Người soạn thảo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản là ai


Giữa lúc chủ nghĩa tư bản phát triển ở mức cao, giữ quyền thống trị ở châu Âu và bắt đầu bành trướng thế lực sang châu Phi, châu Á với các cuộc chinh phục bằng bạo lực, khiến nhiều quốc gia trở thành thuộc địa và chịu áp bức, bóc lột. Do đó, vào tháng 02/1848, “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” được Các Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo xong và xuất bản lần đầu tiên vào trung tuần tháng 3 năm 1848. Vào thời điểm đó, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” không chỉ là bản cáo trạng đanh thép đối với chủ nghĩa tư bản, mà còn là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới, là ngọn đuốc soi đường cho giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh phá bỏ xiềng xích và mọi sự áp bức, bất công trong xã hội tư bản. Sự ra đời của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào công nhân - đó là sự phát triển từ tự phát đến tự giác. Tư tưởng khoa học và cách mạng trong văn kiện lịch sử này nhanh chóng thâm nhập vào giai cấp vô sản và lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân lao động, trở thành lực lượng vật chất vĩ đại. Nhiều cuộc cách mạng xã hội của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động đã nổ ra và giành được những thắng lợi rất quan trọng, làm thay đổi bộ mặt của thế giới đương đại.

Về mặt lý luận, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” có nhiệm vụ thuyết trình sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản; sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp vô sản hiện đại; những căn cứ khách quan, nội dung khoa học và tính chất cách mạng của chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời, nó còn có nhiệm vụ đập tan mọi câu chuyện hư truyền về “bóng ma cộng sản” mà các thế lực chính trị phản động ở châu Âu khi ấy đều hoảng sợ và tìm cách bôi nhọ, phản bác. Về mặt thực tiễn, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” có nhiệm vụ trình bày công khai mục đích, nhiệm vụ, những biện pháp cách mạng và lập trường, chiến lược, sách lược của những người cộng sản nhằm lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, thiết lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiến hành cải tạo xã hội tư bản và xây dựng xã hội mới văn minh, tiến bộ hơn, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đánh giá về tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Lênin khẳng định: “Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng ngàn bộ sách, tinh thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy toàn thế giới giai cấp vô sản có tổ chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh”.

Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân và phong trào công nhân, C. Mác và Ph. Ăngghen nhận thấy sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới, không còn áp bức, bất công, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chỉ có giai cấp vô sản mới có khả năng đảm nhận được sứ mệnh lịch sử to lớn và cao cả đó, bởi “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp “tự giải phóng”; đồng thời nhấn mạnh, trong cuộc đấu tranh cách mạng đó, giai cấp công nhân và các tầng lớp Nhân dân lao động bị áp bức chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Các ông đã đưa ra khẩu hiệu nổi tiếng: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” [về sau, khẩu hiệu này được Lênin bổ sung: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết lại”]. Khẩu hiệu trong cương lĩnh đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới không những công khai tuyên bố tính chất quốc tế và kêu gọi tình đoàn kết của cách mạng vô sản, mà còn là ngọn cờ dẫn dắt ý chí và hành động trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc của giai cấp công nhân các nước chống lại sự áp bức, nô dịch của giai cấp tư sản, đồng thời thúc đẩy tiến trình phát triển của cách mạng thế giới chuyển biến cả về lượng và chất.

Như vậy, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời đã thức tỉnh giai cấp công nhân và Nhân dân lao động, làm cho họ ý thức được một cách nhanh chóng và sâu sắc vai trò lịch sử của mình trước giai cấp, dân tộc và nhân loại. Tính cách mạng triệt để của nó là ở chỗ, lần đầu tiên những người cộng sản - hạt nhân tiên tiến nhất của giai cấp công nhân - trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về quan điểm, mục đích, biện pháp của mình để đập tan câu chuyện hoang đường về “bóng ma cộng sản”, cùng mọi luận điệu xuyên tạc, công kích chủ nghĩa cộng sản của các thế lực phản động, cơ hội, xét lại. Từ đây, những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế đã có vũ khí lý luận và cương lĩnh để hành động, để đấu tranh chống lại giai cấp tư sản không chỉ bằng bạo lực, bằng lực lượng vật chất, mà còn bằng cả lý luận phản ánh hiện thực khách quan của phong trào vô sản thế giới.

Đến nay “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã trải qua những thử thách lớn lao trên con đường hiện thực hóa lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cho thấy, ở đâu và lúc nào, những luận điểm, nguyên lý cơ bản của nó được nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện khách quan, thì ở đó và lúc đó, cách mạng vượt qua được những thử thách để phát triển. Ngược lại, ở đâu và lúc nào, những luận điểm, nguyên lý của nó bị hiểu sai, vận dụng sai, hoặc nhận thức và vận dụng một cách giáo điều, máy móc, thì ở đó và lúc đó, cách mạng gặp trắc trở, khó khăn, hoặc bị tổn thất, thậm chí bị thất bại.

Các Mác [ảnh trái] và Ph.Ăng-ghen - nguồn internet


Được sự ủy nhiệm của những người cộng sản, ngày 24/02/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bao gồm 4 chương do Các Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo đã lần đầu tiên được xuất bản tại Luân Đôn [thủ đô nước Anh]. Sau đó tác phẩm được dịch và xuất bản ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu như tiếng Anh, Pháp, Đức, Italia, Đan Mạch, Ba Lan, Nga… Chỉ tính riêng châu Âu, sau khi “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” được xuất bản đã nhanh chóng truyền bá và dịch ở hơn hai mươi quốc gia. Thời điểm đó, sức ảnh hưởng của tác phẩm ở châu Âu được cho là lớn mạnh nhất và sau đó lan sang các nước châu Á như Ấn Độ, Georgia, Armenia, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Đây là một tác phẩm lý luận bất hủ, tràn đầy sức sống thực tiễn, giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Kể từ khi Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời, thế giới đã có nhiều biến đổi, song lịch sử tiếp tục chứng minh rằng, những tư tưởng vĩ đại trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục soi đường cho nhân loại tiến đến một tương lai ngày càng tốt đẹp hơn.

Nội dung cơ bản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khẳng định: Hai nguyên lý của chủ nghĩa Mác là phương thức sản xuất và trao đổi kinh tế cùng với cơ cấu xã hội của phương thức đó quyết định sự hợp thành nền tảng của xã hội; lịch sử phát triển của xã hội có giai cấp là lịch sử của đấu tranh giai cấp; giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, nếu đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn bộ xã hội khỏi tình trạng bị áp bức bóc lột, phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp; vai trò, chiến lược, sách lược của Đảng Cộng sản; đập tan những hư truyền về “bóng ma cộng sản” các thế lực chính trị phản động đang loan truyền ở châu Âu khi đó,... Trong đó, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” chính là quan điểm nhân đạo chủ nghĩa cao cả, thấm sâu vào trong mọi quan hệ giữa người và người; là sự nhất trí hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội sẽ được xác lập một cách công bằng, văn minh trong xã hội cộng sản. Khẳng định vai trò tiên phong của chính đảng vô sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen cũng đồng thời chỉ rõ đường lối chiến lược, sách lược của đảng. Đó chính là mỗi chính đảng vô sản cần phải và luôn luôn phải hành động tùy theo những điều kiện lịch sử cụ thể, chứ không phải theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào đó. Song, khi đề xuất một đường lối cụ thể để hành động, bên cạnh việc xác định sự phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi Đảng Cộng sản đều phải tính đến những nguyên lý, nguyên tắc chiến lược, sách lược chung, nhất loạt có tính chất phổ biến, để làm cho những mục tiêu trước mắt của giai cấp vô sản nước mình phục tùng những mục đích cuối cùng của giai cấp vô sản toàn thế giới, tuân thủ sự nhất trí giữa những nhiệm vụ quốc tế và nhiệm vụ dân tộc.


 

Trang bìa “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” xuất bản lần đầu ngày 24/2/1848
 

Kỷ niệm 174 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường, nhìn lại chặng đường cách mạng của Đảng ta hơn 35 năm đổi mới đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn những giá trị bền vững và ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, từ đó chủ động, không ngừng vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp những nguyên lý nền tảng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể của nước ta để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tác giả bài viết: Sưu tầm, tổng hợp: Ngô Thanh Hoàng

Nguồn tin: VKSND.H Vĩnh Thạnh.

          Được sự uỷ nhiệm của những người cộng sản, ngày 24 tháng 2 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới. 

         Ngày 18 tháng 03 năm 1848 tác phẩm này đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, cho đến nay trên thế giới nó đã được tái bản nhiều lần. Từ những năm 1929 - 1930 nó đã được các chiến sỹ cộng sản Việt Nam chuyền tay nhau nghiên cứu, kể cả trong hoàn cảnh bị Pháp giam cầm. Tư tưởng chủ đạo và những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” luôn là bó đuốc soi đường, là kim chỉ nam hành động, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản còn là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là kim chỉ nam hành động của toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. 

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người được thực sự sống trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. 

Tác phẩm này không chỉ là tác phẩm quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó tập trung luận giải vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, tính tất yếu và những điều kiện giải phóng giai cấp vô sản. Nó là kim chỉ nam cho hành động của toàn bộ phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. Là ngon cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghiã tư bản, giải phóng loài người vĩnh viễn thoát khỏi mọi ách áp bức bóc lột giai cấp, bảo đảm cho loài người thực sự sống trong tự do, hoà bình, hạnh phúc.

Kỷ niệm 170 năm ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản [24/02/1848 – 24/02/2018], cùng với sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc nghiên cứu và nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” có ý nghĩa thiết thực, quan trọng, góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ tự giác chấp hành các đường lối chính sách của Đảng.

Thông qua tác phẩm này, giúp cho Đoàn viên thanh niên nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”; giúp tuyên truyền, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng niềm tin, góp phần bảo vệ nền tảng lý luận, tư tưởng của Đảng, bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa; vận dụng tư tưởng của tác phẩm nhằm rèn luyện đạo đức, lối sống, chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đoàn viên, thanh niên hiện nay.Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên và trí thức trẻ về vai trò, trách nhiệm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tham gia xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng, xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh, xứng đáng là đội quân xung kích cách mạng, đội dự bị tin cậy của Đảng.

[Kèm theo Đề cương tuyên truyềnkỷ niệm 170 năm ra đời tác phẩmTuyên ngôn của Đảng Cộng sản” [24/02/1848 – 24/02/2018]]

Video liên quan

Chủ Đề