Ví dụ về đặc điểm loại hình tiếng Việt

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH  CỦA TIẾNG VIỆT.

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:

1. Khái niệm :

a. Loại hình

-Một tập hợp những sự vật , hiện tượng cùng có chung những đặc trưng cơ bản nào đó.

Ví dụ :  Loại hình nghệ thuật ,  Loại hình báo chí ,                Loại hình ngôn ngữ …..

b. Loại hình ngôn ngữ :

  Là cách phân loại ngôn ngữ trên thế giới dựa trên những đặc trưng cơ bản nhất của các ngôn ngữ đó .

2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt :

 – Tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT:

Mang đặc trưng của loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc trưng sau:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp [ Tính phân tiết]:

Ví dụ :   Sao anh không về chơi thôn Vĩ  ? 

 – Câu thơ có  7 tiếng à 7 âm tiết , 7 từ , đọc và viết tách rời nhau .

 – Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ : trở về ,ăn chơi , thôn xóm

-> – Về mặt ngữ âm :tiếng à âm tiết .

    – Về mặt sử dụng :tiếng à từ hoặc yếu tố cấu tạo từ .

2. Từ không biến đổi hình thái

Ví dụ 1 : Xác định chức năng ngữ pháp của từ được gạch dưới trong câu thơ sau:

        Mình về mình có nhớ ta

Ta về  ta  nhớ những hoa cùng người

-Mình 1, mình 2:chủ ngữ.

– Ta 1 : phu ngữ.

-Ta 2, 3: chủ ngữ èkhông biến đổi về hình thái.

 Ví dụ 2:

  Tôi [1]tặng anh ấy[1] một cuốn sách , anh ấy[2] cho tôi[2 ] một quyển vở .

 – Tôi [1]: chủ ngữ ; tôi [2]: phụ ngữ bổ nghĩa cho động từ “cho’’

 – Về ngữ âm và chữ viết : không có sự khác biệt nào giữa các từ

 – Có thể thấy như vậy đối với các từ “ anh ấy’’ 

*Dịch sang tiếng Anh :

 I give him a book, he gives me a book .

 Tôi [1] dịch là I [ chủ từ ] ; tôi [2 ] dịch là me [phụ ngữ]

 Anh ấy[1] dịch là him [ phụ ngữ ]; anh ấy [2]dịch là  he [chủ từ]

àTừ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ pháp .

– Từ trong tiếng Anh biến đổi hình thái để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác nhau à Tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết

3] Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật  tự trước sau và sử dụng hư từ :

Ví dụ :  Tôi ăn cơm .

Nếu thay đổi trật tự từ trong câu và sử dụng thêm một số hư từ [đã; đang, sẽ sắp,…]èý nghĩa NP trong câu sẽ thay đổi theo.

III. LUYỆN TẬP:

Bài tập 1:

–  Nụ tầm xuân 1 là phụ ngữ cho ĐT hái, đứng sau ĐT hái; nụ tầm xuân 2 là chủ ngữ , trước ĐT nở.

– Bến 1:phụ từ đứng sau ĐT nhớ; bến 2 là chủ ngữ , đứng trước cụm từ “khăng khăng đợi thuyền”

–  Trẻ, già àtương tự vd1 và 2.

– Bống 1,2,3 và 4 : phụ ngữ  của các ĐT trước nó  nên đều đứng sau ĐT; chỉ khác nhau về hư từ kèm theo [ko có hư từ hoặc có hư từ “ cho”]

Bống 5 và 6:àchủ ngữ àđứng trước các ĐT [ngoi ,lớn]

-> Ở vị trí ngữ pháp nào các từ vẫn không biến đổi hình thái

Bài tập 3: Các hư từ :

*Đã:chỉ hoạt động  xảy ra trong quá khứ.

*Các: sự vật ở số nhiều, mức độ toàn thể.

*Để: chỉ mục đích.

*Lại: chỉ sự tái diễn.

*Mà: chỉ mục đích .

Đặc điểm loại hình của Tếng Việt là một trong những khái niệm khó của tiếng việt. Nó chỉ ra các hình thái của từ trong ngôn ngữ mà còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Trong tiếng Anh thì loại hình ngôn ngữ cũng chi phối một câu nhưng khác so với tiếng việt. Vì thế, bạn cần phải nắm vững cấu trúc ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa của một từ thì mới phân tính được rõ ràng.

Trước khi hiểu loại hình ngôn ngữ là gì thì bạn cần phải nắm được khái niệm của hư từ và các bộ phận cấu tạo trong một câu.

Hư từ là gì?

Hư từ là một loại từ biểu thị ngữ pháp trong một câu, tác động vào ý nghĩa của câu. Ngoài ra, hư từ có thể thay đổi động từ trong câu tùy vào các loại ngôn ngữ. Có thể nói hư từ làm thay đổi ý nghĩa trong một phạm vi nào đó như thời gian thực hiện hành động. Hư từ còn có chức năng nhấn mạnh cho một câu sắp nói.

Ví dụ: Thằng Đức đang câu cá, nó đã lông bông cả tháng nay rồi.

Hư từ ở đây là chữ “đang” và “đã”. Hai từ này biểu thị ý nghĩa của hai câu cho ta biết thời gian của hành động.

Cấu trúc của một câu

Trong tiếng Anh, một câu phải đầy đủ chủ từ, động từ và túc từ. Túc từ có thể có hoặc không. Từ ngữ đóng vai trò cấu tạo nên một câu trong tiếng Việt hoàn chỉnh. Một câu được chia làm hai phần: Thành phần chính và thành phần phụ.

Thành phần chính bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần phụ gồm định ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ, biệt ngữ,… Cú pháp của thành phần câu tuân theo quy tắc : Chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ và định ngữ. Chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc phải có, các thành phần kia có thể có hoặc không.

Nguồn gốc của loại hình tiếng Việt

Tiếng Việt có nguồn gốc từ Nam Á, thuộc dòng dân tộc Môn-Khmer. Lịch sử tiếng Việt đã trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ Bắc thuộc, giai đoạn hai là thời kỳ độc lập tự chủ, giai đoạn ba là thời kỳ Pháp thuộc và giai đoạn bốn là từ cách mạng tháng 8 đến nay.

Ngoài ra, tiếng Việt có sự ảnh hưởng rất lớn từ tiếng Hán, có rất nhiều âm được vay mượn từ tiếng Hán. Đầu thế kỷ thứ XI, chữ nho được phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Ta có thể thấy các cụ già đến ngày nay còn biết viết chữ Nho. Đa phần các chữ ở chùa chiền hay công trình kiến trúc cũ thường là chữ Hán cổ.

Đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược nước ta, tiếng Việt cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bảng chữ cái hiện nay của tiếng Việt gồm có 27 ký tự và 6 dấu thanh.

Tổng kết phần tiếng Việt

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

Loại hình ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ người ta phân làm bốn loại hình chính:

+ Loại hình hỗn nhập

+ Loại hình chắp dính

+ Loại hình đơn lập

+ Loại hình hòa kết

Nếu như để hiểu rõ bốn loại hình này thì không phải điều đơn giản. Bạn có thể tham khảo thêm ở các sách chuyên dành cho nghiên cứu ngôn ngữ. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian để hiểu rõ về bốn loại hình ngôn ngữ này.

Tiếng Việt là loại hình đơn lập

Khác với tiếng Anh là loại hình ngôn ngữ hòa kết, đặc điểm loại hình của tiếng việt là loại hình đơn lập. Tức là loại ngôn ngữ không có hình thái, từ ngữ không bị biến hình, không bị thay đổi dù ở bất kỳ trạng thái nào.

  • Tiếng là đơn vị của cơ sở ngữ pháp

Để hiểu rõ vấn đề này ta cần nắm một chút khái niệm về âm tiết. Âm tiết là sự phát âm của con người khi sử dụng ngôn ngữ nào đó. Độ dài ngắn của một từ sẽ cho ta thấy rõ về âm tiết.

Tiếng trùng với âm tiết trong tiếng Việt. Ví dụ ở câu: “Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn.” Câu có 10 tiếng thì cũng có 10 âm tiết.”

Về mặt sử dụng âm tiết có thể là từ hoặc có thể là yếu tố tạo từ.

  • Từ không bị biến đổi hình thái

Để thấy rõ vấn để này ta sẽ xét cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hai ví dụ sẽ cho ta thấy được đặc điểm loại hình của tiếng việt chứa từ sẽ không bị biến đổi hình thái.

Ví dụ: Anh nhớ anh đã rất buồn trong thời thơ ấu. Một thời tất cả mọi người đã xem anh như một tên ác ôn.

Anh nằm ở vị trí thứ nhất và thứ hai đóng vai trò chủ ngữ. Từ anh thứ ba là bổ ngữ cho từ động từ xem. Anh ở vị trí thứ nhất và thứ hai không bị thay đổi về hình thái.

Ta xét ví dụ về một câu trong tiếng Anh:

I make him to go to Mary’s house, he gives me 10 dollars.

Ta thấy từ he là chủ từ, từ him là túc từ chịu sự tác động của động từ phía trước. Khi đó buộc he phải thay đổi thành him.

Theo hai ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được từ trong tiếng Việt không bị thay đổi hình thái mà từ trong tiếng anh bị thay đổi. Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, từ cũng không bị thay đổi hình thái.

Có hai cách cho bạn thấy rõ ý nghĩa của phần này. Bạn hãy thử đảo lộn các trật tự sắp xếp của từ hoặc sử dụng hư từ thì bạn sẽ thấy.

Ví dụ: Tôi đến nhà bạn của tôi.

Nếu bạn thêm các hư từ vào bạn sẽ thấy câu thay đổi về mặt ý nghĩa. Ngữ pháp của câu vẫn như vậy, các từ khác vẫn giữ nguyên. Ví dụ :

“Tôi đã đến nhà bạn của tôi.” [ Biểu thị quá khứ]

“Tôi đang đến nhà bạn của tôi.” [Biểu thị đang thực hiện hành động đó]

Nếu trong tiếng Anh sẽ là :

I go to my friend’s house

Nếu thay đổi một câu hiện tại thành quá khứ thì sẽ thay chữ “go” thành “went”.

Đặc điểm loại hình của tiếng việt là một trong những khái niệm khó của tiếng việt. Nó chỉ ra các hình thái của từ trong ngôn ngữ mà còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Cùng bacdau.vn tìm hiểu là một trong những bài khá khó trong ngữ pháp tiếng Việt. Nếu muốn hiểu rõ hơn bạn cần nắm vững kiến thức về một câu, các loại từ. Đây là phương tiện để giúp bạn dễ hiểu các vấn đề hơn.

Was this article helpful?

Like 10 Dislike 0

Video liên quan

Chủ Đề