Mỗi cổ đông có thể mua bao nhiêu cổ phiếu

Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Chuyên viên Tư vấn quản trị doanh nghiệp phụ trách EzGSM [Đại hội đồng cổ đông trực tuyến], Công ty Chứng khoán FPT:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 114, Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông có quyền tham dự và phát biểu trong các ĐHCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 - Giải thích từ ngữ: “Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần”.

Như vậy, mỗi cổ đông, dù chỉ sở hữu 1 cổ phần cũng có quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ. Trong trường hợp bạn hỏi, Công ty A quy định như vậy là trái với quy định của pháp luật.

Các cổ đông đều được pháp luật bảo vệ quyền, nếu bị vi phạm, họ hoàn toàn được đòi hỏi quyền lợi của mình. Đến ngày họp ĐHCĐ, cổ đông có quyền đến, yêu cầu ban tổ chức cho dự họp và biểu quyết theo đúng quy định của pháp luật. Nếu ban tổ chức không cho vào tham dự, biểu quyết tại đại hội thì cổ đông có thể tập hợp nhau lại trao đổi, kiến nghị với hội đồng quản trị.

Trường hợp khác, cổ đông có thể tập hợp nhau lại để khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 161, Luật Doanh nghiệp 2014 - Quyền khởi kiện đối với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc.

Cổ đông cũng có thể khởi kiện yêu cầu tòa án, trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết, hoặc một phần nội dung nghị quyết của ĐHCĐ do trình tự và thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của ĐHCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty theo quy định tại Khoản 1, Điều 147, Luật Doanh  nghiệp 2014 - Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHCĐ.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về cổ phần vàphân loại cổ phần theo quy định hiện hành
  • 2. Thế nào là mua cổ phần từ công ty và nhận chuyển nhượng từ cổ đông của công ty
  • 3. Các điều kiện chuyển nhượng cổ phần
  • 4. Phương thức chuyển nhượng cổ phần
  • 5. Thủ tục mua cổ phần trên thực tế

1. Khái quát về cổ phần vàphân loại cổ phần theo quy định hiện hành

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có định nghĩa: Vốn điều lệ được chi thành các phần nhỏ bằng nhau, các phần nhỏ này gọi là cổ phần. Chủ thể nắm giữ cổ phần được gọi là cổ đông của doanh nghiệp.

Về phân loại, dựa theo công dụng, tính chất, khả năng chi phối quyền quản lý điều hành doanh nghiệp,... cổphần được phân chia thành 03 loại: Cổ phần phổ thông và Cổ phần ưu đãi trong đó, cổ phần ưu đãi có thể không có nhưng bắt buộc phải có cổ phần phổ thông.

Khái niệm cổ phần phổ thông:Cổ phần phổ thông là loại cổ phầnphổ biến nhất trong công ty cổ phần. Chủ thể sở hữu cổphần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Chủ thể vừa sở hữu cổ phần phổ thông vừa ký tên trong danh sách thành viên sáng lập doanh nghiệp được gọi là cổ đông sáng lập.Theo quy định pháp luật,cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi:Là cổ phần sẽ dành cho người sở hữu chúng được hưởng một số ưu đãi nhưng đồng thời cũng bị hạn chế một số quyền so với cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có nhiều loại, mỗi loại cổ phần ưu đãi đem lại cho người sở hữu chúng những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Các loại cổ phần ưu đãi gồm có:

- Cổ phần ưu đãi cổ tức: Là cổ phần mà cổ đông sở hữu sẽ được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm và một số ưu đãi khác theo quy định pháp luật. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức nàynàykhông có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

- Cổ phần ưu đãi hoàn lại:Là cổ phần giúp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại nàyđược công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của chính cổ đông đó hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Cũng giống như cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ đông bị hạn chếmột số quyền cơ bản như không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Là cổ phần giúp cho cổ đông sở hữu chúngcó số biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông, số biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyếtcó quyền biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại điều lệ công ty; Các quyền khác như cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển thành cổ phần phổ thông.

- Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định:ngoài các loại cổ phần ưu đãi mà pháp luật quy định, các cổ đông có quyền thỏa thuận về cổ phần ưu đãi cho cổ đông tùy thuộc vào tính chất hoạt động của công ty.

2. Thế nào là mua cổ phần từ công ty và nhận chuyển nhượng từ cổ đông của công ty

Mua cổ phần từ công ty:

Công ty cổ phần có thể trực tiếp hoặc gián tiếpbán cổ phần của mình cho người mua. Mua trực tiếp từ công ty là việc người mua mua cổ phần từ các đợt công ty chào bán cổ phần. Mua gián tiếp tức là công ty cổ phần bán cổ phần của mình thông qua thị trường chứng khoán và người mua sẽ mua cổ phần của doanh nghiệp đó thông qua việc mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Khi đó, công ty phải hội đủ các điều kiện do pháp luật về chứng khoán quy định thì mới có thể chào bán theo hình thức gián tiếp này. Hoạt động này sẽ làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Các hình thức chào bán cổ phần của doanh nghiệp:

- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;

- Chào bán cổ phần riêng lẻ;

- Chào bán cổ phần ra công chúng.

Nhận chuyển nhượng từ cổ đông của công ty:

Hình thức mua bán cổ phần này có đôi chút khác biệt so với việc mua cổ phần trực tiếp từ công ty. Điểm khác biệt thể hiện ở chỗ, hoạt động mua bán này không làm tăng vốn điều lệ của công ty mà chỉ làm thay đổi số lượng cổ phần mà cổ đông sở hữu, và trong nhiều trường hợp làm thay đổi số lượng cổ động của công ty.Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.

3. Các điều kiện chuyển nhượng cổ phần

Điều kiện chuyển nhượng đối với cổ phần phổ thông:

Điều kiện chuyển nhượng cổ phần phổ thông được quy định tại các Điều 115, Điều 120 và Điều 127 Luật Doanh nghiệp như sau:

- Cổ đông phổ thông không phải là cổ đông sáng lậpđược tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.

- Cổ đông sáng lập cũngđược chuyển nhượng cổ phần phổ thông nhưng việc chuyển nhượng cổ phần bị hạn chế trong một số trường hợp sau đây:

+ Theo quy định tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mìnhcho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

+ NếuĐiều lệ công ty có quy định điều kiện chuyển nhượng cổ phần và điều kiện này được ghi nhận trong cổ phiếu phổ thông, việc chuyển nhượng cố phần phổ thông phải tuân theo các điều kiện ghi nhận trong cổ phiếu phổ thông đó.

Điều kiện chuyển nhượng đối với cổ phần ưu đãi:

Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức:Khoản 2 Điều 117 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tứccó thể được tự do chuyển nhượng mà không bị hạn chế, bởi tính chất của loại cổ phần này chỉ giúp cho người sở hữu cổ phần nhận được nhiều cổ tức hơn so với các loại cổ phần khác mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, điều hành công ty nên có lẽ vì vậy mà không bị hạn chế chuyển nhượng.

Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết: Đây là một trong những loại cổ phần mang tính ảnh hưởng tới hoạt động quản lý, điều hành công ty nên việc chuyển nhượng cổ phần này bị hạn chế. Thông thường,cổ phần không được chuyển nhượng cho người khác. Việc chuyển nhượng chỉ xảy ra trong các trường hợp: Chuyển nhượng theo bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc là di sảnthừa kế.

Đối với cổ phần ưu đãi hoàn lại: Tương tự như cổ phần ưu đãi cổ tức là không ảnh hưởng tới việc quản lý, điều hành doanh nghiệp nên cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại.

4. Phương thức chuyển nhượng cổ phần

Đối với hình thức mua cổ phần, các chủ thể có thể lựa chọn việc mua từ công ty cổ phần hoặc mua cổ phần từ cổ đông của công ty. Về phương thức chuyển nhượng cổ phần, khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cổ phần có thể được chuyển nhượng dưới hai hình thức là: Chuyển nhượng trực tiếp thông qua Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc Chuyển nhượng gián tiếp thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Phương thức chuyển nhượng cổ phần thông qua Hợp đồng chuyển nhượng: Khichuyển nhượng cổ phần theo phương thức này, hình thức bắt buộc của giao dịch là lập hợp đồng. Việc giao dịch này có thể coi là một giao dịch dân sự có nội dung mua - bán cổ phần.Hợp đồng chuyển nhượng cổ phầncó thể bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương,giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Khi hoàn thành việc mua cổ phần, cổ đông sẽ được ghi nhận vào sổ cổ đông của công ty và có quyền, lợi ích tương ứng với số lượng cổ phần mà mình nắm giữ.

Phương thức chuyển nhượng cổ phần thông qua Giao dịch trên thị trường chứng khoán:Việc chuyển nhượng cổ phần này tuân theo quy định của Luật Chứng khoán. Theo đó, người muốn chuyển nhượng cổ phần thông qua đơn vị phát hành chứng khoán, đăng ký với Uỷ ban chứng khoán nhà nước để chào bán cổ phần ra thị trường.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng cổ phần còn có thể thực hiện thông qua các hình thức như: Bản án, quyết định có hiệu lực của Toà án; thông qua thủ tục Khai nhận di sản thừa kế là cổ phần hoặc Hợp đồng tặng cho cổ phần.

5. Thủ tục mua cổ phần trên thực tế

Phương thức nhận chuyển nhượng cổ phầnthông qua hợp đồng chuyển nhượng:

Bước 1: Các bên xem xét các điều kiện chuyển nhượng cổ phần và thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự;

Bước 2: Thanh toán và ký biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

Bước 3: Ghi nhận thông tin cổ đông mới vào sổ đăng ký cổ đông của công ty. Kể từ đây cổ đông

Phương thức mua cổ phần [cổ phiếu]thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán:

Chuyển nhượng cổ phần thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán, đơn vị có nhu chào chào bán sẽ liên hệ với các công ty phát hành chứng khoán và thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước theo quy định để chào bán cổ phiếu ra thị trường. Hiện nay, để mua cổ phần theo phương thức này, người mua có thể đến trực tiếp sàn giao dịch chứng khoán để mua hoặc thực hiện đăng ký mua cổ phiếu thông qua các ứng dụng online. Để có thể mua được cổ phiếu thông qua phương thức này, quý khách hàng cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản chứng khoán [mở tài khoán]

Để mở tài khoản chứng khoán, người mua có thể đến trực tiếp phòng giao dịch của công ty chứng khoán, mang theo căn cước công dân để làm thủ tục. Hoặc cũng thể thể sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh trong trường hợp này, quý khách hàng liên hệ phòng giao dịch của công ty chứng khoán để được hướng dẫn làm thủ tục xác nhận chữ ký.

Sau khi hoàn tất bước 1, người mua sẽ được cung cấp tên/số tài khoản và mật khẩu để đăng ký tài khoản để đăng nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán.

Bước 2: Tải và cài đặt phần mềm giao dịch chứng khoán

Tìm hiểu giao diện và các tính năng trong phần mềm

Bước 3: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán

Bước 4: Tiến hành giao dịch mua cổ phiếu thông qua phần mềm chứng khoán

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề