏ Vương Hoàng Hậu, từ đó trong cung Dương Quý Phi cũng tương đương như hoàng hậu. 

Sau khi hợp thức hóa được việc biến con dâu thành phi tần của mình, Đường Huyền Tông hết mực say đắm, sủng ái Ngọc Hoàn. Ông còn tuyên bố trước toàn thể hậu cung: "Trẫm có được Dương Quý Phi, giống như có được bảo vật". 

Thời Đường, khi xã hội phát triển phồn thịnh về mọi mặt, người phụ nữ được cho là đẹp, hấp dẫn thì phải tròn trịa, mập mạp. Trong thành ngữ tiếng Hoa ngày nay vẫn còn câu: Yến ốm Hoàn mập. Yến là chỉ người đẹp thời Hán: Triệu Phi Yến, Hoàn là chỉ Dương Ngọc Hoàn thời Đường. 

So với 3 người đẹp trong Tứ đại mỹ nhân, Dương Quý Phi Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là sắc đẹp của nàng khiến hoa phải xấu hổ. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn buồn nhớ quê hương, nhớ gia đình. Một ngày, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải khuây, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, bèn than thở: "Hoa ơi hoa à, ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?".

Lời chưa dứt nước mắt đã tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải loại hoa trinh nữ [cây xấu hổ]. Lúc này, một cung nữ nhìn thấy, người cung nữ đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "mỹ nhân tu hoa".

Video liên quan

Chủ Đề