Trong văn bản Tuổi thơ tôi Lợi làm giàu bằng cách nào

Trả lời câu hỏi 1, 2 trang 15 SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Soạn bài Tuổi thơ tôi – Văn 6 CTST

1. Ấn tượng chung của em về văn bản Tuổi thơ tôi là gì?

2. Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật lợi

Quảng cáo

1. Ấn tượng chung của em về văn bản là rất hay và mang nhiều thông điệp ý nghĩa.

2. Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.


    Bài học:
  • BÀI 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN
  • Soạn bài Tuổi thơ tôi [CTST]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Giới thiệu Tác giả tác phẩm Tuổi thơ tôi chi tiết nhất về tiểu sử tác giả, tóm tắt, bố cục, giá trị nội dung, nghệ thuật và Sơ đồ tư duy bài học Gió lạnh đầu mùa.

1. Giới thiệu tác giả

- Nguyễn Nhật Ánh [sinh ngày7 tháng 5 năm1955]

- Quê quán:Làng Đo Đo, xãBình Quế, huyệnThăng Bình, tỉnhQuảng Nam.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Thường viết về đề tài tuổi thơ, tuổi mới lớn, bộc bạch những nỗi niềm tâm sự của các bạn trẻ.

+ Lối viết văn của Nguyễn Nhật Anh hồn nhiên, trong sáng. Ngôn ngữ giản dị nhưng giàu cảm xúc.

- Tác phẩm chính:

Bộ truyện: Kính vạn hoa [1995–2010], Chuyện xứ Lang Biang [2004–2006]

Tiểu thuyết: Cô gái đến từ hôm qua [1989] / Hạ đỏ [1991]/ Tôi là Bêtô [2007]/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ[2008]/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh [2010]/ Lá nằm trong lá[2011]

Truyện ngắn: Cú phạt đền [1985] Chuyện cổ tích dành cho người lớn

Thơ: Thành phố tháng tư [1984] Đầu xuân ra sông giặt áo [1986]

Phim chuyển thể: Kính vạn hoa[2004–2006]/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh [2015]

2. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

- Thể loại:Truyện ngắn

- Xuất xứ:in trong tập Sương khói quê nhà, NXB Trẻ, 2012

- Phương thức biểu đạt:Tự sự

- Người kể chuyện:Ngôi kể thứ I.

- Tóm tắt:

Vào một ngày khi ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Nhân vật tôi chợt nghĩ tới kỷ niệm ngày xưa, cùng bạn bè chơi trò chơi đá dế. Đặc biệt là kỉ niệm về Lợi cậu bạn có con dế lửa dũng mãnh, cậu rất yêu quý nó và nhất quyết không đổi nó lấy bất cứ thứ gì. Nhưng một ngày vì trò đùa của cậu bạn ngồi cạnh, mà chú dế của Lợi bị thầy giáo thu mất, vô tình chiếc cặp sách của thầy giáo đã đè bẹp con dế lửa của Lợi. Cậu vô cùng buồn bã, hụt hẫng, cậu khóc rất nhiều. Các bạn trong lớp ai cũng thương chú dế dũng mãnh và thương cả Lợi. Lợi chôn con dế dưới gốc cây bời lời, các bạn trong lớp ai cũng đến để đưa tiễn con dế, thầy Phu cũng đến và còn đặt ở mộ con dế một chiếc vòng hoa, thầy rất ân hận vì hành động vô ý của mình. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.

- Bố cục:

Đoạn 1: Từ đầu đến “mường tượng lại cảnh này”: Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm ngày thơ ấu.

Đoạn 2: Tiếp đó đến “gáy inh ỏi”: Kỉ niệm về Lợi và chú dế lửa.

Đoạn 3: Còn lại: Câu chuyện đáng buồn

- Giá trị nội dung:

+ Trân trọng tình yêu thiên nhiên, sinh vật của các nhân vật trong truyện đối xử với loài vật như đối với con người

+ Những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, giản dị sẽ là kí ức đẹp đẽ với mỗi người

- Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng phù hợp với các bạn nhỏ

+ Sử dụng ngôi kể thứ I, là dòng hồi ức nhớ lại kỉ niệm tuổi thơ của nhân vật tôi giúp bài văn trở nên chân thật, sinh động và gần gũi hơn.

3. Soạn bài Tuổi thơ tôi

3.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Em từng vô ý làm tổn thương người khác hay chưa? Nếu có, sự việc ấy xảy ra như thế nào?

- Em đã từng vô ý làm tổn thương bạn cùng bàn của em khi em hiểu lầm bạn ăn cắp cây bút mà mẹ mới mua cho em. Hôm ấy là sinh nhật của em, mẹ tặng em một cây bút máy rất đẹp. Em cảm thấy rất vui và đem lên lớp khoe với các bạn. Tuy nhiên đến cuối giờ thì em không còn thấy cây bút đâu nữa. Em liền nghĩ là do bạn cùng bàn đã lấy cắp nó vì lúc nãy bạn ấy tỏ ra rất thích cây bút. Em liền hét lên đổ tội cho bạn và đòi soát cặp của bạn ấy dù cho bạn ấy cố giải thích là mình không lấy. Cô giáo thấy vậy liền đến hỏi chuyện và bảo em kiểm tra lại mình đã cất cây bút hay chưa. Thì ra là em đã các cây bút vào ngăn sâu nhất của cặp. Sau lần đó, em đã xin lỗi bạn nhưng vẫn không quên được cảm giác có lỗi và hối hận cho đến tận bây giờ.

3.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

- Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn vì dế lửa là loại chế khó tìm thấy, nổi tiếng bởi sự lì đòn và có thể hạ gục bất kỳ con dế to lớn nào.

Câu 2: Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

- Căn cứ vào việc con dế nổi quạu, gáy inh ỏi trong lớp học, em nghĩ chuyện xảy ra tiếp theo là thầy giáo sẽ nghe được tiếng dế và tịch thu nó để tránh tiếng dế làm ồn lớp học, khiến các bạn học sinh xao nhãng.

Câu 3: Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

- Thái độ của các bạn đối với Lợi Cho thấy họ không phải là những người xấu. Mặc dù việc ghen tị với Lợi vì Lợi có con dế lửa rồi bày trò chọc cậu là không đúng, nhưng khi thái Lợi khóc vì con dế chết, lòng của họ cũng chùng xuống vì cảm thấy có lỗi khi đã vô tình làm tổn thương Lợi.

3.3. Suy ngẫm và phản hồi trong bài Tuổi thơ tôi ngữ văn 6Cánh Diều

Câu 1: Ấn tượng chung của em về văn bản là gì?

- Em cảm thấy đây là một văn bản có cách kể chuyện hấp dẫn, thú vị và mang lại nhiều thông điệp ý nghĩa cho người đọc.

Câu 2: Hãy chỉ ra các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhân vật lợi.

- Nhân vật Lợi: trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.

Câu 3: Khi biết dế lửa chết, Lợi đã phản ứng như thế nào? Vì sao?

- Khi dế lửa chết, Lợi liền bật khóc rưng rức vì cậu đã mất đi con chiến mã có khả năng hạ gục mọi đối thủ của mình, đồng thời, cậu cũng lo sợ bị chúng bạn cười và cảm thấy bẽ mặt trước các bạn vì trước đó đã huênh hoang khi nắm trong tay con dế lửa.

Câu 4: Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng. Những chi tiết nào thể hiện điều đó?

Những chi tiết thể hiện đám tang của dế lửa được lợi và bạn bè cử hành trang trọng là:

“Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mạng”

“Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm”, “thầy Phu cũng đến”

“Khi lợi đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sửa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thấy nhau lấp đất cho thật đầy”

“Lợi cắm lên đó những nhánh cỏ tươi”, “Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế”

Câu 5: Trong truyện Tuổi thơ tôi:

a] Nhân vật được nói nhiều nhất là Lợi, bởi vì Lợi là bạn thân của tác giả và trong tuổi thơ mà tác giả hồi tưởng lại có Lợi. Đồng thời, câu chuyện xoay quanh việc Lợi có được con dế lửa nhưng nó lại chết đi và làm đám tang cho dế lửa.

b] Dế lửa là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Điều này được khẳng định qua một số chi tiết sau:

“Bọn tôi chỉ ghét Lợi thôi chứ không ghét con dế lửa của nó. Mà ngay cả Lợi, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào và ghét nó nữa”

Câu 6: Theo em, vì sao cái chết của dế lửa lại tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi? Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện như thế nào?

- Theo em, cái chết của dế lửa là tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Bởi vì trước đó, các bạn ghét Lợi khi Lợi có được con dế lửa bất khả chiến bại, thầy Phu không hài lòng vì nghĩ Lợi chơi dế trong giờ học. Nhưng sau khi dế lửa chết, các bạn và cả thầy Phu đã cảm thấy có lỗi và cảm thông cho Lợi.

- Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của câu chuyện khi từ một câu chuyện nói về sự ganh ghét nhau giữa những đứa trẻ, nó trở thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau trong một tập thể.

Câu 7: Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

- Từ câu chuyện trên em rút ra một bài học về cách ứng xử trong cuộc sống, đó là phải luôn biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu và bao dung nhau.

Video liên quan

Chủ Đề