Tịnh Thân nghiệp Chân ngôn là gì

Tịnh Tam nghiệp là dẹp yên Tam nghiệp cho tâm hồn ta được trong sạch. Tam nghiệp là gì? Là Ba nghiệp chướng làm cho con người vì đó mà phải chịu ác quả.

Tam Nghiệp là Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp.

Thân nghiệp: Thân nghiệp do ba nguyên nhơn cấu tạo:

1. – Sát sanh.

2. – Trộm cắp.

3. – Dâm dục.

Sát sanh: Đã có Thánh giáo Đức Chí Tôn cấm sát sanh. Đây xin bàn thêm. Người tu hành có lòng bác ái thấy loài Tứ sanh bị sát hại, rất nên thương xót, tự mình tìm phương cứu hộ, hoặc lấy của chuộc mạng cho chúng thay, thì đâu nỡ nào giết chúng cho đành?

Kinh Phật: [Dhammika Sutla] có dạy: “Người chủ nhà không nên tự mình giết một con vật nào, cũng không nên đồng lòng cho người khác giết, hoặc xúi họ giết”.

Trộm cắp: Trộm cắp vốn do lòng tham lam mà ra.

Đã có Thánh giáo cấm tham lam. Đây xin phụ thêm vài chi tiết. Người tu hành vì lòng bác ác tự xuất của tiền bố thí cho kẻ nghèo, thì đâu còn ham muốn tài vật của người khác? Dầu trong lúc chiêm bao cũng không mơ tưởng của hoạnh tài, huống lựa là khi thức tỉnh mà khởi lòng trộm cắp?

Dâm dục: Đã có Thánh huấn cấm tà dâm. Đây xin bàn thêm. Dâm dục chẳng những là một trọng tội về luân lý, mà còn thâu ngắn đời sống con người. Biết bao người làm điều can danh phạm nghĩa vì dâm dục? Biết bao người khuynh gia bại sản cũng vì dâm dục.

Phàm đạo tặc cướp lấy tiền của là vật bên ngoài của người, thì người phải nghèo, còn sắc dục cướp lấy tinh lực là vật báu bên trong của người, thì người phải chết.

Tóm lại, tránh được sát sanh, trộm cắp và dâm dục là giữ trọn ba điều tịnh giải của Thân, tức giải được cái nghiệp chướng thứ nhất là Thân nghiệp vậy.

Khẩu nghiệp: Khẩu nghiệp do bốn nguyên nhân cấu tạo:

1.- Láo xược.

2.- Đâm thọc.

3.- Lời nói thô ác.

4.- Lời nói không nghĩa lợi.

Láo xược: Đã có Thánh huấn cấm nói dối. Đây xin bàn thêm. Thánh hiền xưa dạy rằng: “Nửa câu nói ra chẳng phải, đủ tổn đức bình sanh” [Bán cú phi ngôn, tổn bình sanh chi đức]. Phương chi ba tấc lưỡi mà việc không nói có, việc có nói không, quấy đổi ra phải, phải sửa thành quấy, thì tổn đức biết bao. Vậy người có Đạo phải nói năng chơn thật, đã khỏi tổn đức lại được người kính tin mến phục.

Đâm thọc: Người tu hành chẳng nên đem chuyện người này thuật lại với người kia, rồi đem chuyện người kia mách thóc với người nọ, cốt làm cho hai đàng giận hờn, thù ghét nhau. Trái lại, nên hòa giải những sự bất bình, xích mích nhau.

Lời nói thô ác: Người tu hành chẳng nên nói những lời thô ác và hung bạo, chỉ có người không giáo dục, thiếu lễ độ mới dùng những lời thô tục. Người nói thô tục gợi ý niệm dâm đảng và hạ thấp phẩm giá con người nói ra. Người trong cửa Đạo bao giờ cũng trọng phẩm giá mình, nên lời nói cần phải nhã nhặn, ôn hòa, dịu ngọt, gây được thiện cảm của người nghe.

Lời nói hung ác như hăm he, nguyền rủa, chứng tỏ rằng người thốt ra những lời ấy có một tâm địa hiểm sâu, ác độc, là cái nguồn sanh ra tội lỗi, mà người tu hành phải tránh.

Lời nói không nghĩa lợi: Những lời nói bông lơn đùa bỡn, thường làm cho người nghe phật ý, vì nó làm chạm đến lòng tự ái của người. Những lời nói xuyên tạc vô nghĩa lý, không đem lợi ích cho ai, mà làm cho người bị xuyên tạc mất thiện cảm với mình, mà thiện cảm là điều cần thiết trong phép xã giao.

Người tu hành muốn cảm hóa ai, hoặc muốn đem ai về chánh nghĩa, cần phải ôn hòa mà dẫn độ, thành thật mà khuyên lơn, người ta mới cảm mến mà nghe theo.

Tóm lại, tránh được láo xược, đâm thọc, lời nói thô ác, và không nghĩa lợi, là giữ trọn bốn điều tịnh giải của Khẩu, tức giải được cái nghiệp chướng thứ nhì là Khẩu nghiệp vậy.

Ý nghiệp: Ý nghiệp do ba nguyên nhơn cấu tạo:

1. – Ganh ghét.

2. – Sân si.

3. – Tà kiến.

Ganh ghét: Người tu hành vốn trọng điều nhơn.

Mình nên, cũng muốn người nên; mình đạt cũng muốn người đạt [Kỷ dục lập, nhi lập nhơn; kỷ dục đạt, nhi đạt nhơn]. Cho nên, thấy người đó có khả năng về việc gì, mình nên giúp cho người chóng thành công việc ấy, chớ không nên đem lòng ganh tị, kiếm chuyện soi bói, hoặc tìm cách cản trở bước đường tiến thủ của người.

Người Đạo phải tránh ích kỷ mà trọng vị tha.

Sân si: Thánh hiền xưa ghép chung 2 chữ Sân [giận] và Si [ngu dại] thật chí lý. Hẳn vậy, sự giận làm cho con người mất trí khôn mà ra ngu dại. Hoặc giả chỉ có người ngu dại mới hay giận dữ.

Tục ngữ có câu: “No mất ngon, giận mất khôn”.

Chúng ta thử tưởng tượng một người trong khi giận dữ: Trán nhăn, mắt nháng lửa, gân mặt nổi lên, sắc mặt đỏ ngầu, hay xanh nhợt, tay chân run rẩy, lời nói lập cập, khi cộc cằn thô lỗ, khi dứt nổi không chừng. Con người lúc này, không còn tự chủ, cho nên phát ra những cử chỉ và hành động đáng tiếc. Cái tâm phát hỏa rồi, thì phải trái nan phân; trí khôn lúc bấy giờ bị nộ khí choán hết, thành ra xử sự quấy, nói năng quấy mà tổn âm đức. Nên nhớ rằng: Nóng như Trương Phi là cái nóng giết mình, nguội như Trương Lương là cái nguội nên danh.

Tà kiến: Người tu hành phải biệt phân chơn ngụy để khỏi lạc vào tà kiến. Nên tin theo giáo lý của bề trên dạy, vì những giáo lý ấy, một phần do Đấng Thiêng Liêng giảng dạy, một phần do các bậc Đạo trưởng đã dùng lý trí sáng suốt mà thành lập đúng theo chơn truyền, đàn em cứ tin theo là khỏi sai lầm.

Có người tín ngưỡng minh mông, nghe nói lý thuyết nào mới lạ, phép tắc chi linh nghiệm, là vội tin theo, đến đổi bỏ Đạo mình, chạy theo những điều mà họ lầm cho là huyền diệu.

Đức Chí Tôn có dạy rằng:

“Phần nhiều trong các con chẳng lo thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào nhà là chủ ý cầu một sự ích riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ chẳng hiểu là một nguồn trong sạch để rửa các lỗi phàm của các con”.

Lại có người còn mê tín bóng chàng, coi bói, cầu vái cho xu kiết tị hung. Nên biết rằng theo Luật Nhơn quả, theo phép công bình cảm ứng, nếu ta hằng ngày cứ lo hành Thiện không phụ ác, không tưởng ác, không hành ác, thì thế nào ta không gặp việc lành, việc tốt, cần chi phải cúng sao cúng hạn cầu quẻ, xin xăm, coi tướng, coi số, lựa ngày, lựa giờ, cúng sao cúng hạn, mà ta tự gây ác cho ta hoài, thì sao hạn có đem thiện quả cho ta được không?.

Lựa ngày lành tháng tốt để làm một việc chi mà nếu ta cứ bo bo tích ác, thì chắc gì ngày lành tháng tốt ấy giúp ích được ta?

Vẫn nghĩ rằng việc bói khoa cũng có khi linh nghiệm, nhưng người tu hành thì cứ giữ phận yên ổn mà đi tới, phước thì hưởng phước, gặp họa thì lãnh họa, không cần tìm hỏi việc tốt xấu, cứ thuận theo Thiên Lý mà lưu hành. Mạnh Tử có nói rằng: “Tận kỳ đạo nhi tử giả, chánh mạng giả”. Nghĩa là: Giữ trọn một chủ nghĩa đạo đức, mà chết là chánh mạng vậy.

Tóm lại, tránh được ganh ghét sân si, tà kiến là giữ được điều tịnh giải của Ý, tức giải được cái nghiệp-chướng thứ ba là Ý nghiệp vậy.

Tổng kết:

Tịnh được Tam nghiệp rồi, ta tự thấy nhẹ nhàng thơ thới, tinh thần an tịnh như nước không sóng dợn, nước tự nhiên trong, như gương không bụi vậy, gương tự nhiên sáng. Nước trong gương sáng, thì các vật tượng đều hiện vào đó cả. Cho nên người tịnh được Tam nghiệp tự thấy mình phát huệ.

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa tịnh khẩu nghiệp chân ngôn. Ý nghĩa của từ tịnh khẩu nghiệp chân ngôn theo Tự điển Phật học như sau:

tịnh khẩu nghiệp chân ngôn có nghĩa là:

[淨口業真言] Thần chú làm cho nghiệp miệng được thanh tịnh, gồm 14 chữ: Tu lị tu lị ma ha tu lị tu tu lị tát bà ha. Cứ theo Tiêu thích kim cương khoa nghi hội yếuchúgiải quyển 2, người tụng trì chân ngôn này thì tất cả nghiệp miệng đềuđược thanh tịnh, còn nếu không trì tụng chân ngôn này thì cho dù có dùng hết nước sông Hằng để súc miệng cũng không được thanh tịnh.

Trên đây là ý nghĩa của từ tịnh khẩu nghiệp chân ngôn trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

tả tả ta tạ tả ta

[Trước khi vào tụng các kinh, chúng ta tụng nghi thức khai kinh nầy trước. Sau đó mới vào thẳng trong chánh văn của các kinh. Đây là nghi thức phổ thông nhứt. Trừ trường hợp đặc biệt, một số kinh có nghi thức khai kinh riêng của kinh đó.]

TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:

Án lam.

Bạn đang xem: Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn

Video liên quan

Chủ Đề